Nội dung chính
  • 1. Chuyển hóa của Metformin trong cơ thể 
  • 2. Cơ chế hoạt động của Metformin
  • 3. Sử dụng Metformin ở bệnh nhân có bệnh thận mạn
Nội dung chính
  • 1. Chuyển hóa của Metformin trong cơ thể 
  • 2. Cơ chế hoạt động của Metformin
  • 3. Sử dụng Metformin ở bệnh nhân có bệnh thận mạn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lưu ý khi sử dụng Metformin ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Nam học,Chuyên khoa Nội tổng hợp,Thận Tiết niệu
Metformin được chấp nhận trên toàn cầu là lựa chọn đầu tiên cho tất cả các phác đồ điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Ưu điểm của metformin là nguy cơ hạ đường huyết thấp, giảm được cân nặng, tính hiệu quả và chi phí thấp. Dữ liệu của nghiên cứu UKPDS chỉ ra rằng điều trị đái tháo đường dựa trên nền tảng metformin làm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch. Nhiều bác sĩ nội tiết sợ sử dụng metformin ở những bệnh nhân có vấn đề về thận ngay cả khi họ chỉ bị albumin niệu.
Nội dung chính
  • 1. Chuyển hóa của Metformin trong cơ thể 
  • 2. Cơ chế hoạt động của Metformin
  • 3. Sử dụng Metformin ở bệnh nhân có bệnh thận mạn

1. Chuyển hóa của Metformin trong cơ thể 

Metformin được hấp thu chậm khi dùng đường uống. Sinh khả dụng của thuốc thấp (50% -60%). Metformin đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương từ một đến ba giờ sau khi uống, nếu được bào chế dưới dạng phóng thích ngay lập tức hoặc trong 4-8 giờ với dạng phóng thích kéo dài. Metformin không gắn với albumin hoặc bất kỳ phân tử protein nào khác trong huyết tương. Ở những bệnh nhân có bệnh thận mạn trung bình và nặng, thuốc bị tích lũy trong cơ thể với thời gian lâu hơn so với người bình thường. Metformin không được chuyển hóa ở gan. Metformin được bài tiết qua ống thận và được tìm thấy trong nước tiểu ở dạng không có sự thay đổi về cấu trúc. Sau 24 giờ, nếu chức năng thận bình thường, metformin không còn được phát hiện trong máu (sau khi dùng một liều duy nhất). Thời gian bán hủy của metformin trong huyết tương khoảng 6 giờ.

Metformin được hấp thu chậm khi dùng đường uống

Metformin được hấp thu chậm khi dùng đường uống

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Cơ chế hoạt động của Metformin

Các cơ chế phân tử về hoạt động của metformin khá phức tạp. Metformin xâm nhập vào tế bào gan và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phosphoryl hóa và kích hoạt protein kinase hoạt hóa AMP (AMPK). Sự hoạt hóa này dẫn đến nhiều tác động liên quan đến chuyển hóa glucose và lipid. Metformin ức chế sự tân tạo glucose của gan cũng theo cách trực tiếp. Metformin ức chế phức hợp I của chuỗi hô hấp trong ty thể. Sự ức chế này, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ AMP so với ATP, kích hoạt AMPK.

Các cơ chế phân tử về hoạt động của metformin khá phức tạp

Tất cả các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ suy thận cấp phải ngừng tạm thời metformin

Sự ức chế này cũng dẫn đến tăng chuyển hóa kỵ khí của glucose trong tế bào chất và sản xuất acid lactic. Do đó, metformin có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm acid lactic khi chức năng loại thải acid lactic của thận bị giảm (bệnh thận mạn, giảm mức lọc cầu thận) hoặc chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng (axit lactic được sử dụng trong tế bào gan để tân tạo glucose). Nguy cơ nhiễm acid lactic cũng tăng ở những bệnh nhân bị thiếu oxy mô (sốc, suy tim nặng, nhiễm trùng huyết, hạ huyết áp liên quan đến phẫu thuật).

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Sử dụng Metformin ở bệnh nhân có bệnh thận mạn

Các khuyến nghị hiện tại về việc sử dụng metformin đối với bệnh nhân mắc bệnh thận mạn được trình bày ở bảng dưới đây:

Mức lọc cầu thận 

(mL/min/1.73 m2 da)

Sử dụng Metformin

> 60 (CKD gđ I và II)

Không có chống chỉ định

Kiểm tra chức năng thận hằng năm

45-60 (CKD gđ IIIa)

Giảm liều Metformin (không quá 1.5 – 2 g/ngày)

Kiểm tra chức năng thận mỗi 3 – 6 tháng

30-45 (CKD gđ IIIb)

Giảm liều Metformin (không quá 1 – 1.5 g/ngày)

Không dùng cho bệnh nhân mới phát hiện ĐTĐ

Kiểm tra chức năng thận mỗi 3 – 6 tháng

< 30 (CKD gđ IV và V)

Dừng Metformin

Tất cả các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ suy thận cấp phải ngừng tạm thời metformin. Các tình huống lâm sàng liên quan đến tăng nguy cơ suy thận cấp bao gồm suy gan, sử dụng các thuốc cản quang và thuốc kháng sinh. Bù dịch cũng như hỗ trợ cung lượng tim rất hữu ích trong tình huống lâm sàng này. Mặc dù lượng nước tiểu và creatinin huyết thanh thiếu độ nhạy và độ đặc hiệu trong suy thận cấp, song chúng vẫn là thông số được sử dụng nhiều nhất trong thực hành lâm sàng.

Các tình huống lâm sàng liên quan đến tăng nguy cơ suy thận cấp

Các tình huống lâm sàng liên quan đến tăng nguy cơ suy thận cấp

Cuối cùng, khi thay đổi liều những thuốc ảnh hưởng đến huyết áp và khả năng tưới máu thận, chúng ta phải theo dõi chặt chẽ chức năng thận và giảm liều metformin (sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc tăng liều lợi tiểu, bắt đầu sử dụng thuốc ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể, suy tim mất bù với việc phải nhập viện thường xuyên,… ).

Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/08/2022 - Cập nhật 08/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những lưu ý khi sử dụng Metformin ở bệnh nhân có bệnh thận...

Những lưu ý khi sử dụng Metformin ở bệnh nhân có bệnh thận...

Metformin được chấp nhận trên toàn cầu là lựa chọn đầu tiên cho tất cả các phác đồ điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Ưu điểm của metformin là nguy cơ hạ...

27/08/2022

834 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG