Nội dung chính
  • 1. Những triệu chứng cho thấy viêm túi thừa 
  • 2. Những nguyên nhân gây viêm túi thừa đại tràng
  • 3. Biến chứng viêm túi thừa đại tràng 
  • 4. Làm thế nào để phòng bệnh viêm túi thừa đại tràng?
Nội dung chính
  • 1. Những triệu chứng cho thấy viêm túi thừa 
  • 2. Những nguyên nhân gây viêm túi thừa đại tràng
  • 3. Biến chứng viêm túi thừa đại tràng 
  • 4. Làm thế nào để phòng bệnh viêm túi thừa đại tràng?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phòng và hạn chế bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là một bệnh lý thường gặp và không nguy hiểm trừ khi có biến chứng của bệnh. Dù chưa có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh nhưng có thể hạn chế hình thành túi thừa và biến chứng túi thừa bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Những triệu chứng cho thấy viêm túi thừa 
  • 2. Những nguyên nhân gây viêm túi thừa đại tràng
  • 3. Biến chứng viêm túi thừa đại tràng 
  • 4. Làm thế nào để phòng bệnh viêm túi thừa đại tràng?

1. Những triệu chứng cho thấy viêm túi thừa 

Triệu chứng cho thấy viêm túi thừa

Triệu chứng cho thấy viêm túi thừa

Viêm túi thừa có thể gây ra những triệu chứng từ nhẹ cho tới nặng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển từ từ trong vài ngày. Những triệu chứng tiềm ẩn của viêm túi thừa mà bạn có thể nhận biết như: 

  • Đau bụng: Đau có thể liên tục và kéo dài trong vài ngày. Đau thường xuất hiện ở phía dưới bên trái bụng, đôi khi bên phải bụng, đặc biệt là những người gốc Á.
  • Đầy hơi 
  • Tiêu chảy 
  • Táo bón nhưng ít gặp hơn tiêu chảy 

Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng khác như: 

  • Đau bụng liên tục hoặc dữ dội 
  • Buồn nôn và ói mửa 
  • Sốt và ớn lạnh
  • Xuất hiện máu trong phân 
  • Chảy máu trực tràng

Ở những người viêm túi thừa nhẹ, người bệnh có thể không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. Với những trường hợp bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân có thể kèm theo sốt trên 38 độ C và đau bụng dữ dội. 

Khi gặp phải những triệu chứng trên thì có nghĩa là đường tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề, hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để được hỗ trợ đặt lịch khám tại các cơ sở y tế uy tín sớm nhất.

2. Những nguyên nhân gây viêm túi thừa đại tràng

Nguyên nhân gây viêm túi thừa

Nguyên nhân gây viêm túi thừa

Nguyên nhân gây viêm túi thừa và một số yếu tố nguy cơ được cho là có khả năng làm tăng nguy cơ gây bệnh như: 

  • Tuổi tác: Những người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc viêm túi thừa đại tràng cao hơn. Điều này có thể do những thay đổi liên quan đến tuổi tác như sự suy giảm độ vững chắc và đàn hồi của thành ruột. 
  • Chế độ ăn ít chất xơ: Bệnh viêm túi thừa thường gặp phổ biến ở những nước công nghiệp phát triển, chẳng hạn như Mỹ. Người dân có thói quen ăn uống giàu carbohydrate tinh chế, ít chất xơ.
  • Ít vận động: Những người ít hay hạn chế vận động thể lực cũng được cho là có liên quan đến nguy cơ hình thành túi thừa. 
  • Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ xuất hiện túi thừa và chảy máu túi thừa. 
  • Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nhiều khả năng mắc viêm túi thừa đại tràng hơn những người không hút thuốc lá 
  • Một số loại thuốc: Một số loại thuốc có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ viêm túi thừa, đặc biệt các nhóm thuốc như steroid, opioids, thuốc chống viêm không steroid,…

Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về bệnh lý xoắn đại tràng tại đây

3. Biến chứng viêm túi thừa đại tràng 

Biến chứng viêm túi thừa đại tràng 

Biến chứng viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa có cấu tạo giống vách đại tràng nhưng mỏng hơn. Vị trí túi thừa có thể nằm trong vách đại tràng hoặc lòi ra ngoài mạc đại tràng. Khi đó, lớp cơ túi thừa rất mỏng hoặc không có, dễ bị vỡ hoặc thủng. Ngoài ra, khi túi thừa nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng viêm túi thừa nguy hiểm như: 

  • Viêm phúc mạc: Túi thừa viêm nhiễm nặng hoặc bị thủng sẽ làm dịch tiêu hoá hay phân trong ruột rơi vào khoang bụng. Tình trạng này gây viêm nhiễm nặng lớp niêm mạc khoang bụng (viêm phúc mạc). Đây là tình trạng cấp cứu cần kịp thời xử trí, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. 
  • Chảy máu trực tràng
  • Tắc nghẽn trong ruột già hoặc ruột non do sẹo 
  • Tích tụ mủ trong túi thừa gây áp xe 
  • Rò các cơ quan lân cận, tạo đường nối bất thường giữa các phần khác nhau của đại tràng, giữa đại tràng với bàng quang, âm đạo hoặc giữa đại tràng với thành bụng. 

Biến chứng của bệnh lý này vô cùng nghiêm trọng, người đã mắc bệnh lý này hoặc đang có nhiều thói quen là nguyên nhân của bệnh lý này hãy kiểm tra sức khỏe tiêu hóa thường xuyên tại các cơ sở nội soi tiêu hóa êm ái uy tín trên địa bàn Hà Nội.

4. Làm thế nào để phòng bệnh viêm túi thừa đại tràng?

Phòng bệnh viêm túi thừa đại tràng

Phòng bệnh viêm túi thừa đại tràng

Để phòng bệnh viêm túi thừa đại tràng hiệu quả, các chuyên gia y tế cho rằng: 

  • Nên ăn nhiều chất xơ: Chất xơ có tác dụng làm tăng nhu động ruột, hạn chế sự hình thành túi thừa. Đồng thời làm giảm sự phát triển của các túi thừa có sẵn trong lòng đại tràng. Thực phẩm giàu chất xơ như: khoai lang, cà rốt, táo, các loại đậu, bơ…
  • Hạn chế đồ ăn cay mặn nóng: Các thực phẩm cay nóng, mặn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hoá, tăng nguy cơ bệnh viêm túi thừa. Vì vậy nên hạn chế tối đa. 
  • Uống nhiều nước: Nước có tác dụng làm mềm phân trong đại tràng, giảm tình trạng táo bón và giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Mỗi ngày nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước. 
  • Không trì hoãn đi đại tiện: Việc nhịn đi đại tiện có thể khiến phân bị khô, dồn tắc lại trong lòng đại tràng và làm tăng áp lực trong lòng ruột. Đây cũng là nguyên nhân gây nguy cơ mắc bệnh túi thừa. 
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động hợp lý rất tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng túi thừa, giảm áp lực trên đại tràng và hạn chế các bệnh về đường ruột. Do đó, bạn nên chủ động tập thể dục thể thao và vận động mỗi ngày. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bạn tầm soát và kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe hệ tiêu hoá. Từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, tiết kiệm nhất.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh viêm túi thừa đại tràng. Từ đó giúp bạn và gia đình chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra. 

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa. Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà. Nên liên hệ với các bác sĩ, thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý nhất. Để đặt lịch khám cùng bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/07/2022 - Cập nhật 04/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng. Khi những túi này bị viêm hay nhiễm trùng thì gọi là viêm túi thừa đại tràng. Vậy làm thế nào để chẩn...

04/07/2022

925 Lượt xem

4 Phút đọc

Phòng và hạn chế bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Phòng và hạn chế bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là một bệnh lý thường gặp và không nguy hiểm trừ khi có biến chứng của bệnh. Dù chưa có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh nhưng có thể...

04/07/2022

731 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG