Nội dung chính
  • 1. Khái niệm sốt xuất huyết và Covid- 19
  • 2. Bệnh sốt xuất huyết
  • 3. Virus Covid- 19
  • 4. Cách phòng tránh 2 bệnh truyền nhiễm này
Nội dung chính
  • 1. Khái niệm sốt xuất huyết và Covid- 19
  • 2. Bệnh sốt xuất huyết
  • 3. Virus Covid- 19
  • 4. Cách phòng tránh 2 bệnh truyền nhiễm này
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và Covid- 19

Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra, thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số biểu hiện ban đầu giống với COVID, có thể gây nhầm lẫn như: Sốt, đau mỏi cơ và đáng chú ý cả bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 đều có thể gây bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra các biến chứng. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng ISOFHCARE tìm ra các diển khác nhau của hai bệnh truyền nhiễm này nhé!
Nội dung chính
  • 1. Khái niệm sốt xuất huyết và Covid- 19
  • 2. Bệnh sốt xuất huyết
  • 3. Virus Covid- 19
  • 4. Cách phòng tránh 2 bệnh truyền nhiễm này

1. Khái niệm sốt xuất huyết và Covid- 19

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả. Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 là loài vi sinh vật thuộc họ Coronavirus. Họ virus này gồm nhiều chủng gây viêm mũi họng cấp nhẹ (cảm thường) ở người và động vật. Tuy nhiên, chủng SARS-CoV-2 được nghi ngờ có nguồn gốc từ virus corona trên động vật hoang dã đã biến đổi để lây truyền sang người. Hiện nay, chúng ta chưa tìm ra được nguồn gốc của virus để có biện pháp phòng tránh lây nhiễm triệt để từ động vật sang người.

2. Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết

a. Nguồn lây

Sốt xuất huyết lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt và hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh sẽ truyền virus cho người lành qua vết đốt. Vì thế, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch. Trong ổ dịch sốt xuất huyết 1 trường hợp mắc bệnh điển hình thì  sẽ có hàng chục trường hợp mang virus tiềm ẩn và có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác.

b. Thời gian ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh sẽ là khoảng thời gian từ sau khi bị muỗi nhiễm virus đốt đến khi có triệu chứng đầu tiên. Giai đoạn này khoảng 4 đến 7 ngày và có thể kéo dài đến 14 ngày. Trong giai đoạn này người bệnh vẫn khỏe mạnh và không biểu hiện triệu chứng gì, nhưng khoảng 12-18h trước khi có triệu chứng sốt thì người bệnh sẽ có thể là nguồn lây bệnh.

c. Dấu hiệu và triệu chứng

Thể nhẹ đến trung bình 

  • Sốt cao
  • Nhức đầu kèm theo đau sau hốc  mắt
  • Đau cơ
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Phát ban
  • Giảm bạch cầu
  • Các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng: đau bụng hoặc nôn nhiều, có biểu hiện ứ dịch, xuất huyết niêm mạc như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da; hôn mê, bồn chồn, và gan to.

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Thể nặng

  • Thoát huyết tương gây sốc 
  • Ứ dịch với tình trạng suy hô hấp
  • Xuất huyết nội tạng (đi cầu ra máu) kèm theo giảm tiểu cầu
  • Suy tạng nghiêm trọng như bệnh gan với tăng transaminase, hoặc viêm màng não với suy giảm ý thức
  • Suy tim

d. Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố và nguy cơ có thể gây bệnh đối với bệnh sốt xuất huyết nặng bao gồm:

  • Tuổi (đặc biệt ở trẻ sơ sinh)
  • Nhiễm sốt xuất huyết lần 2
  • Ở vùng dịch sốt xuất huyết
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, hen suyễn hoặc bệnh tim mạch.

Giá xét nghiệm sốt xuất huyết thường từ 280,000đ tùy từng cơ sở y tế. Bạn có thể gọi đến tổng đài đặt lịch khám tư vấn hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà hoặc tại cơ sở y tế gần nhất.

1900 3367

3. Virus Covid- 19

Covid- 19

a. Nguồn lây

Do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, chủ yếu lây lan khi người nhiễm bệnh thở ra các giọt bắn và các hạt rất nhỏ có chứa virus. Giọt bắn và hạt này có thể bị người khác hít vào hoặc rơi vào mắt, mũi hoặc miệng của họ. Trong một số trường hợp, họ có thể gây ô nhiễm các bề mặt họ chạm vào. Những người ở gần hơn 6 feet so với người bị nhiễm có khả năng bị nhiễm bệnh nhất. Và có thể lây nhiễm giữa người và động vật (mức độ hiếm gặp).

b. Thời gian ủ bệnh

Các triệu chứng Covid-19 thường xuất hiện từ ngày thứ 2 – 14, với thời gian trung bình là 4-5 ngày kể từ khi tiếp xúc với các triệu chứng khởi phát. Còn riêng với biến thể Delta, thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ khoảng 2 – 4 ngày. Và trong thời gian này, virus vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

c. Dấu hiệu và triệu chứng

Thể nhẹ đến trung bình

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ hoặc cơ thể
  • Đau đầu
  • Mất vị giác hoặc khứu giác
  • Viêm họng
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy

Thể nặng

  • Khó thở
  • Thiếu oxy
  • Suy hô hấp
  • Sốc
  • Rối loạn chức năng hệ thống đa cơ quan

Những bệnh nhân có dấu hiệu phát triển chuyển biến nặng, thời gian khó thở trung bình dao động từ 5 đến 8 ngày, thời gian trung bình dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) dao động từ 8 đến 12 ngày, và thời gian trung bình để nhập viện ICU (đơn vị hồi sức tích cực) dao động từ 10 đến 12 ngày. .

d. Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố và nguy cơ gây đối với bệnh nặng với COVID-19 bao gồm:

Tuổi> 65

Mắc bệnh nền: tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính, tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh gan, béo phì, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính đang chạy thận hoặc suy giảm miễn dịch (ví dụ: HIV, đang điều trị ung thư, sử dụng corticosteroid, hút thuốc

4. Cách phòng tránh 2 bệnh truyền nhiễm này

Như bạn đã thấy, các triệu chứng cơ bản của 2 bệnh này khá giống nhau và hiện tại cũng là thời điểm giao mùa. Bạn cần áp dụng ngay các biện pháp để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết và COVID-19.

Để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả bạn cần:

– Luôn giữ vệ sinh môi trường, diệt muỗi, phòng muỗi đốt, giữ vệ sinh cá nhân, làm sạch các bề mặt.

– Tuân thủ biện pháp 5K để phòng chống COVID-19.

– Luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với người có các dấu hiệu mắc bệnh.

– Phải nhận biết được các dấu hiệu của sốt xuất huyết và COVID-19 để kịp thời thông báo cho nhân viên y tế. 

– Đến cơ sở y tế để khai thác yếu tố dịch tễ cẩn thận, khai báo trung thực, không tự ý điều trị tại nhà. 

Ngoài ra, IVIE - Bác sĩ ơi có chương trình tư vấn tuyến MIỄN PHÍ 1-1 cùng bác sĩ. Đến với chương trình bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám ở mọi chuyên khoa khác nhau. Hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900 3367 hoặc fanpage IVIE - Bác sĩ ơi_official để được chúng tôi hỗ trợ nhé!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/10/2021 - Cập nhật 13/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và Covid- 19

Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và Covid- 19

Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra, thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số biểu hiện ban đầu giống với COVID, có thể gây...

11/10/2021

1551 Lượt xem

5 Phút đọc

Những thói quen vô ý có thể gây lây nhiễm COVID- 19

Những thói quen vô ý có thể gây lây nhiễm COVID- 19

Trong cuộc sống hằng ngày có những thói quen tưởng chừng như vô hại mà có thể khiến bạn mắc nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Hãy lưu ý và loại bỏ những thói quen...

09/09/2021

1512 Lượt xem

3 Phút đọc

Phác đồ chống sốc phản vệ chuẩn Bộ Y tế khi tiêm Vacxin...

Phác đồ chống sốc phản vệ chuẩn Bộ Y tế khi tiêm Vacxin...

Gần đây người dân trên thế giới và ở Việt Nam đã được tiếp cận với nguồn vắc xin phòng chống COVID-19.  Để chuẩn bị thật tốt cho việc tiêm vắc xin đạt hiệu...

28/06/2021

22271 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG