Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán
  • 2. Phân độ
  • 3. Xử trí cấp cứu phản vệ
  • 4. Xử trí tiếp theo
  • 5. Theo dõi
  • 6. Khuyến cáo
  • 7. Lưu ý sau khi tiêm vaccine Covid- 19
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán
  • 2. Phân độ
  • 3. Xử trí cấp cứu phản vệ
  • 4. Xử trí tiếp theo
  • 5. Theo dõi
  • 6. Khuyến cáo
  • 7. Lưu ý sau khi tiêm vaccine Covid- 19
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phác đồ chống sốc phản vệ chuẩn Bộ Y tế khi tiêm Vacxin Covid-19.

Gần đây người dân trên thế giới và ở Việt Nam đã được tiếp cận với nguồn vắc xin phòng chống COVID-19.  Để chuẩn bị thật tốt cho việc tiêm vắc xin đạt hiệu quả, đồng thời hạn chế những vấn đề không mong muốn xảy ra sau khi tiêm, Bộ Y Tế đã ban hành phác đồ chống sốc phản vệ khi tiêm vắc xin COVID-19 . ISOFHCARE chia sẻ với bạn phác đồ trong bài viết dưới đây, đừng quên đọc và nghiên cứu kỹ trước khi tiêm nhé!
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán
  • 2. Phân độ
  • 3. Xử trí cấp cứu phản vệ
  • 4. Xử trí tiếp theo
  • 5. Theo dõi
  • 6. Khuyến cáo
  • 7. Lưu ý sau khi tiêm vaccine Covid- 19

1. Chẩn đoán

  • XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG PHẢN VỆ và NGỪNG NGAY TIẾP XÚC VỚI THUỐC HOẶC DỊ NGUYÊN + GỌI HỖ TRỢ

( Đặt người bệnh nằm đầu thấp )

2. Phân độ

a. NHẸ (ĐỘ I )

+Chỉ có triệu chứng da : mày đay , ngứa , phù mạch.

b. NẶNG (ĐỘ II)

+ Mày đay , ngứa , phù mạch xuất hiện nhanh.

+ Khó thở , tức ngực , thở rít.

+ Đau bụng quặn , nôn.

+ HA chưa tụt hoặc tăng .

+Không có rối loạn ý thức .

c. NGUY KỊCH (ĐỘ III)

+ Đường thở : khàn tiếng , tiếng rít thanh quản.

+ Thở : thở nhanh , khò khè , tím tái , rối loạn nhịp thở.

+ Tuần hoàn : da nhợt , lạnh , ẩm , tụt HA.

+ Rối loạn ý thức , hôn mê rối loạn cơ trơn .

3. Xử trí cấp cứu phản vệ

a. NHẸ (ĐỘ I )

+ Diphenhydramin : uống hoặc tiêm 1mg/1kg

+ Methylprednisolon : uống hoặc tiêm 1-2mg/1kg tùy theo mức độ dị ứng ( hoặc các thuốc tương tự)

b. NẶNG (ĐỘ II)

+ Tiêm bắp :

  • Người lớn : 1/2 ống
  • Trẻ em : 1/5 -1/3 ống
  • Nhắc lại sau mỗi 3-5 phút cho đến khi hết các dấu hiệu về hô hấp và tiêu hóa , huyết động ổn định.
  • Thiết lập sẵn đường truyền tĩnh mạch NaCl 0,9%

c. NGUY KỊCH (ĐỘ III)

+ Đường tĩnh mạch : Sau khi tiêm bắp > 2 lần huyết áp không lên m các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên :

  • Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch : Tiêm TM chậm adrenalin pha loãng 1/10 ( 0,1mg =1ml) , tiêm nhắc lại khi cần
  • Người lớn : 0,5ml-1ml ( 50-100 µg)
  • Trẻ  em : Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm
  • Khi đã có đường truyền : chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch chậm liên tục bắt đầu 0,1 µg/kg/phút , chỉnh theo liều HA .
  • Lưu ý : Mục tiêu duy trì HA tâm thu : Người lớn : ≥ 90mmHg ; Trẻ em : ≥ 70mmHg

4. Xử trí tiếp theo

a. NHẸ (ĐỘ I )

+ Tiếp tục theo dõi mạch , HA , nhịp thở ....

b. NẶNG (ĐỘ II) và NGUY KỊCH (ĐỘ III)

Các biện pháp khác tùy điều kiện ( không thể thay thế được ADRENALIN )

  • Khai thông đường thở , đảm bảo hô hấp : thở oxy , không khí
  • Truyền tĩnh mạch natriclorid 0,9%

+ Người lớn : truyền nhanh 1-2 lít, có thể nhắc lại nếu cần thiết

+ Trẻ em : truyền nhanh 10-20 mk/kg trong 10-20 phút đầu , có thể nhắc lại nếu huyết áp chưa lên

  •  Diphenhydramin :  10-50mg
  • Methylprednisolon : 1-2mg/kg
  • Salbutamol xịt
  • Chuyển đơn vị cấp cứu hồi sức nếu huyết động và hô hấp không ổn định.

5. Theo dõi

  • THEO DÕI : Mạch , huyết áp 5-10 phút /1 lần -SpO2 khi tình trạng ổn định tiếp tục theo dõi 1-2 giờ /lần trong ít nhất 24 giờ tiếp theo ( đề phòng phản vệ trong 2 phút )

6. Khuyến cáo

  • Nhân viên y tế được phép tiêm bắp adrenalin theo phác đồ khi xảy ra phản vệ .
  • Phát thẻ theo dõi dị ứng thuốc – Khám lại chuyên khoa dị ứng sau 4-6 tuần.

( Gọi là tụt huyết áp khi HA tâm thu ≤90mmHg hoặc HA tụt > 30% sao với HA tâm thu nền của người bệnh)

7. Lưu ý sau khi tiêm vaccine Covid- 19

Nếu sau tiêm vaccine bạn có những triệu chứng bất thường ở trên, bạn nên đặt khám tư vấn trực tuyến online sau tiêm Vaccine Covid-19  với bác sĩ để phòng tránh những biến chứng có thể nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi vaccine được đưa vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, người đã tiêm vaccine Covid-19 sẽ sản sinh kháng thể ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, để phát hiện cơ thể có thực sự sản sinh kháng thể chống virus Sars-CoV-2 hay không và cơ thể đã đạt được khả năng miễn dịch với virus này hay chưa, cần được đánh giá thông qua việc xét nghiệm kháng thể Covid-19. Mục đích của việc xét nghiệm kháng thể là giúp hỗ trợ đánh giá đáp ứng miễn dịch của cơ thể với protein SARS‑CoV‑2. Kết quả xét nghiệm kháng thể đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng kháng thể sau tiêm vaccine, đánh giá cơ thể người tiêm có đủ khả năng miễn dịch với virus không. Xét nghiệm kháng thể chưa được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng nhưng đây là xét nghiệm có ý nghĩa lớn đối người dân và với ngành y tế, một số đơn vị tại các thành phố lớn đi đầu trong việc áp dụng xét nghiệm này.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/06/2021 - Cập nhật 27/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và Covid- 19

Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và Covid- 19

Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra, thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số biểu hiện ban đầu giống với COVID, có thể gây...

11/10/2021

1555 Lượt xem

5 Phút đọc

Những thói quen vô ý có thể gây lây nhiễm COVID- 19

Những thói quen vô ý có thể gây lây nhiễm COVID- 19

Trong cuộc sống hằng ngày có những thói quen tưởng chừng như vô hại mà có thể khiến bạn mắc nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Hãy lưu ý và loại bỏ những thói quen...

09/09/2021

1514 Lượt xem

3 Phút đọc

Phác đồ chống sốc phản vệ chuẩn Bộ Y tế khi tiêm Vacxin...

Phác đồ chống sốc phản vệ chuẩn Bộ Y tế khi tiêm Vacxin...

Gần đây người dân trên thế giới và ở Việt Nam đã được tiếp cận với nguồn vắc xin phòng chống COVID-19.  Để chuẩn bị thật tốt cho việc tiêm vắc xin đạt hiệu...

28/06/2021

22273 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG