Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây viêm mi mắt
  • 2. Phương pháp chẩn đoán viêm mi mắt
  • 3. Phác đồ điều trị bệnh nhân viêm mi mắt
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây viêm mi mắt
  • 2. Phương pháp chẩn đoán viêm mi mắt
  • 3. Phác đồ điều trị bệnh nhân viêm mi mắt
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phác đồ điều trị bệnh nhân viêm mi mắt

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Viêm mi mắt chắc không còn là căn bệnh xa lạ trong môi trường đầy “khói bụi” ngày này. Không chỉ đơn thuần gây ngứa và khó chịu, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Hơn nữa, bệnh rất dễ tái phát và khó điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho bạn đọc về căn bệnh này.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây viêm mi mắt
  • 2. Phương pháp chẩn đoán viêm mi mắt
  • 3. Phác đồ điều trị bệnh nhân viêm mi mắt

1. Nguyên nhân gây viêm mi mắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm mi mắt, dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:

- Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, bụi bẩn ô nhiễm,...

- Thường xuyên trang điểm mà không tẩy trang sạch.

- Cơ thể phát sinh phản ứng viêm đối với những vi khuẩn thường trú trên mí mắt.

- Da ở vùng mi mắt tiết dầu quá nhiều gây tắc và viêm các tuyến bã.

- Nhiễm ký sinh trùng Demodex hoặc các virus Herpes simplex, rận mi.

- Không vệ sinh vùng mắt khiến các dị vật tích tụ.

- Là tác dụng phụ của thuốc.

- Do cơ địa dị ứng với nhiều tác nhân như mỹ phẩm, thuốc, phấn hoa,...

- Có quá nhiều vảy chết xung quanh mắt, đặc biệt là lông mày.

- Rối loạn hormone.

- Các bệnh lý da như viêm da tiết bã, chàm, mụn trứng cá,...

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2. Phương pháp chẩn đoán viêm mi mắt

Thông thường, khi bị viêm mi mắt thường xuất hiện các triệu chứng như: Chảy nước mắt, mắt đỏ, cảm giác như có sạn trong mắt, ngứa mi mắt, xuất hiện các nốt nhầy ở mi mắt. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh trở nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng sưng đỏ mi mắt, bong da quanh mắt, cặn lông mi khi ngủ dậy và nhạy cảm với ánh sáng hoặc có thể có những sợi lông mi mọc bất thường.

Việc chẩn đoán viêm mi mắt chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng tuy nhiên ở một số trường hợp cần có các xét nghiệm hỗ trợ. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán trong khám bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa mắt thường dùng:

- Quan sát kỹ mi mắt, lông mi và cấu trúc xung quanh  mắt.

- Sử dụng các thiết bị phóng đại hoặc đèn khe trong thăm khám.

- Kiểm tra độ ẩm của mắt, kiểm tra tuyến lệ.

- Lấy mẫu bệnh phẩm như chất nhờn hoặc ghèn tích tụ trên lông mi đi xét nghiệm.

3. Phác đồ điều trị bệnh nhân viêm mi mắt

Viêm bờ mi thường là tình trạng mãn tính hoặc diễn tiến, rất khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát bệnh bằng các phương pháp sau đây:

a. Vệ sinh vùng mắt

Để vệ sinh sạch khiến vi khuẩn, bụi bặm hay bã nhờn không có cơ hội tích tụ bạn chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản sau đây:

- Chườm gạc ấm: Sử dụng bông tẩy trang hoặc miếng khăn sạch để chườm ấm lên vùng mắt. Chú ý rằng hãy vắt bớt nước trước khi đặt lên mắt, giữ như vậy trong 1 phút. Việc kiên trì lặp đi lặp lại hành động này mỗi ngày có thể giúp các tuyến bã nhờn được giãn nở, giảm thiểu tình trạng ứ tắc. Ngoài ra, nó còn giúp bong tróc những vảy da chết hay lấy đi bụi bẩn, lông mi rơi rụng,..

Vệ sinh vùng mắt

- Tẩy da chết cho mi mắt và lông mày: Sử dụng tăm bông thấm vào nước ấm và từ từ chà nhẹ lên lông mi theo chiều ngang dọc. Còn đối với lông mày, ngoài tăm bông bạn cũng có thể sử dụng bông tẩy trang hoặc khăn sạch để thay thế. Nếu có chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng xà bông của em bé pha loãng với nước để làm dung dịch rửa mi.

- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng: Trong trường hợp tuyến nhờn bị tắc, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp khắc phục bằng các dụng cụ chuyên dụng như sau:

+ BlephEx: Giúp loại bỏ các vi sinh vật gây hại và màng sinh học, làm thông tuyến nhờn.

+ Lipiflow: Nhờ tác động của nhiệt và áp suất để làm thông thoáng các tuyến nhờn bị tắc nghẽn ở mi mắt.

+ Công nghệ IPL: Với nguồn ánh sáng xung động cùng nhũng bước sóng đa dạng giúp thông tuyến meibomius.

b. Sử dụng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ

Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm mi mắt:

- Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: Với tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng, một số loại thường có mặt trên lâm sàng như azithromycin, erythromycin, bacitracin,...

- Thuốc kháng sinh dạng uống: Tetracycline, minocycline, doxycycline,...

- Corticosteroid: Giúp giảm sưng, giảm viêm nếu các phương pháp chống viêm khác không có giá trị.

- Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm nước mắt nhân tạo giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho mắt hay nước muối sinh lý để vệ sinh mắt hoặc nước nhỏ mắt có chứa steroid,...

c. Liệu pháp dinh dưỡng

Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng nói chung và viêm viêm mi mắt nói riêng, một chế độ đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh sẽ là liệu pháp điều trị tuyệt vời.

- Bổ sung omega-3: Không chỉ có tác dụng kháng viêm, ổn định tuyến nhờn mi mắt, omega-3 còn là chất dinh dưỡng giúp mắt sáng và khỏe đẹp.

- Hạn chế những thực phẩm giàu fructose, chất béo bão hòa, kem,...

- Không nên sử dụng bia rượu, các chất kích thích hay đồ ăn quá cay nóng.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, không những viêm mi mắt mà bất kể căn bệnh nào bạn cũng có thể đầy chúng ra xa. Mong rằng thông qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ phương pháp điều trị bệnh viêm mi mắt. IVIE - Bác sĩ ơi luôn sẵn sàng sát cánh và nghe bạn tâm sự, hãy gọi ngay cho chúng tôi ngay khi cần bạn nhé!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

 

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cảnh giác những triệu chứng gây khô mắt nên biết nếu không...

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, đôi mắt được ví von như “cửa sổ” kết nối con người bên trong bạn với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, hãy bảo vệ đôi mắt của...

Icon thời gian
08/07/2021
1686 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Khô mắt - một bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi ngoài 50, tuy nhiên hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc bệnh cũng gia tăng đột ngột. Người ta thường nói, đôi mắt là cửa...

Icon thời gian
08/07/2021
1309 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không, có tự khỏi được không?

Bệnh khô mắt khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh khô mắt có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Đó là những...

Icon thời gian
08/07/2021
3753 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tìm hiểu 6+ nguyên nhân phổ biến gây khô mắt

Theo đà phát triển của các ngành công nghiệp 4.0 thì tình trạng khô mắt bỗng trở thành một bệnh lý thường xuyên mắc phải ở những người sau tuổi 40, hoặc những...

Icon thời gian
08/07/2021
1137 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG