Nội dung chính
  • 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Solifenacin
  • 2. Chỉ định của thuốc
  • 3. Chống chỉ định của thuốc
  • 4. Những lưu ý khi sử dụng Solifenacin
  • 5. Lời khuyên của bác sĩ
Nội dung chính
  • 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Solifenacin
  • 2. Chỉ định của thuốc
  • 3. Chống chỉ định của thuốc
  • 4. Những lưu ý khi sử dụng Solifenacin
  • 5. Lời khuyên của bác sĩ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Solifenacin- Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Thận Tiết niệu,Chuyên khoa Nội tổng hợp,Nam học
Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý thường gặp do hoạt động quá mức của các cơ co bóp bàng quang, dẫn đến triệu chứng đi tiểu quá mức và ảnh hưởng đến hoạt động sống hằng ngày của người bệnh. Solifenacin là thuốc thuộc nhóm kháng muscarinic và thường được chỉ định đầu tay để điều trị bệnh lý này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này. 
Nội dung chính
  • 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Solifenacin
  • 2. Chỉ định của thuốc
  • 3. Chống chỉ định của thuốc
  • 4. Những lưu ý khi sử dụng Solifenacin
  • 5. Lời khuyên của bác sĩ

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Solifenacin

Thuốc solifenacin là hoạt chất có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ở bàng quang, vì thế giúp tăng khả năng lưu trữ của nước tiểu trong bàng quang, giúp giảm số lần đi tiểu của người bệnh. Việc kết hợp solifenacin với chế độ ăn uống và tập luyện giúp cải thiện phần lớn triệu chứng ở bệnh nhân có tình trạng bàng quang tăng hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

2. Chỉ định của thuốc

Chỉ định sử dụng thuốc solifenacin cho người bệnh có các triệu chứng tiểu không tự chủ do thôi thúc (tiểu són), tiểu gấp hoặc tiểu nhiều lần do các nguyên nhân khác nhau (trong đó có bàng quang tăng hoạt)

Vesicare - một chế phẩm chứa Solifenacin trên thị trường hiện nay

Vesicare - một chế phẩm chứa Solifenacin trên thị trường hiện nay

Liều thường dùng của thuốc là 5 mg uống 1 lần trong ngày và có thể tăng đến 10 mg/ngày nếu triệu chứng chưa được cải thiện. Thuốc được uống nguyên viên với nước lọc, có thể uống trước hoặc sau ăn.

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

3. Chống chỉ định của thuốc

Việc sử dụng solifenacin phải do bác sĩ chỉ định và tuyệt đối không tự ý sử dụng do thuốc có các chống chỉ định sử dụng với các bệnh nhân đang có những tình trạng sau:

  • Bệnh nhân bí tiểu (cấp hoặc mạn tính) hoặc những bệnh nhân có số lượng nước tiểu tồn dư lớn hơn 150 ml (Đo trên siêu âm hệ tiết niệu)
  • Bệnh nhân bị phình giãn đại tràng bẩm sinh
  • Bệnh nhân nhược cơ 
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Các bệnh nhân suy gan hoặc suy thận nặng 

Chống chỉ định: bệnh nhân bí tiểu

Thuốc solifenacin chống chỉ định bệnh nhân bí tiểu

Sử dụng thuốc VESICARE hoặc các thành phần có gốc solifenacin succinate 5mg cần phải có tư vấn kỹ càng của bác sĩ hoặc dược sĩ lâu năm kinh nghiệm. Bạn có thể để liên hệ dược sĩ và đặt ship online tại đây  hoặc liên hệ 1900 3367 để được trợ giúp.

1900 3367

4. Những lưu ý khi sử dụng Solifenacin

Lưu ý khi sử dụng thuốc solifenacin bao gồm:

  • Việc dùng kèm solifenacin với một số thuốc kháng sinh chống nấm như ketoconazole hoặc thuốc kháng virus có thể làm gia tăng hoạt tính và ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong cơ thể, do vậy cần báo cáo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng những thuốc này.
  • Solifenacin có thể gây ra các tác dụng phụ do ức chế hệ phó giao cảm trong cơ thể như khô miệng, khô môi, táo bón, nhìn mờ, đặc biệt là khi dùng lâu dài. Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của Solifenacin là gây phù mạch (dị ứng, phát ban trên da, đỏ da…)  kèm theo khó thở do tắc nghẽn đường thở. Khi xuất hiện tình trạng này, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được xử trí tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Người bệnh bị suy gan, suy thận nặng cần được chỉnh liều khi sử dụng solifenacin

Người bệnh bị suy gan, suy thận nặng cần được chỉnh liều khi sử dụng solifenacin

  • Do tác dụng lưu trữ nước tiểu nên solifenacin tuyệt đối không được sử dụng ở bệnh nhân có tình trạng bí tiểu, thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bàng quang… nên cần được điều trị ổn các tình trạng này trước khi muốn sử dụng solifenacin.
  • Người bệnh bị suy gan, suy thận nặng cần được chỉnh liều khi sử dụng solifenacin để tránh việc quá liều do chức năng đào thải của cơ thể bị suy giảm.

Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

5. Lời khuyên của bác sĩ

Bàng quang tăng hoạt thực tế có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như nhiễm trùng đường tiểu, nguyên nhân thần kinh, sỏi tiết niệu… vì vậy, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Thuốc solifenacin chỉ được sử dụng khi đã loại trừ các nguyên nhân nhiễm khuẩn, sỏi và tắc nghẽn. Việc sử dụng thuốc có thể đem đến cho người bệnh nhiều tác dụng phụ không mong muốn, do đó cần báo ngay cho bác sĩ khi những triệu chứng này kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. 

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/08/2022 - Cập nhật 04/04/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Solifenacin- Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt

Solifenacin- Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý thường gặp do hoạt động quá mức của các cơ co bóp bàng quang, dẫn đến triệu chứng đi tiểu quá mức và ảnh hưởng đến hoạt động...

18/08/2022

1267 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG