Nội dung chính
  • 1. Tự kỷ là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ 
  • 3. Nguyên nhân mắc bệnh
  • 4. Những yếu tố giúp phát hiện sớm trẻ tự kỷ
  • 5. Tiêu chuẩn xác định trẻ tự kỷ 
Nội dung chính
  • 1. Tự kỷ là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ 
  • 3. Nguyên nhân mắc bệnh
  • 4. Những yếu tố giúp phát hiện sớm trẻ tự kỷ
  • 5. Tiêu chuẩn xác định trẻ tự kỷ 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ

Tự kỷ là hội chứng khi trẻ mắc khiếm khuyết trong tương tác, giao tiếp với mọi người. Khó khăn trong hành vi, ngôn ngữ, cảm xúc dần dần dẫn đến việc giảm khả năng trong hòa nhập xã hội. Trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ sẽ chỉ có một số dấu hiệu nhẹ, khiến cha mẹ khó phát hiện ra để kịp thời chữa trị. Tình trạng này càng diễn ra lâu dài thì trẻ sẽ càng cách ly với mọi người nhốt mình trong thế giới riêng và gây nhiều tác hại. Vậy phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ như thế nào, cùng ISOFHCARE tìm hiểu nhé.
Nội dung chính
  • 1. Tự kỷ là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ 
  • 3. Nguyên nhân mắc bệnh
  • 4. Những yếu tố giúp phát hiện sớm trẻ tự kỷ
  • 5. Tiêu chuẩn xác định trẻ tự kỷ 

1. Tự kỷ là bệnh lý như thế nào?

Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm “Rối loạn phát triển lan tỏa” ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp xã hội và hành vi.

Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm “Rối loạn phát triển lan tỏa” ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giao tiếp xã hội và hành vi.

Tự kỷ điển hình có thể đi kèm rối loạn nhiều kỹ năng: tự chăm sóc, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, quan hệ xã hội, hành vi, cảm xúc…

2. Biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ 

Điển hình của 3 lĩnh vực:

  • Khó khăn về quan hệ xã hội
  • Khó khăn về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. 
  • Các hành vi và các mối quan tâm bất thường.

Những rối loạn đi kèm:

  • Rối loạn giác quan: cảm giác bản thể, xúc giác, thính giác, thị giác …
  • Chậm phát triển trí tuệ.
  • Động kinh.
  • Có thể kèm theo các khuyết tật khác: Hội chứng Fragile X, Hội chứng Rett hay Hội chứng Down, nghe kém….

3. Nguyên nhân mắc bệnh

Nguyên nhân mắc bệnh do di truyền

  • Do di truyền, gene: chủ yếu do gen, có nhiều gene liên quan đến TK.
  • Nguyên nhân trước sinh: rubella, sởi, đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén nặng không điều trị.

Nguyên nhân sau sinh: viêm não, nhiễm độc kim loại nặng, nhiễm xạ.

4. Những yếu tố giúp phát hiện sớm trẻ tự kỷ

Dựa vào 5 dấu hiệu báo động (dấu hiệu cờ đỏ):

  • Phát hiện sau 18 tháng.
  • Những trường hợp phát hiện dưới 18 tháng là những trường hợp điển hình.

Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mỹ đưa ra 5 dấu hiệu báo động của tự kỷ, có một trong các dấu hiệu trên cần mang trẻ đi đánh giá:

  • Không biết đáp lại khi được gọi tên.
  • Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu lúc khoảng 12 tháng tuổi.
  • Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng.
  • Không nói được câu có 2 từ lúc 24 tháng tuổi.
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội vào bất kỳ độ tuổi nào.

Tự kỷ điển hình có thể đi kèm rối loạn nhiều kỹ năng: tự chăm sóc, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, quan hệ xã hội, hành vi, cảm xúc…

5. Tiêu chuẩn xác định trẻ tự kỷ 

Trắc nghiệm DSM-V (Diagnostic and Statistical Manual of Metal Disorder) của Mỹ năm 2013:

Theo DSM -V, trẻ được chẩn đoán bị bệnh Tự Kỷ phải thỏa mãn những điều kiện qui định trong 4 nhóm A, B, C, D.

A: Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội. 

Trẻ ASD (Autism Spectrum Disorder) phải có đủ tất cả 3 tiêu chuẩn dưới đây:

  • Trẻ biểu hiện sự vô cảm, không biết rung động, chia sẻ tình cảm, sở thích của mình với người khác, không thể bắt chuyện, nhập chuyện, và cách đối đáp trong giao tiếp xã hội rất khác thường.
  • Trẻ có những khiếm khuyết về sự bày tỏ cử chỉ, hành vi, dùng lời và không dùng lời, qua sự giao tiếp bằng mắt, không thể hiểu và diễn đạt bằng điệu bộ, hoặc bày tỏ cảm xúc trên nét mặt.
  • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kết bạn và duy trì tình bạn, ngoại trừ cha mẹ và những người chăm sóc khác, không thể thay đổi hành vi theo sự đòi hỏi của mọi người trong những nơi chốn khác nhau, thiếu khả năng chơi giả vờ, và không có hứng thú sinh hoạt chung theo nhóm.

B: Những hạn chế, lặp lại, rập khuôn về hành vi, sở thích và hoạt động

Trẻ ASD phải có đủ tối thiểu 2 trong 4 tiêu chuẩn dưới đây:

  • Trẻ nói lặp lại. Hoạt động tay chân hay sử dụng đồ vật theo lối rập khuôn.
  • Trẻ khăng khăng muốn giữ nguyên nề nếp, thói quen, thường chống lại sự đổi thay trong môi trường sinh hoạt hàng ngày.
  • Trẻ bị cuốn hút vào những sở thích “độc nhất vô nhị”, chẳng hạn thích sưu tầm những chủ đề về thời tiết, lịch trình xe buýt, tạp chí.…
  • Phản ứng mạnh hay thiếu phản ứng đối với những tác động thuộc về giác quan. Ví dụ, trẻ không cảm nhận được nhiệt độ lạnh hay nóng, không có cảm giác đau đớn khi ngã té, trầy trụa đến chảy máu, nhạy cảm đối với âm thanh, vải sợi, ngửi và sờ chạm vật thể nào đó quá mức bình thường, hoặc có những hành vi tự kích như quay vòng đồ chơi, mê mẫn nhìn đèn điện, quạt xoay trên trần nhà.

Ghi chú: Tiêu chuẩn thứ 4 trong nhóm B chưa từng có trong những bản DSM cũ. 

C: Những khiếm khuyết hay những triệu chứng trên phải biểu hiện lúc trẻ còn nhỏ tuổi (nhưng, có thể chưa lộ rõ cho đến khi sự đòi hỏi của xã hội vượt xa so với khả năng hạn chế của trẻ.

D: Những triệu chứng nêu trên có gây trở ngại và hạn chế khả năng sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

E: Những triệu chứng nêu trên không thể giải thích được bởi khuyết tật trí tuệ hay sự chậm phát triển chung của trẻ. 

Tuy nhiên, nếu như trẻ tự kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.

Bên cạnh đó, tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp, vì vậy công việc chữa trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng với những phương pháp khoa học từ chuyên gia . 

Ngoài ra, quý phụ huynh cần phải theo dõi tình trạng tự kỷ của con em một cách kỹ càng, trao đổi với nhà chuyên môn như bác sĩ, cán bộ tâm lý, giáo viên mẫu giáo và chuyên biệt, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ, để từ đó hỗ trợ trẻ tốt hơn trong suốt chặng đường sắp tới mà trẻ phải đi.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/10/2021 - Cập nhật 10/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2724 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2731 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1136 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2295 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG