Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường
  • 2. Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường phải xét nghiệm hormon tuyến giáp?
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường
  • 2. Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường phải xét nghiệm hormon tuyến giáp?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường lại phải xét nghiệm hormon tuyến giáp?

Để giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường gây ra Tổ chức Y tế thế giới đề nghị quản lý, theo dõi chặt chẽ đường máu và yêu cầu tuân thủ điều trị, người thầy thuốc phải chỉ định kiểm tra các xét nghiệm để phát để giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh đái tháo đường.
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường
  • 2. Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường phải xét nghiệm hormon tuyến giáp?

1. Đái tháo đường là bệnh lý như thế nào?

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả

Theo WHO (2002): “Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh”.

2. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường

a. Đái tháo đường type1

·         Di truyền

·         Môi truờng

·         Miễn dịch

b. Đái tháo đường type2

Yếu tố di truyền là trội được gợi ý sau khi nghiên cứu ở các cặp song sinh giống nhau, nếu một người mắc đái tháo đường thì 100% người còn lại cũng mắc đái tháo đường.

Các Yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2:

·         Thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2).

·         Tăng vòng eo (≥ 90 cm đối với nam; ≥ 80 cm đối với nữ).

·         Tăng huyết áp

·         Rối loạn lipid máu

·         Tiền sử gia đình có người thân trực hệ bị bệnh đái tháo đường type 2

·         Đã từng được chẩn đoán rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn dung nạp glucose.

·         Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang

·         Phụ nữ có tiền sử sinh con > 4kg hoặc có tiền sử đái tháo đường thai kỳ

c. Đái tháo đường thai nghén

Đái tháo đường thai nghén (ĐTĐTN) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu với các mức độ khác nhau, khởi phát hay được phát hiện đầu tiên khi có thai; dù dùng insulin hay chỉ tiết thực để điều trị và ngay cả khi đái tháo đường vẫn còn tồn tại sau khi sinh. Định nghĩa này không loại trừ tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Như vậy chúng ta đều thấy dù là bệnh đái tháo đường do nguyên nhân gì, ở lứa tuổi nào thì bệnh gây ảnh hưởng toàn trạng, cho đến nay bệnh chưa có thuốc nào điều trị khỏi, người bệnh phải uống thuốc suốt đời.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường phải xét nghiệm hormon tuyến giáp?

Để giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường gây ra Tổ chức Y tế thế giới đề nghị quản lý, theo dõi chặt chẽ đường máu và yêu cầu tuân thủ điều trị, người thày thuốc phải chỉ định kiểm tra các xét nghiệm để phát để giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh đái tháo đường như: mỡ máu, tim mạch, siêu âm giáp, bụng và siêu âm vú với nữ, chụp film phổi (ngừa lao), tiêm chủng… trong đó bắt buộc hàng năm phải xét nghiệm hocmon giáp T3,FT4 và TSH một lần vì:

  • Bệnh đái tháo đường là bệnh có yếu tố miễn dịch
  • Bệnh đái tháo đường type 2 thường sảy ra >40 tuổi lứa tuổi này đối với nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và đối với nam sẽ là mãn dục. Giai đoạn này thường khả năng miễn dịch giảm và xuất hiện nhiều bệnh lý tuyến giáp như: viêm giáp, suy giáp hay cường giáp. Bệnh cần phát hiện sớm để được điều trị.

Bệnh đái tháo đường thường tạo ra các phản ứng miễn dịch gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp, phát sinh bệnh cường giáp và suy giáp. Tuyến giáp làm sai chức năng phát sinh ra nhiều hậu quả tiêu cực như suy yếu cơ bắp, gây sưng cổ, ra mồ hôi, mệt mỏi, nhạy cảm với nóng, lạnh, giảm thính lực, tăng cân, phàm ăn và mất ngủ.

Do tiểu đường là căn bệnh bệnh mãn tính, không thể khỏi hẳn nên người bệnh phải sống chung. Muốn giảm thiểu biến chứng, người bệnh phải an tâm, kiên trì điều trị phù hợp với điều kiện của bản thân.

Theo dõi và kiểm soát đường huyết ở ngưỡng tối ưu nhất thông qua chế độ ăn uống cân bằng và khoa học, duy trì cuộc sống vận động, năng hoạt động thể lực để đảm bảo trọng lượng cơ thể hợp lý nhất. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để tầm soát và phát hiện sớm những biến chứng, giữ vệ sinh và chăm sóc bàn chân tốt, tuyệt đối không được hút thuốc lá.

Bạn cảm thấy lo lắng cho tình trạng bệnh lý của mình mà trong thời điểm dịch bệnh khó có thể đến trực tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh? Bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được các Bác sĩ thực hiện tư vấm khám bệnh qua video call thông qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết

Thông qua cuộc gọi video trên ứng dụng (app), bác sĩ có thể xem diễn biến, tình trạng của người bệnh qua quan sát và trao đổi trực tuyến với để đưa ra chẩn đoán ban đầu, định hướng và tư vấn hướng dẫn chăm sóc người bệnh và kê đơn thuốc trực tuyến.

Người bệnh cũng dễ dàng lựa chọn dịch vụ, lựa chọn bác sĩ và xem đơn thuốc. Hoàn toàn chủ động về thời gian đồng thời nhận được sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác nhất, người bệnh nên mô tả chi tiết, đầy đủ triệu chứng đang gặp phải, có thể gửi ảnh kết quả xét nghiệm gần đây nhất cho bác sĩ.

Việc khám bệnh online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/09/2021 - Cập nhật 23/09/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Biến chứng của bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào type ĐTĐ, sự tuân thủ điều trị và thời gian mắc ĐTĐ. Trẻ tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết trong ngưỡng thích hợp...

21/10/2021

1197 Lượt xem

5 Phút đọc

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Căn bệnh mang cái tên không xa lạ trong xã hội của chúng ta: Đái tháo đường. Với nguy cơ mắc bệnh đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt một ai. Gây đến cho cơ thể...

01/10/2021

1096 Lượt xem

5 Phút đọc

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Đái tháo đường- căn bệnh với cái tên không còn xa lại với chúng ta nữa. Bệnh với tỷ lệ mắc khá cao, đối tượng mắc đa dạng, với những triệu chứng và biến chứng...

30/09/2021

1021 Lượt xem

8 Phút đọc

Một số hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân đối với người...

Một số hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân đối với người...

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm, diễn biến âm thầm và phố biển trên toàn cầu Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là ...

30/09/2021

963 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG