Chỉ số D-Dimer - một trong những xét nghiệm hữu ích giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng tiêu sợi huyết được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Nếu nồng độ D-Dimer trong máu cao, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm máu hay các chẩn đoán hình ảnh để hỗ trợ. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm này, hãy cùng ISOFH CARE tìm hiểu những thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây nhé!
1. Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?
Khi một protein hòa tan trong máu được chuyển hóa thành một sợi huyết dạng gen rắn để lấp vị trí thành mạch bị tổn thương tức quá trình đông, cầm máu đang diễn ra. Quá trình này nhằm hạn chế sự mất máu, ngăn cản tình trạng chảy máu, đồng thời, giúp duy trì máu luôn ở thể lỏng.
Trong quá trình cầm máu, cơ thể chúng ta tạo ra các sợi của một protein gọi là fibrin, chúng đan vào nhau để tạo thành một mạng lưới fibrin. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp neo giữ cục máu đông đang hình thành tại chỗ cho đến khi vết thương lành. Những cục máu đông này có thể xuất hiện dưới dạng vảy trên da hoặc vết bầm tím dưới da.
Khi vết thương đã lành, có nghĩa là cơ thể không cần cục máu đông nữa. Khi đó, một loại enzyme gọi là plasmid được hình thành để loại bỏ cục máu đông. Dưới tác dụng của enzym này, cục máu đông được phân thành từng mảnh nhỏ và được gọi là sản phẩm phân hủy của fibrin.

Khi vết thương đã lành, có nghĩa là cơ thể không cần cục máu đông nữa.
2. Tại sao cần kiểm tra D-dimer?.
Hiện nay tỷ lệ người mắc các bệnh về đông cầm máu ngày càng tăng cao. Có thể nói đây là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Vậy việc thực hiện kiểm tra chỉ số D-dimer là cần thiết hay không?
Câu trả lời là có, điều này vô cùng cần thiết. Thông qua những con số từ xét nghiệm D-dimer, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng đông máu của bệnh nhân. Một số trường hợp thường gặp như:
a. Huyết khối tĩnh mạch sâu
Hay còn gọi là DVT, đây là cục máu đông phát triển trong tĩnh mạch sâu trong cơ thể bạn. Cục máu đông có thể chặn một phần hoặc hoàn toàn dòng chảy của máu qua tĩnh mạch. Hầu hết các DVT xảy ra ở cẳng chân, đùi hoặc xương chậu của bạn, nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể bao gồm cánh tay, não, ruột, gan hoặc thận.

Hiện nay tỷ lệ người mắc các bệnh về đông cầm máu ngày càng tăng cao.
b. Thuyên tắc phổi (PE)
Thuyên tắc phổi là một cục máu đông trong phổi của bạn xảy ra khi một cục máu đông ở một bộ phận khác của cơ thể (thường là ở chân hoặc cánh tay của bạn) chảy qua mạch máu và đọng lại trong các mạch máu của phổi.
c. Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC)
DIC gây ra quá nhiều cục máu đông hình thành trong cơ thể bạn, có thể gây tổn thương cơ quan và các biến chứng nghiêm trọng khác. Ngoài việc sử dụng xét nghiệm D-dimer để giúp chẩn đoán DIC, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sử dụng xét nghiệm này để giúp theo dõi hiệu quả của việc điều trị DIC.
d. Đột quỵ
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là "cơn đau não" xảy ra khi một mạch máu trong não của bạn bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Giá trị của chỉ số D-dimer gia tăng trong 90% các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu, 95% các trường hợp tắc mạch phổi.
3. Giá trị bình thường của xét nghiệm D-dimer
Hiện nay, xét nghiệm D-dimer có thể thực hiện trên các máy đông máu, máy hóa sinh, máy ELISA và một số máy xét nghiệm nhanh. Nhưng, máy tự động có lẽ là lựa chọn ưu tiên của hầu hết các phòng xét nghiệm.,
Tùy theo thiết bị sử dụng mà phòng xét nghiệm đưa ra giá trị D-dimer tham chiếu phù hợp, cụ thể:
- Đối với máy thử latex: < 500 µg/L hay < 0,5 µg/mL(mg/L).
- Đối với test đo độ đục miễn dịch siêu nhạy: <1,1 µg/mL (mg/L).
Trong một số trường hợp, khiến nồng độ D-dimer tăng lên, thường gặp trong các bệnh lý như:
- Tắc mạch phổi.
- Huyết khối các tĩnh mạch sâu.
- Huyết khối động mạch.
- Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).
- Nhồi máu cơ tim.

Xơ gan
- Giai đoạn sau mổ.
- Làm cầu nối tĩnh mạch-phúc mạc (shunt peritoneovenous).
- Tình trạng tăng đông máu như: Chấn thương, nhiễm trùng các tháng cuối của thời kỳ mang thai, bệnh lý ác tính, giai đoạn hậu phẫu.
- Sản giật.
- Chấn thương.
- Sau điều trị tiêu fibrin (fibrinolysis).
Hiện nay, các xét nghiệm đông cầm máu được liệt vào danh sách bảo hiểm y tế chi trả, và chỉ số D-dimer cũng không ngoại lệ. Để bảo vệ cho bản thân và gia đình hãy thực hiện khám sức khỏe tổng quát 6 tháng một lần bạn nhé!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.