Nội dung chính
  • 1. Khái niệm bệnh loãng xương
  • 2. Triệu chứng bệnh loãng xương
  • 3. Nguyên nhân gây loãng xương
Nội dung chính
  • 1. Khái niệm bệnh loãng xương
  • 2. Triệu chứng bệnh loãng xương
  • 3. Nguyên nhân gây loãng xương
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua về bệnh loãng xương

Loãng xương gây ra nhiều biến chứng và hậu quả nặng nề đối với người bệnh. Bạn thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức vùng lưng, vai gáy, tê bì chân tay, thậm chí các triệu chứng nặng nề như xẹp lún cột sống, giảm chiều cao,... đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống. Thấu hiểu được những băn khoăn, lo lắng của người bị bệnh loãng xương, ISOFHCARE mong muốn cung cấp những thông tin bổ ích thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Khái niệm bệnh loãng xương
  • 2. Triệu chứng bệnh loãng xương
  • 3. Nguyên nhân gây loãng xương

1. Khái niệm bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương bị mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Bệnh gây ra nhiều hậu quả nặng nề, khiến xương giòn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. 

Theo thống kê, gãy xương là một biến chứng thường gặp và nặng nề của loãng xương: 20% gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu, 50% mất khả năng đi lại, 25% cần sự trợ giúp của y tá chăm sóc tại nhà, chi phí điều trị cực kỳ tốn kém. Vì vậy việc phát hiện và điều trị loãng xương sớm là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

Loãng xương là căn bệnh tiến triển thầm lặng.

Loãng xương là căn bệnh tiến triển thầm lặng.

Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức cơ thể không rõ ràng. Một số dấu hiệu như giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống được phát hiện hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.

Theo đông y, loãng xương thuộc chứng “cốt nuy” có liên quan tới 3 tạng là thận, tỳ và can. Về nguyên tắc điều trị cần phải sử dụng các nhóm thuốc khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc, tăng hấp thụ canxi. Đồng thời bổ trợ thêm nhóm thuốc bổ thận mạnh gân cốt, bởi can - thận làm chủ cốt tủy nuôi dưỡng gân cốt. 

2. Triệu chứng bệnh loãng xương

Loãng xương thường có triệu chứng không rõ ràng vì thế người bệnh thường nhầm lẫn với những căn bệnh xương khớp thông thường khác, nhất là ở người lớn tuổi. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương.

- Đau vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể như: cột sống cổ, thắt lưng, xương chậu, hông, đầu gối. Đau âm ỉ, kéo dài tăng dần khi vận động, đi lại, đứng sau khi ngồi lâu, thuyên giảm khi nằm nghỉ.

- Đau nhức đầu xương, một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân. 

- Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún), giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.

- Sụt cân, vã mồ hôi, buồn bã chân tay, chuột rút, các khớp thường xuyên có dấu hiệu kêu lục cục.

Bệnh nhân bị sụt cân.

Bệnh nhân bị sụt cân.

- Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa.

- Người có dấu hiệu bị loãng xương rất khó thực hiện tư thế cúi gập hoặc xoay hẳn người. Thường xuất hiện cơn đau  nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế.

- Cảm giác tê bì chân tay, có thể gây mất cảm giác.

- Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

3. Nguyên nhân gây loãng xương

Theo cơ chế sinh lý bình thường, xương cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi vì nguyên nhân nào đó, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng. 

Liên hệ đặt khám qua tổng đài IVIE - Bác sĩ ơi: 1900 3367

1900 3367

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng loãng xương:

- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không cung cấp đủ lượng canxi tối thiểu cho cơ thể.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không cung cấp đủ lượng canxi tối thiểu cho cơ thể.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không cung cấp đủ lượng canxi tối thiểu cho cơ thể.

- Lối sống “lười” ít vận động, khiến cơ thể và hệ xương khớp không phát triển.

- Việc mang vác vật nặng hoặc lao động vất vả là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ xương khớp và có nguy cơ gây loãng xương.

- Theo nghiên cứu, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới. Đặc biệt, tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh đang ở con số đáng kinh ngạc.

- Quá trình lão hóa khiến lượng canxi thiếu hụt, cùng với quá trình tái tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến mật độ xương giảm sút.

- Lượng canxi trong thức ăn có thể không cung cấp đủ cho cơ thể người lớn tuổi, nếu không bổ sung canxi từ nguồn thực phẩm khác, nguy cơ xảy ra loãng xương vô cùng cao.

Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Tuy nhiên ở người già thì ngược lại, lượng xương mất đi nhanh hơn được tạo ra do đó cần có những chế độ sinh hoạt phù hợp nhằm phòng tránh bệnh loãng xương. Cần thực hiện thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Loãng xương được xem là “sát thủ thầm lặng” vì thế mỗi chúng ta hãy lắng nghe và chăm sóc bản thân hơn nữa để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ của các bạn thông qua trang web của IVIE - Bác sĩ ơi.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/03/2022 - Cập nhật 07/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh loãng xương hiện nay đã vượt mức báo động. Ước tính có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% ...

22/03/2022

1581 Lượt xem

4 Phút đọc

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Loãng xương được biết đến với cái tên khoa học là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độc hắc của xương đưa đến...

21/03/2022

1843 Lượt xem

5 Phút đọc

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn...

21/03/2022

1128 Lượt xem

4 Phút đọc

Những thói quen “giết chết” tế bào xương của bạn mỗi ngày

Những thói quen “giết chết” tế bào xương của bạn mỗi ngày

Loãng xương thường là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn vào các khung này, dẫn tới hiện tượng tăng phần xốp của xương do số lượng...

21/03/2022

1370 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG