Nội dung chính
  • 1. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?
  • 2. Cần lưu ý gì cho bệnh nhân trước khi tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể?
  • 3. Cần theo dõi những gì sau khi tán sỏi ngoài cơ thể?
  • 4. Nội soi lấy sỏi ngược dòng là phương pháp gì?
  • 5. Cần lưu ý những gì cho bệnh nhân trước khi tiến hành nội soi tán sỏi ngược dòng?
  • 6. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi ra viện sau khi tán sỏi nội soi ngược dòng?
  • 7. Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ là gì?
  • 8. Bệnh nhân cần lưu ý những gì trước khi tiến hành tán sỏi qua da?
  • 9. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi ra viện sau khi tán sỏi qua da?
  • 10. Khi nào cần phẫu thuật (mổ) lấy sỏi tiết niệu?
  • 11. Phẫu thuật có giải quyết được hoàn toàn tình trạng sỏi tiết niệu hay không?
  • 12. Những biến chứng có thể gặp trong và sau mổ sỏi tiết niệu là gì?
  • 13. Ống thông niệu quản là gì? Cần chú ý những gì nếu được đặt ống thông niệu quản?
  • 14. Những dấu hiệu nào là dấu hiệu cảnh báo cần phải khám lại ngay sau khi tiến hành can thiệp lấy sỏi?
Nội dung chính
  • 1. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?
  • 2. Cần lưu ý gì cho bệnh nhân trước khi tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể?
  • 3. Cần theo dõi những gì sau khi tán sỏi ngoài cơ thể?
  • 4. Nội soi lấy sỏi ngược dòng là phương pháp gì?
  • 5. Cần lưu ý những gì cho bệnh nhân trước khi tiến hành nội soi tán sỏi ngược dòng?
  • 6. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi ra viện sau khi tán sỏi nội soi ngược dòng?
  • 7. Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ là gì?
  • 8. Bệnh nhân cần lưu ý những gì trước khi tiến hành tán sỏi qua da?
  • 9. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi ra viện sau khi tán sỏi qua da?
  • 10. Khi nào cần phẫu thuật (mổ) lấy sỏi tiết niệu?
  • 11. Phẫu thuật có giải quyết được hoàn toàn tình trạng sỏi tiết niệu hay không?
  • 12. Những biến chứng có thể gặp trong và sau mổ sỏi tiết niệu là gì?
  • 13. Ống thông niệu quản là gì? Cần chú ý những gì nếu được đặt ống thông niệu quản?
  • 14. Những dấu hiệu nào là dấu hiệu cảnh báo cần phải khám lại ngay sau khi tiến hành can thiệp lấy sỏi?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sỏi tiết niệu: giải đáp về điều trị, nội soi, tán sỏi, biến chứng

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Chuyên khoa Nội tổng hợp,Nam Học,Thận Tiết niệu
Tán sỏi ngoài cơ thể, Nội soi lấy sỏi ngược dòng, Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ, Ống thông niệu quản...bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây. Bạn có thể đặt câu hỏi để bác sĩ giải đáp miễn phí trên ứng dụng ISOFHCARE.
Nội dung chính
  • 1. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?
  • 2. Cần lưu ý gì cho bệnh nhân trước khi tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể?
  • 3. Cần theo dõi những gì sau khi tán sỏi ngoài cơ thể?
  • 4. Nội soi lấy sỏi ngược dòng là phương pháp gì?
  • 5. Cần lưu ý những gì cho bệnh nhân trước khi tiến hành nội soi tán sỏi ngược dòng?
  • 6. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi ra viện sau khi tán sỏi nội soi ngược dòng?
  • 7. Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ là gì?
  • 8. Bệnh nhân cần lưu ý những gì trước khi tiến hành tán sỏi qua da?
  • 9. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi ra viện sau khi tán sỏi qua da?
  • 10. Khi nào cần phẫu thuật (mổ) lấy sỏi tiết niệu?
  • 11. Phẫu thuật có giải quyết được hoàn toàn tình trạng sỏi tiết niệu hay không?
  • 12. Những biến chứng có thể gặp trong và sau mổ sỏi tiết niệu là gì?
  • 13. Ống thông niệu quản là gì? Cần chú ý những gì nếu được đặt ống thông niệu quản?
  • 14. Những dấu hiệu nào là dấu hiệu cảnh báo cần phải khám lại ngay sau khi tiến hành can thiệp lấy sỏi?

 

Sỏi tiết niệu: giải đáp về điều trị, nội soi, tán sỏi, biến chứng, bác sĩ IVIE - Bác sĩ ơi sẽ tiếp tục giải đáp các thắc mắc về các phương pháp can thiệp lấy sỏi tiết niệu thường được sử dụng hiện nay, bao gồm: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da và phẫu thuật lấy sỏi.

Sỏi tiết niệu: giải đáp về điều trị, nội soi, tán sỏi, biến chứng

Sỏi tiết niệu: giải đáp về điều trị, nội soi, tán sỏi, biến chứng

1. Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Tán sỏi ngoài cơ thể là một biện pháp điều trị sỏi tiết niệu. Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu, không phải mổ, ít đau đớn và biến chứng, sử dụng sóng năng lượng làm vỡ sỏi có kích thước lớn thành các mảnh nhỏ và sau đó theo dòng nước tiểu qua đường tự nhiên ra ngoài.

Tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể

2. Cần lưu ý gì cho bệnh nhân trước khi tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể?

Tán sỏi ngoài cơ thể là một biện pháp can thiệp khá an toàn, gần như không phải chuẩn bị đặc biệt gì trước khi tán hành. Tuy nhiên không phải sỏi nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này, phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp này có phơi nhiễm với tia X, không áp dụng được cho phụ nữ có thai. Các bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc cơ địa dễ chảy máu cũng cần được tư vấn bác sĩ trước khi tiến hành can thiệp.

Trong quá trình can thiệp, có thể bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc giảm đau, vì vậy, tiền sử dị ứng thuốc trước đây của bạn là rất quan trọng và cần cung cấp cho bác sĩ trước khi tiến hành thủ thuật.

Phương pháp có thể phải tiến hành nhiều lần (mỗi lần cách nhau từ 2 – 3 tuần) mới có thể sạch sỏi hoàn toàn.

Gọi đến tổng đài 1900 3367 để Đặt lịch khám với bác sĩ Thận - Tiết niệu giỏi tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và các bệnh viện lớn, uy tín tại Hà Nội hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi - Bác sĩ ơi để tư vấn y tế từ xa với bác sĩ.

3. Cần theo dõi những gì sau khi tán sỏi ngoài cơ thể?

Sau khi tán sỏi ngoài cơ thể, cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tình trạng đau sau tán: Bệnh nhân có thể có cảm giác đau mỏi thắt lưng sau tán, đây là điều bình thường. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường thì cần báo lại với bác sĩ ngay.
  • Màu sắc nước tiểu: Sau tán sỏi, do các mảnh vụn sỏi di chuyển, nước tiểu có thể có màu hồng nhạt do có máu, tuy nhiên nếu nước tiểu màu đỏ đậm hoặc có cục máu đông thì là trường hợp đái máu nặng và cần phải được xử trí.
  • Tái khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ

4. Nội soi lấy sỏi ngược dòng là phương pháp gì?

Đối với các sỏi tiết niệu có chỉ định nội soi tán sỏi ngược dòng, bác sĩ sẽ dùng một ống dài có gắn camera đi từ niệu đạo của bệnh nhân, qua bàng quang và sau đó tiếp cận vị trí sỏi, tiếp đến dùng năng lượng sóng để đập vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ, trôi theo nước tiểu ra ngoài.

Nội soi tán sỏi ngược dòng

Nội soi tán sỏi ngược dòng

5. Cần lưu ý những gì cho bệnh nhân trước khi tiến hành nội soi tán sỏi ngược dòng?

Tán sỏi nội soi ngược dòng là biện pháp can thiệp sử dụng đường dẫn nước tiểu tự nhiên để tiếp cận sỏi, không phải mổ, nhưng vẫn cần phải thực hiện trong phòng vô trùng và có chuẩn bị. Người bệnh chú ý các vấn đề sau trước khi tiến hành phẫu thuật:

  • Khai báo đầy đủ tiền sử dị ứng thuốc trước khi phẫu thuật, các bệnh đang mắc (đặc biệt các bệnh liên quan đến rối loạn đông cầm máu)
  •  Nhịn ăn, uống ít nhất 6 tiếng
  • Có người nhà đi theo

6. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi ra viện sau khi tán sỏi nội soi ngược dòng?

Sau khi tán sỏi nội soi ngược dòng, người bệnh sẽ được bác sĩ đặt một ống sonde dài dọc theo niệu quản (ống thông niệu quản - sonde JJ), có tác dụng tránh cho sỏi gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu khi rơi xuống. Sonde này thường được rút bỏ sau khoảng 1 tháng tính từ thời điểm tiến hành phẫu thuật. Vì thế người bệnh cần lưu ý những điểm dưới đây sau khi ra viện:

  • Theo dõi màu sắc nước tiểu, tình trạng đau, tình trạng sốt, có bất thường (đái máu số lượng nhiều, đau nhiều, sốt cao, tiểu ra mủ….) phải khám lại ngay
  • Nếu không có gì bất thường, phải quay lại khám theo hẹn của bác sĩ để rút sonde JJ còn trong cơ thể

7. Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ là gì?

Đây là một phương pháp được sử dụng khá rộng rãi để lấy sỏi hiện nay. Với phương pháp này, người bệnh được thực hiện trong phòng mổ và gây mê. Bác sĩ sẽ tạo một đường hầm xuyên qua da phía sau lưng người bệnh và thực hiện tán sỏi thông qua đường hầm đó.

8. Bệnh nhân cần lưu ý những gì trước khi tiến hành tán sỏi qua da?

Một số lưu ý những trước khi tiến hành tán sỏi qua da

Một số lưu ý những trước khi tiến hành tán sỏi qua da

Tán sỏi qua da là một phẫu thuật thực sự, vì vậy, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau trước khi tiến hành phương pháp:

  • Khai báo các tiền sử dị ứng thuốc và bệnh tật mắc phải trước đây.
  • Cần có người nhà đi theo.
  • Nhịn ăn, uống tối thiểu 6 tiếng trước phẫu thuật.
  • Có thể phải nằm viện theo dõi hậu phẫu dài ngày tùy theo tình trạng bệnh.
  • Bác sĩ có thể cần đặt một ống dẫn lưu ở vị trí mổ để theo dõi trong thời gian nằm viện sau phẫu thuật.

9. Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi ra viện sau khi tán sỏi qua da?

Các lưu ý sau khi ra viện đối với bệnh nhân tán sỏi qua da tương tự như bệnh nhân nội soi lấy sỏi ngược dòng. Tuy nhiên vì phương pháp có sử dụng đường mổ nên thường sau 7 – 10 ngày, người bệnh phải quay lại cơ sở y tế để cắt chỉ vết mổ. 

10. Khi nào cần phẫu thuật (mổ) lấy sỏi tiết niệu?

Sỏi tiết niệu phải mổ khi các biện pháp can thiệp tối thiểu hoặc dùng thuốc không giải quyết được tình trạng sỏi và các biến chứng của nó. Ngày nay, việc mổ sỏi tiết niệu có chỉ định hạn chế hơn do hiệu quả của các phương pháp khác (đã trình bày ở trên), tuy nhiên, trong một số trường hợp khó khăn, bệnh nhân nhiều biến chứng, chỉ định mổ vẫn cần phải đặt ra và cần được giải thích cụ thể với bệnh nhân và gia đình người bệnh.

Bạn có thể đọc thêm Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

11. Phẫu thuật có giải quyết được hoàn toàn tình trạng sỏi tiết niệu hay không?

Không phải trường hợp nào phẫu thuật cũng có thể giải quyết hết 100% tình trạng sỏi của bệnh nhân. Tùy vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ phải quyết định lấy 1 hay toàn bộ sỏi, xử lý sỏi nào trước, có cần phẫu thuật lại sau đó hay không… Cần chú ý rằng không phải tất cả các trường hợp có sỏi tiết niệu đều cần phải can thiệp xử lý sỏi triệt để. Nếu sỏi không gây biến chứng, kích thước nhỏ, bác sĩ có thể cho bệnh nhân tiếp tục theo dõi khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ (biến chứng) của việc giải quyết sỏi.

12. Những biến chứng có thể gặp trong và sau mổ sỏi tiết niệu là gì?

Mổ sỏi tiết niệu cũng có các nguy cơ như các cuộc mổ khác, ví dụ như:

  • Trong mổ: sốc phản vệ với thuốc gây mê, chảy máu, tụt huyết áp…
  • Sau mổ: nhiễm trùng, suy thận cấp, chảy máu, đau, hẹp niệu quản…

Các biến chứng này gặp phải với tỉ lệ khác nhau và cần được theo dõi sát.

13. Ống thông niệu quản là gì? Cần chú ý những gì nếu được đặt ống thông niệu quản?

Ống thông niệu quản (thường hay gặp nhất là sonde JJ) là ống dẫn nước tiểu cấu tạo bằng nhựa tổng hợp, được đặt vào trong lòng niệu quản sau các phẫu thuật và can thiệp tiết niệu, mục đích nhằm định hình niệu quản, tránh tắc nghẽn đường tiểu khi các sỏi di chuyển.

Ống thông niệu quản

Ống thông niệu quả

Tùy theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể được đặt ống thông niệu quản có thời hạn sử dụng khác nhau. Thông thường, người bệnh được đặt loại ống thông 1 tháng (tức là sau 1 tháng phải rút ra). Một số trường hợp người bệnh phải lưu ống thông dài hạn do niệu quản tự nhiên bị hẹp, dễ gây tắc nghẽn đường tiểu, loại ống thông này có tuổi thọ dài hơn (thường 1 năm bệnh nhân đến thay 1 lần và đặt lại 1 ống thông mới).

14. Những dấu hiệu nào là dấu hiệu cảnh báo cần phải khám lại ngay sau khi tiến hành can thiệp lấy sỏi?

Một số dấu hiệu được coi là có tính chất “cảnh báo” mà người bệnh cần chú ý để khám lại ngay sau khi can thiệp lấy sỏi:

  • Sốt cao, nước tiểu đục
  • Lơ mơ, li bì
  • Đau dữ dội vùng thắt lưng hoặc vị trí phẫu thuật không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường
  • Đột ngột bí tiểu hoặc số lượng nước tiểu ngày một giảm dần
  • Nôn mửa, đau đầu, phù tay chân
  • Đái máu số lượng nhiều

Sỏi tiết niệu với những giải đáp của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể đặt câu hỏi trên ứng dụng Bác Sĩ Ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để bác sĩ giải đáp miễn phí.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sỏi tiết niệu: giải đáp về điều trị, nội soi, tán sỏi, biến ...

Tán sỏi ngoài cơ thể, Nội soi lấy sỏi ngược dòng, Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ, Ống thông niệu quản...bác sĩ sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây. ...

Icon thời gian
27/04/2022
1345 Lượt xem
Icon thời gian
7 Phút đọc

Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

"Sỏi tiết niệu khi nào phải vào viện điều trị?, Có thuốc điều trị đặc hiệu làm tan hoàn toàn sỏi hay không?, bài thuốc dân gian có tác dụng trong điều trị sỏi...

Icon thời gian
27/04/2022
2012 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Bệnh thận đa nang di truyền và những điều cần biết

Trong số các bệnh lý thận di truyền, thận đa nang là bệnh lý thường gặp. Bệnh không chỉ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng...

Icon thời gian
27/04/2022
2682 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

5 loại thực phẩm tốt cho người mắc sỏi thận theo đông y

Các bài thuốc điều trị sỏi thận theo quan điểm Đông y có thành phần chủ yếu là các dược liệu, thảo dược từ thiên nhiên, thậm chí là những loại rau quả rất quen ...

Icon thời gian
27/04/2022
2143 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG