Nội dung chính
  • 1. Phục hồi chức năng giai đoạn cấp: ngày 0-3
  • 2. Phục hồi chức năng giai đoạn bán cấp: ngày 4-21
  • 3. Phục hồi chức năng giai đoạn mạn: 3 tuần sau chấn thương
Nội dung chính
  • 1. Phục hồi chức năng giai đoạn cấp: ngày 0-3
  • 2. Phục hồi chức năng giai đoạn bán cấp: ngày 4-21
  • 3. Phục hồi chức năng giai đoạn mạn: 3 tuần sau chấn thương
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phục hồi chức năng chấn th­ương mô mềm cạnh khớp trong các giai đoạn của bệnh

Hệ vận động bao gồm các yếu tố cơ-xương-khớp cấu thành, đảm bảo những chuyển động của cơ thể diễn ra tự nhiên, thuần thục. Chấn thương mô mềm là tình trạng tổn thương các phần mềm như da, gân, cơ, dây chằng, bao khớp. Dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Để khôi phục lại tối đa các bộ phận đã bị tổn thương, người bệnh cần thực hiện phương pháp điều trị phục hồi chức năng. Cùng ISOFHCARE tìm hiều qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Phục hồi chức năng giai đoạn cấp: ngày 0-3
  • 2. Phục hồi chức năng giai đoạn bán cấp: ngày 4-21
  • 3. Phục hồi chức năng giai đoạn mạn: 3 tuần sau chấn thương

Phục hồi chức năng trong chấn th­ương mô mềm cạnh khớp 

Gồm có: Rách dây chằng, đứt hoặc rách gân, viêm bao khớp, trật khớp

Các rối loạn chức năng sau tổn th­ương mô mềm

  • Rối loạn chức năng của chi
  • Rối loạn chức năng khớp
  • Co rút cơ
  • Dính
  • Co thắt và căng cứng cơ
  • Yếu và teo cơ

1. Phục hồi chức năng giai đoạn cấp: ngày 0-3

a. Các rối loạn chức năng

  • Viêm đau, phù nề, căng cứng cơ. 

Viêm đau, phù nề, căng cứng cơ.

  • Tràn dịch khớp. 
  • Giảm chức năng các vùng kế cận.

b. Mục tiêu điều trị 

  • Kiểm soát đau, phù, căng cứng cơ
  • Duy trì sự nguyên vẹn và vận động của mô mềm và khớp
  • Giảm sư­ng khớp
  • Duy trì sự nguyên vẹn và chức năng vùng kế cận

c. Phương pháp thực hiện

-Kiểm soát đau, phù, co cứng

  • Bất động (nghỉ ngơi, nẹp, băng, bột)
  • Chư­ờm lạnh, băng ép, kê cao chi 24h đầu
  • Cử động khớp nhẹ nhàng, không gây đau
  • Vận động thụ động trong giới hạn không đau
  • Xoa bóp cơ nhẹ nhàng

-Duy trì sự nguyên vẹn và vận động của mô mềm và khớp

  • Phẫu thuật nếu có tràn máu trong khớp
  • Bảo vệ khớp bằng nẹp, bột

Bảo vệ khớp bằng nẹp, bột

  • Vận động chủ động trợ giúp hoặc không có kháng
  • Dụng cụ thích nghi hay trợ giúp

-Giảm sư­ng khớp

  • Vận động chủ động theo tầm vận động

-Duy trì sự nguyên vẹn và chức năng vùng kế cận

  • Duy trì vận động và hoạt động chức năng của các vùng kế cận

2. Phục hồi chức năng giai đoạn bán cấp: ngày 4-21

a. Các rối loạn chức năng bao gồm

  • Đau cuối tầm vận động
  • Giảm phù nề, 
  • Giảm tràn dịch. 
  • Hình thành co rút cơ, mô mềm. 
  • Giảm chức năng.

b.  Mục tiêu điều trị

  • Kiểm soát đau, phù và sưng
  • Tăng dần vận động của cơ, mô mềm, khớp
  • Làm mạnh cơ vùng đó và lân cận
  • Duy trì sự nguyên vẹn và chức năng vùng lân cận 

c. Phương pháp thực hiện 

-Kiểm soát đau, phù và sưng

  • Luyện tập gia tăng, giảm c­ường độ nếu đau tăng lên
  • Bảo vệ mô đang lành bằng nẹp, tăng dần thời gian để chi vận động tự do 

-Tăng dần vận động của cơ, mô mềm, khớp

  • Tăng từ tầm vận động thụ động đến chủ động, kiểm soát cường độ và thời gian tập
  • Vận động các cấu trúc lân cận

 -Làm mạnh cơ vùng đó và lân cận

  • Co cơ đẳng trư­ờng hay có kháng trở nhẹ
  • Khi tầm vận động gia tăng ⇒ tập có kháng trở tăng dần

-Duy trì sự nguyên vẹn và chức năng vùng lân cận 

  • Tập mạnh cơ  tăng tiến
  • Giảm dần dụng cụ trợ giúp

3. Phục hồi chức năng giai đoạn mạn: 3 tuần sau chấn thương

a. Các rối loạn chức năng bao gồm

  • Đau khi tác động đến tổ chức, sau khi chịu kháng trở
  • Mô mềm, cơ, khớp bị dính, co rút, hạn chế tầm vận động.
  • Yếu cơ
  • Giảm chức năng vùng bị tổn thương.

b. Mục tiêu điều trị

  • Giảm đau do tác động đến chỗ bị dính và co rút
  • Tăng vận động mô mềm, cơ, khớp
  • Làm mạnh cơ
  • Tăng cư­ờng độc lập chức năng

c. Phương pháp thực hiện

-Giảm đau do tác động đến chỗ bị dính và co rút

  • Các phư­ơng thức kéo giãn (tập chủ động, thụ động, dụng cụ)

-Tăng vận động mô mềm, cơ, khớp: Chọn kỹ thuật kéo giãn phù hợp với tổ chức

  • Mô mềm: Kéo giãn thụ động kết hợp xoa bóp
  • Khớp, bao khớp, dây chằng: Vận động khớp.
  • Gân, cơ: KT giãn nghỉ, vật lý trị liệu

-Làm mạnh cơ

  • Nếu bị hạn chế tầm vận động: Tập đẳng trư­ờng
  • Nếu tầm vận động bình th­ường: tập có kháng trở

-Tăng cư­ờng độc lập chức năng

Tập chức năng ở điều kiện ngoại trú (đi cầu thang, đi bộ...)

  • Dụng cụ trợ giúp  tới khi tầm vận động đạt đ­ược chức năng, cơ lực độ 4 
  • Tập chức năng ở điều kiện ngoại trú (đi cầu thang, đi bộ...)
  • Tập mạnh cơ tăng tiến để đạt chức năng tr­ước kia

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh là mau chóng tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/10/2021 - Cập nhật 09/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1174 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2356 Lượt xem

7 Phút đọc

Người mắc tai biến mạch máu não: những điều cần lưu ý trong ...

Người mắc tai biến mạch máu não: những điều cần lưu ý trong ...

Ngoài phục hồi chức năng về tầm vận động, dấu hiệu trong giai đoạn cấp,… thì người bệnh cũng cần được chú trọng phục hồi chức năng ở phương diện xã hội, tâm...

27/10/2021

1118 Lượt xem

3 Phút đọc

Các bài tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh...

Các bài tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh...

Tai biến mạch máu não gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt và công việc của người bệnh. Khiến những thao tác cử động xem chừng là đơn giản nhưng lại...

27/10/2021

1622 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG