Nội dung chính
  • 1. Thất ngôn
  • 2. Can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 3. Can thiệp bệnh nhân nghe kém
Nội dung chính
  • 1. Thất ngôn
  • 2. Can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 3. Can thiệp bệnh nhân nghe kém
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phục hồi chức năng âm ngữ trị liệu cho bệnh nhân thất ngôn, nghe kém và chậm phát triển ngôn ngữ

Quá trình giao tiếp là sự trao đổi thông tin và cảm xúc được thể hiện ra bằng các phương thức như: lời nói, chữ viết, hay là những hành động cử chỉ giữa người với người. Khi người mắc một số bệnh lý gây khó khăn trong giao tiếp thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, ý nghĩa muốn truyền đạt, biểu hiện. m ngữ trị liệu trong phục hồi chức năng nghiên cứu và giải quyết các bệnh lý có liên quan đến giao tiếp, giúp đỡ người bệnh tăng cường các kỹ năng với các phương pháp điều trị phù hợp.
Nội dung chính
  • 1. Thất ngôn
  • 2. Can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 3. Can thiệp bệnh nhân nghe kém

Mục tiêu của âm ngữ trị liệu

  • Tăng cường khả năng giao tiếp.
  • Phát triển nhận thức – tư duy.
  • Tăng khả năng hòa nhập.
  • Tăng cường sự phát triển. 
  • Có hành vi phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.
  • Tăng cường khả năng tự lập, có việc làm phù hợp

Các kỹ thuật cơ bản trong Âm ngữ trị liệu

1. Thất ngôn

-Thất ngôn là tình trạng mất khả năng diễn giải và tạo các ký hiệu ngôn ngữ do tổn thương não. Đây là bệnh lý “các quá trình ngôn ngữ trung tâm”.

-Bệnh nhân gặp khó khăn về: hiểu lời nói, hiểu chữ viết, diễn đạt bằng lời nói, diễn đạt bằng chữ viết. 

-Kỹ thuật can thiệp bệnh nhân thất ngôn:

  • Tăng cường kỹ năng nghe hiểu: nhận diện từ đơn được nói, nhận diện 2 – 3 đồ vật, làm theo mệnh lệnh đơn, mệnh lệnh phức, tăng mức độ khó.
  • Tăng cường kỹ năng đọc hiểu: nhận diện chữ cái, nhận diện từ đơn, chọn từ phù hợp với bức tranh, nhận diện cặp từ, sắp xếp thành cụm từ, đọc và làm theo mệnh lệnh, đọc hiểu đoạn văn.
  • Tăng cường kỹ năng nói: hoàn thành câu với từ đơn, câu 2 thành phần, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, miêu tả bức tranh.
  • Tăng cường kỹ năng viết: viết từ đơn, viết từ ghép, viết câu hoàn chỉnh, viết đoạn văn.
  • Sử dụng tranh ảnh, các ngữ cảnh sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên nhắc đi nhắc lại, phương pháp đóng vai…. trong việc can thiệp.

2. Can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ là những trẻ không đạt được ngưỡng phát triển thông thường về mức độ hiểu và diễn đạt so với các bạn cùng tuổi.

-Chậm phát triển ngôn ngữ là những trẻ không đạt được ngưỡng phát triển thông thường về mức độ hiểu và diễn đạt so với các bạn cùng tuổi.

-Chậm phát triển ngôn ngữ thường đi kèm với một số dạng bệnh: bại não, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, nghe kém, hở hàm ếch….

-Những dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

  • Ít bập bẹ trước 1 tuổi.
  • Không làm theo được các mệnh lệnh đơn giản trước 18 tháng tuổi.
  • 24 tháng chưa nói được.
  • 3 tuổi chưa nói được thành câu.
  • 4 tuổi, 5 tuổi chưa biết kể một câu chuyện đơn giản.

-Kỹ thuật can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

  • Tăng vốn từ cho trẻ.
  • Tăng độ dài câu, trả lời câu hỏi.
  • Tăng khả năng hiểu các mệnh lệnh từ đơn giản đến phức tạp.
  • Tăng cường khả năng hiểu trong các ngữ cảnh khác nhau.
  • Tăng cường khả năng kể chuyện.
  • Phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua các các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động chơi, tranh ảnh, hoạt động nghệ thuật, ngôn ngữ cử chỉ…
  • Sử dụng kỹ năng 3T khi làm việc với trẻ:

-Kỹ năng này giúp trẻ:

  • Có cơ hội khám phá và học hỏi.
  • Biết được nhiều hơn về trẻ.
  • Giúp trẻ có thêm sự tự tin vào bản thân.

Theo ý thích của trẻ:

  • Có cơ hội khám phá và học hỏi.
  • Biết được nhiều hơn về trẻ.
  • Giúp trẻ có thêm sự tự tin vào bản thân.

Tăng vốn từ cho trẻ.

+ Nội dung:

  • Chờ đợi để dành cho trẻ một khoảng thời gian đủ để đáp ứng lại các yêu cầu và trẻ có cơ hội để thể hiện các nhu cầu của mình.
  • Lắng nghe trẻ, chúng sẽ cố gắng thể hiện những khả năng của chúng.
  • Quan sát để biết được nhu cầu cũng như khả năng của trẻ.

Thích ứng với trẻ:

  • Biết chúng ta quan tâm tới chúng
  • Chú ý hơn đến những việc chúng ta làm và những lời chúng ta nói
  • Gần gũi với chúng ta hơn
  • Cùng chia sẻ công việc và niềm vui.

+ Nội dung:

  • Ngồi đối diện ngang bằng với trẻ, trẻ sẽ bắt chước mọi cử động trên mặt của chúng ta dễ dàng hơn khi trẻ muốn.
  • Bắt chước những gì trẻ làm, trẻ sẽ chú ý đến chúng ta nhiều hơn.
  • Lần lượt với trẻ, trẻ sẽ học cách khởi xướng và đáp ứng.
  • Nói ở mức độ của trẻ kết hợp với dùng cử chỉ, trẻ sẽ hiểu dễ dàng hơn.

Thêm thông tin:

  • Tăng thêm từ mới
  • Sử dụng lời nói tốt hơn
  • Nội dung:
  • Gọi tên các đồ vật, trẻ sẽ học được tên của đồ vật mà trẻ quan tâm.
  • Dùng các động từ, trẻ sẽ học được cách dùng các động từ đó trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Thêm từ trong khi chơi sẽ giúp trẻ tăng vốn từ trẻ có.
  • Nhắc đi nhắc lại từ sẽ giúp trẻ nghe được từ đó nhiều lần hơn.

3. Can thiệp bệnh nhân nghe kém

Nghe kém là bị giảm sức nghe khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhận ra các âm thanh ở xung quanh.

-Nghe kém là bị giảm sức nghe khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhận ra các âm thanh ở xung quanh.

-Người nghe kém đeo máy trợ thính hoặc được cấy điện cực ốc tai sớm được phục hồi chức năng có thể đi học được bình thường.

-Kỹ thuật can thiệp cho bệnh nhân nghe kém có sử dụng máy trợ thính:

  • Luyện nghe và nghe hiểu: luyện nghe âm đơn giản (1 âm) đến phức tạp (1 đoạn) hoặc 1 câu.
  • Phát triển ngôn ngữ cho bệnh nhân.
  • Phát triển các kỹ năng học đường, kỹ năng xã hội, hòa nhập cộng đồng…
  • Chỉnh âm.
  • Tìm vị trí thích hợp cho bệnh nhân khi tham gia hoạt động tập thể.

-Sử dụng phương pháp làm mẫu, bắt chước, dạy trên các mô hình, áp dụng trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động chơi, tranh ảnh, hoạt động nghệ thuật, đóng vai… trong can thiệp.

Tuy nhiên, nếu như được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, bệnh nhân có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.

Ngoài ra, gia đình cần phải theo dõi tình trạng bệnh nhân một cách kỹ càng, trao đổi với nhà chuyên môn như bác sĩ, cán bộ tâm lý, giáo viên mẫu giáo và chuyên biệt, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ, để từ đó hỗ trợ tốt hơn trong suốt chặng đường sắp tới mà bệnh nhân phải đi.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/10/2021 - Cập nhật 10/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2724 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1238 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2731 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1136 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG