Nội dung chính
  • 1) Amidan nằm ở đâu?
  • 2) Phân biệt viêm amidan mãn tính và cấp tính
Nội dung chính
  • 1) Amidan nằm ở đâu?
  • 2) Phân biệt viêm amidan mãn tính và cấp tính
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phân biệt viêm amidan mãn tính và cấp tính

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm do amidan không chống lại được sự xâm nhập của vi khuẩn, vi nấm, vi rút vào vùng hầu họng. Tuy là bệnh lý thông thường nhưng viêm amidan vẫn là vấn đề thời sự của ngành Tai mũi họng bởi nó rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Viêm amidan gồm 2 loại là viêm amidan cấp tính và mãn tính. Việc phân biệt viêm amidan mãn tính và cấp tính giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về viêm amidan từ dự phòng, điều trị sớm hơn. Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu về vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1) Amidan nằm ở đâu?
  • 2) Phân biệt viêm amidan mãn tính và cấp tính

 

1) Amidan nằm ở đâu?

Nhìn vào sâu trong họng, nơi giao nhau của vùng họng mũi và vùng họng miệng có một hệ thống bạch huyết phong phú, gọi là vòng Waldeyer. Đó là 1 vòng tròn ở mặt trước của họng, gồm:

-  VA nằm ở thành sau trên của vòm, còn gọi là amidan vòm.

-  Amidan vòi ở quanh lỗ vòi Eustache.

-  Amidan khẩu cái nằm ở thành bên của họng miệng còn gọi tắt là amidan.

-  Amidan đáy lưỡi nằm ở 1/3 sau của lưỡi, thuộc vùng họng miệng.

Amidan đóng vai trò là tổ chức lympho của vùng mũi họng. Do vậy, khi vi khuẩn, vi rút, vi nấm xâm nhập đến ngã ba hầu họng, chúng sẽ bị mắc lại tại vòng Waldeyer. Amidan hay amidan khẩu cái gồm có 2 khối màu hồng, mềm mại, nằm đối xứng nhau. Bởi nằm ngay trung tâm của vòng Waldeyer kết hợp cấu trúc nhiều hốc nên là nơi bám lý tưởng của lượng lớn thức ăn, bụi, vi sinh vật. Việc bị tấn công quá nhiều khiến phản ứng viêm ở amidan xảy ra mạnh mẽ và kéo dài và cũng tự làm amidan “thua trận”, gây nên tình trạng viêm amidan.

2) Phân biệt viêm amidan mãn tính và cấp tính

Tình trạng cấp biểu hiện ở lần đầu tiên viêm amidan hoặc những đợt viêm amidan cách nhau trên 6 tháng. Viêm amidan mạn tính là những trường hợp viêm cấp, không được điều trị dứt điểm làm tái phát nhiều lần trong ít nhất 3 tháng, nên chuyển sang mãn tính. Lứa tuổi hay gặp viêm amidan cấp tính là trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, còn mạn tính lại hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên.

a. Triệu chứng

Viêm amidan là tình trạng viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của amidan khẩu cái. Lứa tuổi hay gặp là trẻ em và thiếu niên. Bệnh biểu hiện toàn thân đột ngột và triệu chứng rầm rộ với:

-  Sốt cao rét run từ 38 – 39 độ C.

-  Ho, đau họng, đau tăng lên khi nuốt và khi ho.

-  Hạch sưng to, đặc biệt là hạch góc hàm.

Khám họng thông qua soi đèn hoặc nội soi tai mũi họng phát hiện niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết, 2 amidan và các tổ chức thành sau họng sưng to và đỏ. Bề mặt có thể có chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng.

So với viêm amidan cấp tính,  các triệu chứng của viêm amidan mãn tính không còn rầm rộ mà trở nên nghèo nàn với: Thỉnh thoảng khó nuốt, cơ thể gầy xanh xao, có thể sốt nhẹ về chiều. Nhưng viêm amidan mãn tính tồn tại dai dẳng và tái phát liên tục với những đợt viêm cấp hoặc ở dạng biến chứng. Trong viêm amidan mạn có các thể:

- Thể quá phát: Amidan bị viêm tái đi tái lại nhiều lần khiến cho tổ chức bị xơ hóa, phì đại lên. Khi đó việc amidan quá phát ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể, chèn ép đường thở gây ra khó thở, ngủ không ngon giấc. Thậm chí là thở ngày. Đặc biệt có thể gây nên hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

- Thể xơ teo: 2 amidan nhỏ lại, chằng chịt những vệt trắng là biểu hiện của sự xơ hóa do viêm đi viêm lại. Amidan trở nên rắn, mất đi tính mềm mại của nó, ấn vào có thể có mủ phòi ra.

- Viêm amidan hốc mủ: Vi khuẩn xâm nhập amidan nhiều lần để lại các hốc chứa mủ. Khi đó nhìn vào amidan ta thấy các cục mủ có bản chất là mô viêm bị hoại tử và xác vi khuẩn.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

b. Biến chứng

Với cả 2 loại viêm amidan, khi amidan quá lớn gây ảnh hưởng đến nuốt, hô hấp và phát âm.

Viêm amidan có thể gây áp xe amidan, viêm tấy quanh amidan, áp xe quanh amidan. Các cơ quan lân cận cũng bị ảnh hưởng, như viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm tấy hoặc áp xe thành bên họng. Viêm amidan liên cầu có thể gây tổn thương thứ phát cho van tim, thấp khớp và thận, thậm chí là nhiễm trùng huyết.

c. Điều trị

Việc điều trị viêm amidan cấp giống như một viêm họng đỏ cấp. Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ biến chứng. Điều trị triệu chứng bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho. Vệ sinh mũi họng bằng nước nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối ấm. Nằm nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, uống nước đầy đủ. Tuân thủ điều trị sẽ giúp bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.

Nhưng với viêm amidan mạn tính, việc điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống không có tác dụng. Vì vậy khi cần điều trị dứt điểm viêm amidan mạn tính, cắt bỏ amidan là lựa chọn tối ưu.

Như vậy, dù là cấp hay mãn tính thì viêm amidan đều gây ra những triệu chứng và biến chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống của người bệnh. Hãy nhớ rằng viêm amidan cấp tính nếu không được điều trị triệt để khiến tái đi tái lại sẽ trở thành mãn tính có thể phải cắt amidan. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan với bệnh lý hay gặp này nhé!

Hi vọng rằng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi hữu ích đối với bạn. Mọi thắc mắc hay nhu cầu khám chữa bệnh, hãy đến IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 14/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phân biệt viêm amidan mãn tính và cấp tính

Phân biệt viêm amidan mãn tính và cấp tính

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm do amidan không chống lại được sự xâm nhập của vi khuẩn, vi nấm, vi rút vào vùng hầu họng. Tuy là bệnh lý thông thường...

Icon thời gian
01/06/2021
1381 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG