Nội dung chính
  • 1. Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19?
  • 2. Thời điểm tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai
  • 3. Phụ nữ mang thai nên tiêm loại vaccine nào?
  • 4. Phụ nữ mang thai tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở đâu?
  • 5. Một số lưu ý phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi tiêm vaccine 
Nội dung chính
  • 1. Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19?
  • 2. Thời điểm tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai
  • 3. Phụ nữ mang thai nên tiêm loại vaccine nào?
  • 4. Phụ nữ mang thai tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở đâu?
  • 5. Một số lưu ý phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi tiêm vaccine 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19?

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng đặc biệt cần thận trọng khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, vậy phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine không?, tiêm vaccine vào thời điểm nào tốt, phụ nữ mang thai có thể đăng ký tiêm vaccine ở đâu Hà Nội?, cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19?
  • 2. Thời điểm tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai
  • 3. Phụ nữ mang thai nên tiêm loại vaccine nào?
  • 4. Phụ nữ mang thai tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở đâu?
  • 5. Một số lưu ý phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi tiêm vaccine 

1. Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19?

Nên cân nhắc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên khi lợi ích của việc tiêm vaccine lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi, đồng thời thai phụ cần ký cam kết nếu đồng ý tiêm. Nên thực hiện tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

 Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19?

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tính mạng và sức khoẻ của hàng triệu người trên khắp Thế giới, việc cấp phép khẩn cấp để sử dụng vaccine phòng COVID-19 là việc cần thiết. Các loại vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y Tế phê chuẩn đều được trải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, do chưa đánh giá được đầy đủ các đối tượng với số lượng mẫu lớn nên cần cẩn trọng tiêm vaccine cho các đối tượng như: phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính,...

Vaccine phòng COVID-19 là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu bệnh tật do COVID-19 gây ra, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng và tử vong. Trong đó, phụ nữ mang thai nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ biến chứng cao nếu mắc COVID-19. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vaccine phòng COVID-19 càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Phụ nữ mang thai cần nắm được các thông tin về thời điểm tiêm, loại vaccine được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai và một số lưu ý quan trọng khác. 

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 19003367 hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

2. Thời điểm tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần nên hoãn tiêm vaccine 

Chỉ nên cân nhắc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi, đồng thời thai phụ cần ký cam kết nếu đồng ý tiêm.

Những trường hợp này sẽ được chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Nên tiêm vaccine nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vaccine có thể gây ra

Đối với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (ví dụ nhân viên y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (ví dụ người đang mắc bệnh nền), nên xin tư vấn của bác sĩ để cân nhắc về việc tiêm vaccine phòng COVID-19.

Kinh nghiệm đi tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện E Hà Nội

(Ảnh minh hoạ)

Vaccine COVID-19 tạo được miễn dịch cho người mẹ và thai nhi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện chưa có bằng chứng nào được ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine phòng COVID-19 lên sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, việc tiêm vaccine cho thai phụ không chỉ tạo được miễn dịch cho chính bản thân người mẹ mà còn có khả năng tạo được miễn dịch cho thai nhi vì kháng thể được truyền qua nhau thai. Vì vậy, thai phụ hoàn toàn yên tâm vì vaccine sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

Tiêm vaccine cho phụ nữ đang cho con bú

Khác với đối tượng phụ nữ mang thai nên tiêm khi mang thai từ 13 tuần thai trở nên, phụ nữ cho con bú có thể tiêm bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào tiếp cận được nguồn vaccine. Do các công nghệ được sử dụng trong sản xuất vaccine COVID-19 không sử dụng virus sống do vậy không có nguy cơ nhiễm virus cho trẻ.

Tiêm vaccine an toàn cho cả mẹ và bé, vì vậy không phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vaccine.

3. Phụ nữ mang thai nên tiêm loại vaccine nào?

Loại vaccine được chỉ định tiêm cho thai phụ là AstraZeneca, Pfizer, Moderna, chống chỉ định vaccine Sputnik V.

1. Đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng.  Bất cứ ai đều có thể đăng ký tiêm Vaccine COVID-19 bằng các cách sau:  - Cách 1: Người dân có thể đăng ký theo bản đăng ký giấy tại xã, phường, thị trấn, sau đó cán bộ sẽ nhập các dữ liệu lên "Sổ sức khoẻ điện tử".  - Cách 2: Đăng ký online (trực tuyến) trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid -19 hoặc tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" và tiến hành đăng ký tiêm vaccine.  Cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký, tình hình sức khoẻ của từng người và sàng lọc cụ thể từng đối tượng, xem ai tiêm ở đâu (có người tiêm ở các điểm tiêm thông thường tại nơi cư trú, có người phải tiêm ở bệnh viện nơi có sẵn các hệ thống cấp cứu).  Danh sách người đến thời điểm tiêm chủng, sẽ nhận được tin nhắn thông báo lịch tiêm bao gồm: thời gian tiêm (ngày và giờ), địa điểm tiêm và một số lưu ý khác.   Những cá nhân nhận được tin nhắn đến tiêm chủng tại Bệnh viện E có thể   2. Quy trình tiêm vaccine tại Bệnh viện E  Nhận thông báo lịch tiêm chủng Nhận thông báo thời gian, địa điểm tiêm tại Bệnh viện E qua tin nhắn hoặc thông báo từ tổ trưởng tổ dân phố, xã, phường thị trấn;  Đến điểm tiêm vaccine - Đến điểm tiêm vaccine theo thời gian và địa điểm đã thông báo trong tin nhắn;  - Địa điểm tiêm chủng: Toà E, Bệnh viện E Đa khoa trung ương, 89 Trần Cung - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội.  Khai báo y tế - Thực hiện khai báo y tế trên Hệ thống Khai báo y tế điện tử iVisitor, có thể khai báo trước ở nhà, sau đó chụp ảnh màn hình lưu lại mã QR Code thông tin cá nhân, khi đến bệnh viện trình mã QR cho nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng để nhanh chóng chuyển đến bước tiếp theo; (Xem hướng dẫn chi tiết bên dưới)    - Đối với cá nhân không sử dụng điện thoại thông minh, Bệnh viện có khai báo y tế bằng bản giấy tại điểm tiêm chủng;  - Điền phiếu sàng lọc thông tin, đọc kỹ và ghi chi tiết, rõ ràng;  Thực hiện sàng lọc trước tiêm - Di chuyển đến khu vực tiêm chủng theo hướng dẫn của nhân viên y tế;   - Tiến hành các bước sàng lọc trước tiêm: đo nhiệt độ, huyết áp và tư vấn trước tiêm;  - Nhân viên y tế sẽ hỏi thêm một số vấn đề về sức khoẻ của người được tiêm chủng, đặc biệt là trường hợp trên 65 tuổi, mắc một số bệnh lý nền. Từ đó bác sĩ sẽ quyết định có đủ điều kiện để tiêm hay không. Tiến hành tiêm chủng - Tiến hành tiêm chủng theo hướng dẫn và sắp xếp của nhân viên y tế.   - Vaccine sẽ được tiêm tại bắp tay, vì vậy ngồi xoay ngang với nhân viên y tế, chống tay theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.    (Ảnh minh hoạ)  Theo dõi sau tiêm - Theo dõi sau tiêm 30 phút tại khu vực chờ, nếu có dấu hiệu bất thường sau tiêm cần thông báo ngay với nhân viên y tế;  - Sau 30 phút theo dõi, nếu không có bất cứ biểu hiện gì khác thường sẽ nhận giấy xác nhận tiêm chủng và ra về.  - Sau tiêm có thể sẽ gặp một số triệu chứng như: sốt sau tiêm, mệt mỏi, đau nhức…đây là những vấn đề bình thường và sẽ biến mất trong vài ngày. Bạn có thể xem thêm hướng dẫn chăm sóc sau tiêm TẠI_ĐÂY.  3. Hướng dẫn khai báo y tế điện tử trước khi đến tiêm chủng tại Bệnh viện E  Người dân đến tiêm chủng tại bệnh viện E có thể tạo, quản lý thông tin cá nhân trực tuyến và lấy được bản lưu trữ bất cứ lúc nào để sử dụng bằng 3 bước đơn giản sau:  - Bước 1: Người khai báo y tế sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR code tại ảnh bên dưới comment hoặc vào đường dẫn: https://benhviene.ivisitor.vn/ để thực hiện khai báo y tế.  - Bước 2: Người khai báo điền lần lượt các thông tin yêu cầu có trong hệ thống. Chọn Đối tượng là “Người đến tiêm chủng” và nhập thông tin đơn vị đang công tác.  - Sau khi khai báo y tế xong, hệ thống sẽ sinh ra một mã QR code của lần khai báo. Người khai báo lưu thông tin/ chụp ảnh màn hình QR code của mình trên điện thoại để xuất trình cán bộ sàng lọc y té tại bệnh viện kiểm tra thông tin và lưu trữ sử dụng cho lần check-in tiếp theo khi đến bệnh viện.   3. Một số lưu ý khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19 - Đến đúng giờ  - Tâm lý thoải mái trước khi tiêm: tránh lo âu quá mức khiến nhịp tim và thể trạng không tốt khi tiêm có thể dẫn đến các phản ứng sau tiêm. Tâm lý thoải mái được nghỉ, được ngủ đầy đủ sẽ giúp sinh miễn dịch tốt và giảm đi các triệu chứng bất thường, kể cả triệu chứng nặng cũng giảm đi.  - Chuẩn bị đủ giấy tờ để khai báo nhanh chóng như CMT, giấy xét nghiệm test nhanh Covid-19 âm tính,…  - Tránh giấu các thông tin cá nhân, di chuyển hoặc bệnh lý sẵn có sẽ để lại nguy cơ về sau; khai báo rõ ràng, trung thực, đầy đủ để được nhân viên y tế tư vấn hỗ trợ;  - Thông báo với nhân viên y tế nếu bạn gặp những triệu chứng bất thường trong 30 phút theo dõi sau tiêm để được hỗ trợ y tế kịp thời;  - Sau tiêm, khi về nhà nếu bạn gặp bất thường mà không giải thích được thì cần đến ngay Cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ. Một số dấu hiệu cụ thể như: phù nề, đau bụng, nhịp tim nhanh là biểu hiện sớm của phản vệ cần thông báo y tế để xử trí.  - Dù có tiêm vaccine, vẫn phải đảm bảo 5K, giãn cách, vì người tiêm vaccine được bảo vệ rồi, còn người chưa tiêm chưa được bảo vệ. Người tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm, vì vậy ngoài phòng vệ cho bản thân, thì phải phòng vệ cho cả cộng đồng.  Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.  Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Các loại vaccine hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú, trừ vaccine Sputnik V chống chỉ định với nhóm này.

4. Phụ nữ mang thai tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở đâu?

Phụ nữ mang thai tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở đâu Hà Nội?

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

- Địa chỉ: Số 38 Phố Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Là bệnh viện chuyên khoa Sản Phụ khoa đầu ngành tại Hà Nội thực hiện tiêm chủng với quy trình đảm bảo an toàn, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hiện đang mở đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

Đối tượng tiêm: 

  • Thai phụ trên 13 tuần
  • Chưa tiêm vaccine hoặc đã tiêm mũi 1 Pfizer đủ 21 ngày hoặc vaccine AstraZeneca đủ 8 tuần
  • Đang sống trên địa bàn thành phố Hà Nội

Cần đăng ký tiêm vaccine tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được sắp xếp và hẹn lịch tiêm chính xác.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Hà Nội

- Địa chỉ: Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh số 8 Châu Văn Liêm, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những đơn vị y tế tư nhân đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép triển khai tiêm vacine phòng COVID-19 cho sản phụ có khả năng đảm bảo khả năng cung ứng và lưu trữ vaccine dành cho mẹ bầu.

Tuy nhiên, tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 chỉ áp dụng với mẹ bầu đã đăng ký gói thai sản tại Bệnh viện Hồng Ngọc, mang thai từ tuần thứ 13 trở lên và đã đặt lịch hẹn tiêm trước.

Bệnh viện Đa khoa Trâm Anh - TP.HCM

- Địa chỉ: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM

BVĐK Tâm Anh TP.HCM mở rộng đối tượng chích vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần thai, không yêu cầu đăng ký gói sinh vẫn được chích vaine chất lượng, an toàn.

5. Một số lưu ý phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi tiêm vaccine 

- Phụ nữ mang thai tiêm các loại vaccine khác (như vaccine uốn ván, bạch hầu, ho gà...) cách ít nhất là 14 ngày TRƯỚC khi tiêm vaccine COVID-19 và cách 28 ngày SAU khi tiêm vaccine COVID-19.

- Phụ nữ mang thai sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cần tiếp tục theo dõi chăm sóc thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

- Tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể gây ra một số hiện tượng bất thường về sức khỏe như các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân như sốt, đau, sưng vùng tiêm, mêt mỏi,... Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

- Khi có các dấu hiệu/ triệu chứng sau tiêm dần trở nên nghiêm trọng hoặc bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và hỗ trợ kịp thời. 

- Sau tiêm, khi về nhà nếu bạn gặp các vấn đề mà không giải thích được có thể khám bệnh trực tuyến với Bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sau tiêm ngay tại nhà.

Khám bệnh trực tuyến là gì?

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.
- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/10/2021 - Cập nhật 18/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của các chủng virus mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trở nên cấp thiết.

27/04/2022

720 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Ai cần tiêm mũi tiêm bổ sung vắc xin phòng Covid-19, mũi tiêm bổ sung nên tiêm loại nào?,....ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết...

21/12/2021

1115 Lượt xem

3 Phút đọc

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc và tử vong do nhiễm virus SAR-COV 2. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những phản ứng thông...

03/11/2021

1170 Lượt xem

4 Phút đọc

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid-19. Những người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ có đáp ứng miễn dịch...

21/10/2021

1340 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG