Nội dung chính
  • 1. Người có hành vi xa lạ là những người bệnh bị ảnh hưởng như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến người bệnh có hành vi xa lạ
  • 3. Những biểu hiện ở người có hành vi xa lạ
  • 4. Hậu quả của người có hành vi xa lạ
  • 5. Kỹ thuật chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ 
  • 6. Vai trò của y tế cộng đồng và nhân viên phục hồi
Nội dung chính
  • 1. Người có hành vi xa lạ là những người bệnh bị ảnh hưởng như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến người bệnh có hành vi xa lạ
  • 3. Những biểu hiện ở người có hành vi xa lạ
  • 4. Hậu quả của người có hành vi xa lạ
  • 5. Kỹ thuật chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ 
  • 6. Vai trò của y tế cộng đồng và nhân viên phục hồi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ

Những người bệnh có hành vi xa lạ là những người mắc bệnh tâm thần, những biến đối có thể gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc và sinh hoạt trong đời sống của họ. Đa phần những người mắc bệnh không thể nhận ra được sự bất thường về bệnh lý khuyết tật của mình. Tình trạng bệnh diễn ra có thể từ hàng tháng trước hoặc có thể đột ngột diễn ra. Người bệnh cũng có thể có những biểu hiện bình thường, khiến việc chẩn đoán, điều trị gặp khó khăn.
Nội dung chính
  • 1. Người có hành vi xa lạ là những người bệnh bị ảnh hưởng như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến người bệnh có hành vi xa lạ
  • 3. Những biểu hiện ở người có hành vi xa lạ
  • 4. Hậu quả của người có hành vi xa lạ
  • 5. Kỹ thuật chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ 
  • 6. Vai trò của y tế cộng đồng và nhân viên phục hồi

1. Người có hành vi xa lạ là những người bệnh bị ảnh hưởng như thế nào?

Người có hành vi xa lạ là người do hoạt động của não bị tổn thương nên có biến đổi bất thường về lời nói, cảm xúc, hành vi, tác phong. 

2. Nguyên nhân khiến người bệnh có hành vi xa lạ

Chấn thương về tâm lý.

- Chấn thương về tâm lý. 

- Chấn thương sọ não. 

- Nhiễm trùng, nhiễm độc.

- Các tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện rượu. 

- Các yếu tố di truyền.

- Các bệnh của nội tạng, nội tiết ... 

3. Những biểu hiện ở người có hành vi xa lạ

Vui vẻ bất thường, múa hát, nói năng ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ, không nói năng gì.

- Nhức đầu, mất ngủ, thay đổi tính tình. 

- Vui vẻ bất thường, múa hát, nói năng ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ, không nói năng gì.

- Nghe thấy tiếng nói hay nhìn thấy những hình ảnh mà không có trong thực tế. 

- Tự do mình có tài năng xuất chúng hoặc cho nó người theo dõi, đám hại mình.

- Lên cơn kích động hoặc nằm im không ăn uống gì

- Kém phát triển trí tuệ. 

4. Hậu quả của người có hành vi xa lạ

- Mất khả năng lao động học tập.

- Cuộc sống gia đình bị xáo trộn, khổ tâm vật vã cho người thân. 

- Gây tốn kém cho gia đình, xã hội do phải điều trị lâu dài.

- Gây mất an ninh trật tự cho xã hội vì người bệnh có thể gây tai nạn và tội ác, hay gây thương tích cho người thân.

5. Kỹ thuật chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ 

Kỹ thuật chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ

a. Y tế: chủ yếu là chăm sóc và sử dụng thuốc

Chăm sóc vệ sinh ăn uống cho người bệnh rất quan trọng vì khi nhân cách thay đổi người tàn tật không còn tự chăm sóc bản thân và giữ vệ sinh cá nhân.

- Cần huấn luyện cho người tàn tật tự ăn uống. Họ thường xuyên không ăn uống đúng lúc và không ăn những thứ cần thiết để đảm bảo sức khỏe người tàn tật thường không để ý đến cách ăn uống nên hay làm đổ thức ăn, nước uống làm bẩn quần áo. Cần dạy cho họ thói quen ăn uống, vệ sinh và ăn cơm chung cùng với gia đình.

- Giữ vệ sinh: người tàn tật thường xuyên trong bẩn thỉu và lôi thôi bởi vì họ không còn biết lo lắng đến việc giữ gìn vệ sinh nữa. Huấn luyện cho họ làm những việc dễ dàng như: tắm rửa, đánh răng, chải đấu, rửa tay trước và sau khi ăn, tự đi đại tiểu tiện.

- Tự mặc quần áo, người có hành vi xa lạ thường mặc những qu áo và trang phục bất thường hoặc quần áo bẩn thỉu. Huấn luyện cho người tàn tật trở lại với cách ăn mặc như trước lúc bị bệnh.

b. Điều quan trọng là phải cho người bệnh thống thuốc đi lại, đủ thời gian 

- Thuốc thường dùng: Aminazin viên 25mg ( ống 50mg) Điều trị tâm thần phân liệt:

  • Liều tấn công 300-500 mg/ ngày. 
  • Liều củng cố 150- 300 mg /ngày.
  • Liều duy trì (điều trị ngoại trú): 25-50 mg/ngày chia làm 3 lần trong ngày: sáng 1/4 liều, trưa 1/4 liều và tối 1/2 liều.

Nếu dùng liều duy trì chỉ cần uống buổi tối.

- Tác dụng phụ: gây nên hội chứng Parkinson và gây hạ huyết áp ở một số người sử dụng lâu dài vì vậy phải giảm liều.

Thời gian điều trị tiếp tục sau hai năm hết triệu chứng.

- Phải làm sao để họ đủ thuốc chữa bệnh và bảo đảm chắc chắn họ sử dụng thuốc theo cách mà họ đã được hướng dẫn.

- Cán bộ y tế sẽ hẹn họ đến khám vào những ngày nhất định, hãy nói với họ để đảm bảo chắc chắn rằng những ngày đó họ sẽ đi khám.

c. Trong lĩnh vực xã hội và gia đình

Phải giải thích cho mọi người trong cộng đồng rồ, thay đổi hành vi là do bệnh chứ không phải do ý đó. Làm sao để mọi người trong cộng đồng quan tâm giúp đỡ người bệnh, cùng chăm sóc người bệnh và làm cho họ hòa nhập vào xã hội.

Gia đình cần chấp nhận thay đổi hành vi là hậu quả của bệnh, làm cho người bệnh có cảm giác yêu thương và là thành viên của gia đình và cộng đồng.

  • Cán bộ y tế trước tiên phải giải thích cho gia đình rõ về bệnh tật, làm sao để gia đình chia sẻ cùng cán bộ y tế,cán bộ phục hồi một phần trách nhiệm đối với người bệnh.
  • Gia đình tiếp tục dành cho họ tình cảm, sự yêu thương, sự quan tâm chăm sóc và phải làm cho người tàn tật cảm thấy họ thuộc về gia đình và đưa lại cho họ cảm giác được bảo đảm an toàn hơn, 

d. Trong lĩnh vực kinh tế

- Thuyết phục người bệnh trở lại vai trò trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Tham gia sinh hoạt càng sớm thì phục hồi càng nhanh,

- Làm cho người tàn tật quan tâm đến cuộc sống và chủ động trong cuộc sống là rất quan trọng. Hãy khuyến khích người tàn tật tìm việc làm để làm và tự làm không cần sự giúp đỡ.

- Huấn luyện người tàn tật giúp đỡ các công việc nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Những điểm cần nhớ:

  • Đa số người bệnh tâm thần: xử trí thành công tại nhà và địa phương, nằm viện chỉ để chẩn đoán hay trong giai đoạn cấp, có thể điều trị ngoại trú.
  • Ngăn cản chính sự thành công trong điều trị và phục hồi là thái độ của gia đình, xã hội và cộng đồng.
  • Sự dịu dàng yêu thương và thông cảm là quan trọng cho nhân viên phục hồi tiếp xúc với người bệnh. Hãy làm cho người bệnh tin tưởng, hợp tác và phát triển thái độ thích hợp, hãy biểu lộ ước mong chân thành giúp đỡ
  • Sự từ chối của gia đình, bạn bè làm cho người bệnh nghi ngờ hơn, tỏ vẻ thù địch không hợp tác và sẵn sàng tấn công.
  • Phục hồi chức năng thành công khi có sự hợp tác của gia đình, cộng đồng và bạn bè. 

6. Vai trò của y tế cộng đồng và nhân viên phục hồi

Phát hiện: có thể người bệnh không đến nhân viên phục hồi để nhờ giúp đỡ, do vậy nhân viên phục hồi phải cố gắng đặc biệt tìm đến họ. 

Đánh giá: đánh giá chi tiết người bệnh, sự giúp đỡ của gia đình đối với người bệnh, mối quan hệ giữa người bệnh và nhân viên y tế, sự tiến bộ của quá trình phục hồi,

- Những điểm cần nhớ khi đánh giá và phục hồi

  • Tạo cho người bệnh có cảm giác là nhân viên y tế tôn trọng họ. 
  • Bình tĩnh, kiên nhẫn, không vội vàng hấp tấp. 
  • Để cho người bệnh nói và kể những điều phiền toái 
  • Đừng tranh luận.
  • Đừng để cho đám đông tụ tập xung quanh người bệnh. 
  • Thay vì hỏi sức khỏe, hỏi gợi ý để khai thác những triệu chứng thực tế như kém ăn.
  • Đừng hỏi những chi tiết không cần thiết. 
  • Đừng hỏi quá lâu có thể gây kích thích người bệnh.
  • Tìm hiểu bệnh nhân, chuyện gia đình, nghề nghiệp, sự thất vọng, điều gì dẫn đến bệnh nhân tâm thần.
  • Đừng để người bệnh mất niềm tin, đừng gây lúng túng. - Nếu khó khăn gửi đi khám chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị 
  • Phải điều trị thuốc lâu dài.
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc như: khô miệng, táo bón, nặng hơn là co cứng các chi, hay co giật, đi lảo đảo, mất thăng bằng tiếng nói không bình thường, người bệnh lờ đờ. Hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa để đổi liêu cấp cứu. 

Theo dõi tác dụng phụ của thuốc như: khô miệng, táo bón, nặng hơn là co cứng các chi, hay co giật, đi lảo đảo, mất thăng bằng tiếng nói không bình thường, người bệnh lờ đờ. Hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa để đổi liêu cấp cứu.

Phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ thực chất là thay đổi quan niệm, cách cư xử của cộng đồng xã hội đối với họ. Đảm bảo cho người bệnh điều trị thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng thời gian. Khi người bệnh đã khá lên, động viên họ thực hiện vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Ngoài ra trong vật lý trị liệu phải kể đến massage trị liệu. Liệu pháp có nhiều loại hình để giải quyết vấn đề khác nhau của cơ thể người bệnh. 2 loại hình nổi bật của masage là trị liệu và thư giãn. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau mỏi cơ khớp, thì massage trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả. Massage trị liệu hay nói theo cách khác là massage vật lý trị liệu.  Phương pháp này sử dụng các động tác bấm huyệt, xoa bóp kết hợp với việc sử dụng kết hợp các loại tinh dầu để làm sảng khoái tinh thần. Massage trị liệu giúp đả thông kinh huyệt, thư giãn và làm lưu thông tuần hoàn máu, kéo giãn cột sống, đặc biệt là giúp giảm triệu chứng đau vai gáy nhanh và hiệu quả. Nếu bạn thực hiện massage trị liệu thường xuyên 2 lần/tuần giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/10/2021 - Cập nhật 25/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2760 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2786 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1169 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2345 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG