Nội dung chính
  • 1. Tại sao phụ nữ không nên sinh con muộn
  • 2. Vậy giải pháp nào cho chị em tuổi trung niên muốn có con?
Nội dung chính
  • 1. Tại sao phụ nữ không nên sinh con muộn
  • 2. Vậy giải pháp nào cho chị em tuổi trung niên muốn có con?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tại sao phụ nữ không nên mang thai lứa tuổi ngoài 40

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản
Xu thế ngày nay, phụ nữ ngày càng kết hôn muộn hơn và kéo theo đó là có con muộn hơn. Câu chuyện có con ở lứa tuổi trung niên không còn quá xa lạ, tuy nhiên nhìn nhận thẳng thắn thì lứa tuổi 40 không phải là lứa tuổi lý tưởng để mang thai và sinh đẻ. Tại sao không nên sinh con muộn và nếu sinh con muộn cần lưu ý những gì?
Nội dung chính
  • 1. Tại sao phụ nữ không nên sinh con muộn
  • 2. Vậy giải pháp nào cho chị em tuổi trung niên muốn có con?

1. Tại sao phụ nữ không nên sinh con muộn

Mang thai lứa tuổi ngoài 40 có tỷ lệ xảy thai khá cao.

Mang thai lứa tuổi ngoài 40 có thể đem đến cho phụ nữ khá nhiều mối nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

  • Buồng trứng có tuổi: khác với nam giới thì từ khi sinh ra phụ nữ đã có một số lượng trứng nhất định 1-2 triệu tế bào trứng lúc sinh, đến tuổi dậy thì còn 300.000-400.000 trứng và trong số đó có 500-600 trứng là thực sự được phóng noãn. Số lượng trứng này không tăng thêm mà còn giảm đi mỗi tháng theo chu kì kinh nguyệt. Đỉnh cao sinh sản của người phụ nữ rơi vào khoảng 25-30 tuổi. Đến lứa tuổi 40 thì khả năng sinh sản đã giảm đi rất nhiều do vậy nếu lúc này mới nghĩ đến việc sinh con thì đối với nhiều người sẽ thực sự gặp khó khăn.

Những nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai lứa tuổi ngoài 40.

Những nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai lứa tuổi ngoài 40

  • Tử cung lúc này cũng sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý phụ khoa hơn như polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, ung thư… khi đó việc có thai sẽ khó hơn.
  • Giả sử may mắn có thai thì đối với mẹ lớn tuổi thì đó cũng được xem là một thai kì nguy cơ, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tiền sản giật, sản giật, tiểu đường thai kì, dọa đẻ non,…
  • Nguy cơ sinh con có dị tật cao hơn ở phụ nữ trẻ: một vài bệnh lý như hội chứng Down có nguy cơ tăng theo tuổi mẹ đặc biệt sau 35 tuổi. Điều này được lý giải là ở lứa tuổi trung niên thì bản thân các tế báo trứng chịu qua rất nhiều tác động của môi trường, khả năng tự sửa chữa của tế bào nói chung đã giảm sút, số lượng tế bào trứng giảm, xác suất để trứng tốt được thụ tinh cũng giảm kéo theo đó là xác suất trứng bất thường tăng, nguy cơ sinh con dị tật tăng theo.

Khi có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe mẹ và bé, bạn cần thực hiện thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để được tư vấn và thăm khám tốt nhất.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời! 

1900 3367

2. Vậy giải pháp nào cho chị em tuổi trung niên muốn có con?

Giải pháp khi mang thai lứa tuổi ngoài 40 là?

  • Cần làm xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng, tùy theo đó bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp. Xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng là AMH giảm tỉ lệ thuận với tuổi nên làm xét nghiệm này sẽ biết được liệu rằng số lượng, chất lượng nang noãn hiện còn đủ tốt hay không.
  • Khám phụ khoa 6 tháng- 1 năm/ lần: khám phụ khoa để phát hiện các bất thường về tử cung, cổ tử cung, phần phụ,.. để chuẩn bị chỗ làm tổ lý tưởng cho phôi thai.
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều độ: ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, kiểm soát cân nặng, các chỉ số đường huyết, mỡ máu, huyết áp. tuổi trung niên đặc biệt sau 40 kéo theo tăng nguy cơ của bệnh lý nội khoa, ảnh hưởng lên nền tảng sức khỏe chung do vậy khi mang thai sẽ bị ảnh hưởng.

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều độ.

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều độ.

  • Từ kết quả thăm khám, có thể tham khảo các biện pháp dự trữ trứng để lấy được trứng có chất lượng tốt nếu sau này muốn có con.
  • Trong quá trình mang thai rất cần sự theo dõi sát sao từ các bác sĩ, cũng như làm sàng lọc để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác.

Cần có sự theo dõi sát sao từ bác sĩ.

Cần có sự theo dõi sát sao từ bác sĩ.

Mang thai luôn là mong ước của mọi người phụ nữ. Dù xu thế mang thai muộn đang ngày càng phổ biến nhưng không thể phủ nhận nó mang lại nhiều nguy cơ hơn là lợi ích. Khả năng sinh sản của phụ nữ là hữu hạn do vậy trước quyết định mang thai lứa tuổi ngoài 40 thì cần có sự tìm hiều kĩ lưỡng để có thể có một thai kì khỏe mạnh.

Tìm hiểm thêm: Thực đơn bữa ăn phụ cho bà bầu

Hy vọng bài viết trên IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích, để đặt lịch khám sản phụ khoa ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/08/2022 - Cập nhật 04/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tại sao phụ nữ không nên mang thai lứa tuổi ngoài 40

Tại sao phụ nữ không nên mang thai lứa tuổi ngoài 40

Xu thế ngày nay, phụ nữ ngày càng kết hôn muộn hơn và kéo theo đó là có con muộn hơn. Câu chuyện có con ở lứa tuổi trung niên không còn quá xa lạ, tuy nhiên...

01/08/2022

1298 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG