Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm của rối loạn ăn uống
  • 2. Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống
  • 3. Triệu chứng rối loạn ăn uống
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm của rối loạn ăn uống
  • 2. Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống
  • 3. Triệu chứng rối loạn ăn uống
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn ăn uống: căn bệnh về nỗi ám ảnh cân nặng

Rối loạn ăn uống điển hình biểu hiện bệnh ở 2 dạng: chán ăn tâm thần, chứng ăn vô độ tâm thần. Đối tượng chủ yếu mắc bệnh đa số là phụ nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể có ý nghĩ cực đoan, khó sinh hoạt bình thường trong cuộc sống thường ngày do lối giảm cân tiêu cực khiến cơ thể suy mòn.
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm của rối loạn ăn uống
  • 2. Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống
  • 3. Triệu chứng rối loạn ăn uống

1. Đặc điểm của rối loạn ăn uống

- Các rối loạn ăn uống là?

Các rối loạn ăn uống là rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi sự rối loạn nặng nề về ăn uống.

Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10(1992), các rối loạn ăn uống bao gồm: Chán ăn tâm thần (F50.0), chán ăn tâm thần không điển hình (F50.1), chán ăn vô độ tâm thần (F50.2), chứng ăn vô độ tâm thần không điển hình (F50.3), chứng ăn nhiều kết hợp với các rối loạn tâm lý khác (F50.4), chứng nôn kết hợp với các rối loạn tâm lý khác (F50.5), các rối loạn ăn uống khác (F50.8) và các rối loạn ăn uống không biệt định (F50.9).

Trong thực hành lâm sàng, các rối loạn ăn uống biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng:

Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa) và chứng ăn vô độ tâm thần (bulimia nervosa).

- Đối tượng mắc bệnh chủ yếu?

Các rối loạn ăn uống thường gặp trẻ em hoặc phụ nữ trẻ tuổi. 

  • Chán ăn tâm thần phổ biến ở phụ nữ trẻ (0,5%), trẻ em sắp đến tuổi dậy thì và phụ nữ lớn tuổi trước thời kỳ mãn kinh nhưng hiếm hơn. Bệnh thường khởi phát vào lứa tuổi từ 15 – 19 tuổi, có thể tiến triển mạn tính.
  • Chứng ăn vô độ tâm thần gặp đa số là nữ, tỷ lệ mắc là 2% phụ nữ, ở lứa tuổi khởi phát từ 8 – 20 tuổi hoặc giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. 

Chán ăn tâm thần có thể xuất hiện ở trẻ em.

Chán ăn tâm thần có thể xuất hiện ở trẻ em.

2. Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống

- Nguyên nhân cơ bản của chán ăn tâm thần còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, những bằng chứng về sự tác động qua lại của các nhân tố sinh học - văn hóa - xã hội, cũng như tính dễ bị tổn thương của nhân cách tham gia gây chán ăn tâm thần được chú trọng. Chán ăn tâm thần còn liên quan đến kém dinh dưỡng ở nhiều mức độ trầm trọng khác nhau, gây ra những biến đổi chuyển hóa, nội tiết thứ phát và rối loạn các chức năng cơ thể. 

- Các nhân tố liên quan với chứng ăn vô độ: béo phì, tự ti, lời chỉ trích của gia đình về trọng lượng và hình dáng; bệnh sử gia đình có lạm dụng chất hoặc có rối loạn ăn uống. Ngoài ra còn chịu sức ép xã hội trên phương tiện thông tin đại chúng, về sự mảnh mai đã dẫn đến nhiều phụ nữ không bằng lòng với cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh của mình. Tuy nhiên, đa số không phát triển thành bệnh.

3. Triệu chứng rối loạn ăn uống

a. Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa)

Chán ăn tâm thần là một rối loạn được đặc trưng bằng sút cân có dụng ý do bệnh thân gây ra và duy trì. Chán ăn tâm thần là một rối loạn tâm thần nặng, có mối quan hệ với rối loạn ám ảnh, với trầm cảm điển hình và có nguy cơ tự sát cao. Chán ăn tân tạo thành một hội chứng độc lập dễ nhận thấy đối với các thầy thuốc về những trưng trong lâm sàng và cả trong hậu sử, một số lớn bệnh nhân vẫn tiếp tục những nét chán ăn tâm thần, dưới dạng mạn tính.

Triệu chứng của chán ăn tâm thần

  • Cân nặng cơ thể duy trì ít nhất 15% thấp hơn cân nặng phải có (hoặc là giá cân nặng hoặc là chưa bao giờ đạt tới). Các bệnh nhân trước tuổi dậy thì biểu không đạt được cân nặng phải có trong thời kỳ lớn lên.
  • Sút cần tự gây ra bởi tránh “các thức ăn gây héo” và do một hoặc nhiều hơn cả biện pháp sau: tự gây nên, dùng thuốc tẩy, luyện tập quá mức, dùng thuốc làm ăn mất ngon và thuốc lợi tiểu.

 

Bệnh nhân cố ý sụt cân bằng các biện pháp tiêu cực.

Bệnh nhân cố ý sụt cân bằng các biện pháp tiêu cực.

  • Hình ảnh thân thể bị méo mó dưới dạng một bệnh lý tâm thần đặc hiệu do so. béo dai dẳng như một ý tưởng xâm phạm, quá đáng và bệnh nhân tự đặt một ngưỡng cân nặng thấp cho mình.
  • Một rối loạn nội tiết lan tỏa bao gồm trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục biểu hiện ở phụ nữ là mất kinh và ở nam giới là mất thích thú và mất khả năng tình dục.
  • Nếu bắt đầu trước tuổi dậy thì, thì các hiện tượng kế tiếp của thời kỳ dậy thì bị chậm hay ngừng lại (ngừng lớn, ở con gái vú không phát triển và mất kinh nguyệt nguyên phát, ở con trai bộ phận sinh dục vẫn như trẻ em). Khi phục hồi, hiện tượng dậy thì hoàn toàn bình thường nhưng kinh nguyệt muộn.

b. Chứng ăn vô độ tâm thần

Chứng ăn vô độ tâm thần là một rối loạn được đặc trưng bằng các con ăn nhiều tái diễn và sự bận tâm quá mức đến việc kiểm tra cân nặng cơ thể, làm cho bệnh nhân dùng biện pháp cực đoan để giảm tác dụng “gây béo” của thức ăn đã dùng.

Chứng ăn vô độ tâm thần - một kiểu hành vi chu kỳ với đặc điểm là có những giai đoạn ăn thái quá, rồi mất tự kiểm soát, kết hợp với cảm giác tội lỗi hổ thẹn Trong một số trường hợp, hành vi ăn vô độ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày và mang tính xung động mãnh liệt. Hành vi này khác với tính tham ăn đơn thuần, ở chỗ cảm giác xấu hổ và mất kiểm soát là những nét đặc trưng của chứng ăn vô độ tâm thần.

Triệu chứng của chứng ăn vô độ tâm thần

  • Có sự bận tâm dai dẳng về ăn uống, thèm ăn không cưỡng lại được, bệnh nhân bị suy sụp trong cơn ăn quá nhiều, trong đó ăn một khối lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian ngăn. .
  • Bệnh nhân cố gắng chống lại hậu quả “gây béo” của thức ăn bằng một hoặc nhiều cách sau: tự gây nôn; lạm dụng thuốc tẩy, xen kẽ thời kỳ nhịn đói; dùng các thu làm ăn mất ngon, các chế phẩm tuyến giáp hoặc thuốc lợi tiểu.
  • Mối lo sợ bị béo bệnh lý khiến cho bệnh nhân tự đặt cho mình một ngưỡng cân nặng nhất định, thấp hơn cân nặng trước khi bị bệnh. Thường có nhưng không phải lúc luôn có, trong tiền sử có một giai đoạn chán ăn tâm thần, khoảng cách giữa hai rối loạn có thể kéo dài từ vài tháng đến đến nhiều năm. Giai đoạn này có thể biểu hiện đầy đủ hoặc có thể như thể ẩn nhẹ, kín đáo, với sút cân vừa phải và hoặc một giai đoạn mất kinh nhất thời.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng.

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/02/2022 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các loại thể bệnh của hoang tưởng cảm thụ

Các loại thể bệnh của hoang tưởng cảm thụ

Nguồn gốc của hoang tưởng có thể: từ định kiến hay ám ảnh chuyển sang từ ảo giác mà hình thành hoặc hiện tượng duy nhất của một bệnh loạn thần còn sót lại...

28/03/2022

1659 Lượt xem

5 Phút đọc

Đặc điểm hình thành và tiến triển của hoang tưởng suy đoán

Đặc điểm hình thành và tiến triển của hoang tưởng suy đoán

Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra , nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác không thể giải...

28/03/2022

2107 Lượt xem

5 Phút đọc

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, đây là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Đặc điểm tư duy là phản ánh thực tại khách quan một...

28/03/2022

6496 Lượt xem

5 Phút đọc

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính ...

28/03/2022

1627 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG