Nội dung chính
  • 1. Sốt xuất huyết là gì?
  • 2. Triệu chứng của sốt xuất huyết
  • 3. Những sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng
  • 4. Lưu ý khi nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết?
Nội dung chính
  • 1. Sốt xuất huyết là gì?
  • 2. Triệu chứng của sốt xuất huyết
  • 3. Những sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng
  • 4. Lưu ý khi nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

3 Sai lầm khiến sốt xuất huyết ngày càng trở nặng

Hiện nay, sốt xuất huyết đã bước vào mùa cao điểm khi số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh đang có xu hướng gia tăng. Đáng lưu ý, phần lớn các trường hợp bệnh diễn tiến nặng do người bệnh chủ quan, tự điều trị tại nhà.
Nội dung chính
  • 1. Sốt xuất huyết là gì?
  • 2. Triệu chứng của sốt xuất huyết
  • 3. Những sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng
  • 4. Lưu ý khi nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết?

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả. Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Hiện nay là thời gian mà bệnh sốt xuất huyết diễn ra nhiều nhất, vì hết người dân cần hết sức cẩn thận để tránh căn bệnh nguy hiểm này.

2. Triệu chứng của sốt xuất huyết

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Bệnh sẽ tùy vào từng giai đoạn và mức độ bệnh nặng nhẹ, vậy nên những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau.

Ở thể nhẹ:

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C; sốt có thể kéo dài 4 – 7 ngày và rất khó hạ sốt
  • Nhức đầu kèm theo đau sau hốc mắt 
  • Đau cơ 
  • Buồn nôn 
  • Nôn mửa 
  • Phát ban 
  • Giảm bạch cầu

Ở thể nặng:

  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Thoát huyết tương gây sốc 
  • Ứ dịch với tình trạng suy hô hấp 
  • Xuất huyết nội tạng (đi cầu ra máu) kèm theo giảm tiểu cầu 
  • Suy tạng nghiêm trọng như bệnh gan với tăng transaminase, hoặc viêm màng não với suy giảm ý thức 
  • Suy tim

Ở thể nặng nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, hiện nay nước ta đang có dịch COVID- 19 những triệu chứng của bệnh gần giống với sốt xuất huyết. Vì thế người bệnh cần có kiến thức để phân biệt triệu chứng của hai bệnh này.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Những sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng

a. Chủ quan không đi khám bệnh

Thường sốt xuất huyết sẽ chia thành 3 mức độ khác nhau đó là: nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng.

Ở mức độ nhẹ người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định theo dõi tại nhà, nhưng người bệnh vẫn cần phải đi khám để được chẩn đoán và theo dõi đàng hoàng vì bệnh có thể tiến triển nhẹ sang nặng. Còn ở mức độ nặng có thể gây ra các biến chứng nặng cho người bệnh như: Xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

b. Hết sốt là khỏi bệnh

Sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Ở sau giai đoạn sốt cao cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Lúc này người bệnh đã hết sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đây mới là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Các triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,... Và tùy thuộc vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue hay tử vong.

Vì vậy, đây được coi là giai đoạn người bệnh cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ nhất, không những thế bệnh nhân ở giai đoạn này cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng và nên đi lại nhiều.

c. Chỉ mắc bệnh 1 lần trong đời

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 týp khác nhau, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Và cả 4 týp virus này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam cao và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng týp riêng lẻ.  Vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 týp virus khác nhau. 

4. Lưu ý khi nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết?

Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp. 

3-4 ngày đầu, nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên của bác sĩ như sau:

- Nằm nghỉ ngơi.

- Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như: cháo, súp, sữa; uống nhiều nước, có thể uống dung dịch Oresol, nước trái cây; và duy trì 1500-2500ml nước / ngày

- Uống thuốc hạ sốt, chỉ được hạ sốt bằng paracetamol chứ không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin vì có nguy cơ gây chảy máu đồng thời và chườm mát cho người bệnh.

- Theo dõi liên tục, nếu bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu không có diễn biến bất thường cũng cần đến khám lại theo hẹn của bác sĩ.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/10/2021 - Cập nhật 04/03/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4465 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG