Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue
  • 2. Dấu hiệu cảnh báo và dấu hiệu cần nhập viện:
  • 3. Chú ý khi theo dõi và điều trị sốt xuất huyết tại nhà.
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue
  • 2. Dấu hiệu cảnh báo và dấu hiệu cần nhập viện:
  • 3. Chú ý khi theo dõi và điều trị sốt xuất huyết tại nhà.
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sốt xuất huyết Dengue người lớn khi nào cần nhập viện?

Hàng năm, cùng với sự phát triển, sinh sôi của véc tơ truyền bệnh muỗi vằn, Sốt xuất huyết Dengue bùng lên thành dịch diễn biến phức tạp, số ca mắc và số bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong cũng tăng theo. Bệnh có thể diễn biến nặng bất cứ lúc nào, và hiện tại chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì thế việc hiểu biết dự phòng, nhận biết những dấu hiệu nguy cơ cảnh báo của bệnh lý này rất quan trọng để tránh những trường hợp đáng tiếc khi phát hiện muộn.
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue
  • 2. Dấu hiệu cảnh báo và dấu hiệu cần nhập viện:
  • 3. Chú ý khi theo dõi và điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

1. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue

Virus Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà có thể mắc bệnh lại nếu bị nhiễm với type khác.

Nghĩ tới bị bệnh sốt xuất huyết khi bệnh nhân sống/ đi tới vùng dịch tễ, có sốt ≤ 7 ngày, và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

  • Chán ăn, buồn nôn, nôn
  • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt
  • Phát ban
  • Xuất huyết da hoặc dây thắt dương tính
  • Giảm bạch cầu
  • Chỉ số hematocrit tăng
  • Tiểu cầu giảm

Để chẩn đoán xác định bác sĩ sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm huyết thanh như: 

  • Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1
  • Xét nghiệm kháng thể IgM
  • Xét nghiệm kháng thể IgG

Nguyên nhân dẫn đến diễn biến nặng, tử vong của bệnh là thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc, suy hô hấp, xuất huyết nặng và suy đa tạng. 

Bệnh diễn biến thường phức tạp, không lường trước được, giai đoạn nguy hiểm của bệnh thường vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, khi đó bệnh nhân có thể đã giảm sốt hoặc hết sốt, cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đặc biệt cần chú ý theo dõi tái khám đúng hẹn đặc biệt vào những ngày này.

Muỗi vằn là véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

Muỗi vằn là véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

2. Dấu hiệu cảnh báo và dấu hiệu cần nhập viện:

Khi nghi ngờ và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue cần nhập viện ngay nếu có dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Vật vã, lừ đừ, li bì
  • Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau vùng gan (vùng hạ sườn phải và trên rốn)
  • Nôn ói nhiều ≥ 3 lần/1 giờ hoặc ≥ 4 lần/ 6 giờ.
  • Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc có máu, chảy máu âm đạo hoặc tiểu máu
  • Tiểu ít hoặc không tiểu trên 6 giờ
  • Bác sĩ thăm khám thấy gan to > 2cm dưới bờ sườn
  • Xét nghiệm Hct tăng và tiểu cầu giảm nhanh.
  • AST/ALT ≥ 400 U/L
  • Tràn dịch màng phổi, màng bụng trên siêu âm hoặc X quang

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Ngoài ra một số trường hợp nên được nhập viện điều trị như:

  • Sống một mình
  • Nhà quá xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng.
  • Gia đình không có khả năng theo dõi sát
  • Thừa cân, béo phì
  • Phụ nữ có thai
  • Người lớn tuổi (>= 60 tuổi)
  • Bệnh mạn tính đi kèm (bệnh lý thận, tim mạch, hẹn, COPD kiểm soát kém, đái tháo đường, thiếu máu tan máu …)

Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết Dengue nguy hiểm

Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết Dengue nguy hiểm

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

3. Chú ý khi theo dõi và điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết Dengue được điều trị ngoại trú tại nhà. Khi điều trị tại nhà cần lưu ý những điều sau:

- Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao ≥ 38,5°C, nới lỏng quần áo và chườm hạ sốt bằng nước ấm ở vùng nách, bẹn 2 bên.

- Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15mg/kg cân nặng/lần (1 đến 2 viên), mỗi lần cách nhau mỗi 4-6 giờ.

  • Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24 giờ (không quá 8 viên paracetamol hàm lượng 500 gram)
  • Không dùng aspirin (acetylsalicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan chuyển hóa máu.

Trường hợp sốt xuất huyết Dengue

Trường hợp sốt xuất huyết Dengue

- Bù dịch sớm bằng đường uống: Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước trái cây (nước dừa, cam, chanh...) hoặc nước cháo loãng với muối. Có thể bổ sung vitamin C tổng hợp đường uống.

- Không ăn uống những thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ như xá xị, sô cô la,... vì có thể đi ngoài phân đen gây nhầm lẫn với dấu hiệu chảy máu đường tiêu hóa.

- Không nên dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ

- Không ăn kiêng, nhịn uống

- Không lạm dụng truyền dịch, chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ như: li bì, không uống được nước, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, có dấu hiệu mất nước hoặc có xét nghiệm hematocrit tăng cao.

Sốt xuất huyết Dengue hầu hết có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên cần theo dõi liên tục và lưu ý khi sử dụng thuốc. Bạn có thể nhận tư vấn từ xa với bác sĩ online qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi - Bác sĩ ơi!.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/11/2022 - Cập nhật 28/11/2022
4.7/5 - (6 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sốt xuất huyết Dengue người lớn khi nào cần nhập viện?

Sốt xuất huyết Dengue người lớn khi nào cần nhập viện?

Hàng năm, cùng với sự phát triển, sinh sôi của véc tơ truyền bệnh muỗi vằn, Sốt xuất huyết Dengue bùng lên thành dịch diễn biến phức tạp, số ca mắc và số bệnh...

28/11/2022

887 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG