Tầm soát ung thư dạ dày là một trong những khuyến cáo mới của Bộ Y Tế trong những năm gần đây. Bởi tầm soát giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư dạ dày và tăng tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị cho bệnh nhân lên tới 80%. Vậy làm thế nào để tầm soát ung thư dạ dày? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của ISOFHCARE để hiểu hơn về vấn đề tầm soát.
1. Lợi ích của việc tầm soát ung thư dạ dày
Việc tầm soát ung thư dạ dày không chỉ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm và còn mang đến những lợi ích kinh tế cho người bệnh cũng như nhà nước. Một số lợi ích to lớn của việc tầm soát mà bạn nên biết:
- Quy trình tầm soát ung thư dạ dày được thực hiện rất đơn giản với các loại xét nghiệm thường quy như nội soi dạ dày, sinh thiết, công thức máu...Chi phí cho mỗi lần xét nghiệm không cao và một phần được bảo hiểm chi trả.
- Tiết kiệm thời gian bởi quá trình tầm soát rất nhanh và bạn có thể lồng ghép nó vào trong thời gian khám định kỳ của bản thân.
- Chi phi cho việc tầm soát thấp hơn gấp nhiều lần so với chi phí điều trị
Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 3367
2. Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư dạ dày
Hiện nay ở nước ta, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Đặc biệt, phần lớn bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối khi đã có tình trạng di căn. Do đó việc điều trị gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân thường tử vong trong vòng khoảng 1 năm sau điều trị.
Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày có các triệu chứng nghèo nàn, mơ hồ.
Điều này làm người bệnh chủ quan và không đi khám. Ngoài ra, ung thư là một trong những bệnh lý có tiến triển cực kỳ nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn, các tế bào ung thư có thể di căn ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Do đó tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp tối ưu nhất giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nâng cao hiệu quả điều trị và tăng tỷ lệ sống sau điều trị của bệnh nhân lên tới 80%.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Quy trình tầm soát ung thư dạ dày
Tầm soát ung thư dạ dày được thực hiện theo một quy trình rất đơn giản.
Các xét nghiệm thực hiện nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh.
Dưới đây là các bước thực hiện một quy trình tầm soát ung thư dạ dày ở nước ta:
a. Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Thăm khám lâm sàng là bước đầu tiền và vô cùng quan trọng khi tâm soát. Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh, khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng để đánh giá chung và xếp bạn vào nhóm nguy cơ cao hoặc nguy cơ thấp có khả năng mắc ung thư.
Những bệnh nhân nguy cơ cao sẽ có các gói xét nghiệm khác và thời gian tầm soát giữa các năm được rút ngắn hơn. Bình thường với người nguy cơ thấp thì nên nội soi dạ dày 3 năm/ lần. Nhưng với người nguy cơ cao có thể phải nội soi dạ dày 1 năm/ lần.
b. Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc
Xét nghiệm sàng lọc được tiến hành ngày sau khi bệnh nhân được bác sĩ thăm khám. Các xét nghiệm thường gặp như nội soi dạ dày, siêu âm ổ bụng, công thức máu, chụp CT Scan... Tùy theo từng tình trạng của bệnh nhân mà chỉ định các loại xét nghiệm khác nhau. Không phải bất cứ bệnh nhân nào tầm soát ung thư dạ dày đều có gói xét nghiệm giống nhau. Bạn nên lưu ý về vấn đề này.
- Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là xét nghiệm quan trọng hàng đầu và hầu như bệnh nhân tầm soát ung thư dạ dày nào cũng cần phải thực hiện. Nội soi giúp phát hiện các bệnh lý về dạ dày như viêm, loét và sự xuất hiện của các khối u bất thường. Hiện nay có rất nhiều phương pháp nội soi dạ dày như nội soi có gây mê, nội soi bằng đường mũi, nội soi bằng đường miệng...Chi phí cho loại xét nghiệm này không quá mắc, có thể dao động từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tùy loại.
Trong quá trình tiến hành nội soi nếu phát hiện bất thường các bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết và lấy mẫu xét nghiệm để làm giải phẫu bệnh.
- Chụp X quang
Chụp X quang cản quang ngay nay ít sử dụng. Nhưng đây cũng là một loại xét nghiệm có khả năng xác định loét dạ dày ác tính, các tổn thương thâm nhiễm và một số ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, tỷ lệ âm tính giả có thể lên tới 50%. Do đó hiện nay rất ít khi sử dụng chụp X quang cản quang trong chẩn đoán và tầm soát ung thư dạ dày.
- Sinh thiết làm giải phẫu bệnh
Sinh thiết làm giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh lý ung thư dạ dày. Trong quá trình nội soi nếu xuất hiện bất thường kể cả polyp cũng cần sinh thiết lấy mẫu để làm xét nghiệm. Một vài trường hợp bác sĩ có thể cắt hoàn toàn polyp và làm giải phẫu bệnh sau đó.
Đối với các khối u thì chỉ sinh thiết một mẫu nhỏ, không được cắt như polyp vì nó thể làm cho các tế bào ung thư lan rộng và gây nguy hiểm cho người bệnh. Giải phẫu bệnh giúp chẩn đoán khối u là lành tính hay ác tính.
- Siêu âm bụng
Siêu âm bụng là xét nghiệm thường quy trong gói khám định kỳ 6 tháng/ lần. Riêng trong tầm soát ung thư dạ dày, siêu âm bụng giúp phát hiện các bất thường ở các cơ quan kế cận như gan, phúc mạc...
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư
Chất chỉ điểm ung thư chỉ mang giá trị định hướng, không phải là xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh lý ung thư. Xét nghiệm này được thực hiện ở những bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao. CA 72-4 là chỉ điểm ung thư dạ dày được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Trong xét nghiệm máu ở những bệnh nhân có nguy cơ ung thư dạ dày cao thường thấy CA 72 – 4 cao hơn so với bình thường (>6.9U/ml). Tuy nhiên xét nghiệm này cần kết hợp với nội soi sinh thiết trước khi đưa ra kết luận cho người bệnh. Bởi CA 72 – 4 cũng có thể tăng cao ở những bệnh nhân viêm teo dạ dày hoặc khi có tổn thương niêm mạc.
- Chụp CT Scan
Chụp CT Scan được chỉ định khi phát hiện bệnh nhân ung thư dạ dày với mục đích tầm soát di căn. Với các hình ảnh rõ nét, chụp CT Scan giúp bác sĩ phân độ giai đoạn bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
4. Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày
Không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng được thực hiện các xét nghiệm tầm soát. Việc xét nghiệm thường quy có thể không mang lại kết quả như mong muốn mà còn làm tốn kém kinh phí cho người bệnh. Vì vậy ở những vùng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp, việc tầm soát ung thư dạ dày bằng phương pháp nội soi cần được tiến hành riêng cho nhóm bệnh nhân nguy cơ cao.
Những bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao bị ung thư dạ dày như:
- U tuyến dạ dày
- Viêm teo niêm mạc dạ dày
- Bệnh đa polyp có tính chất di truyền
- Hội chứng lynch
- Hội chứng Peutz - Jeghers
- Viêm dạ dày mãn tính
Tóm lại tầm soát ung thư dạ dày là cách tốt nhất để chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.
Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn, người bệnh cần phải tự giác trong việc tái khám định kỳ cũng như tầm soát định kỳ. Nếu bạn đang quan tâm về các gói dịch vụ tầm soát ung thư dạ dày có thể liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về loại xét nghiệm, mức giá và các địa chỉ bệnh viện uy tín.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe
1900 3367