Bài viết là một cảnh báo với những ai đang thờ ơ với căn bệnh ung thư cổ tử cung. Không nói đâu xa, con số thống kê tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở nước ta đã vượt lên mức cảnh báo. Vốn là căn bệnh nguy hiểm chết người nhưng lại có thể dự phòng bằng các loại vaccin cũng như tầm soát với các xét nghiệm đơn giản. Chính vì vậy, tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến cáo thực hiện dựa theo phân tầng nguy cơ. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu rõ hơn về tầm soát ung thư cổ tử cung qua bài viết dưới đây.
1. Nỗi sợ mang tên ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao ở nước ta nhưng rất ít chị em phụ nữ quan tâm. Một phần vì khả năng cập nhật kiến thức còn hạn hẹp nhưng phần nhiều là sự chủ quan, thờ ơ cho rằng “bệnh đó không tới mình”.

Nỗi sợ mang tên ung thư cổ tử cung
Được biết, ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 3 ở nữ giới và tỷ lệ tử vong cao đứng hàng thứ 5. Với những con số này đủ để các bạn nhìn thấy một phần nào đó mức độ nguy hiểm của ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, tầm soát ung thư cổ tử cung đang được rất nhiều chị em quan tâm và hưởng ứng.
2. Tất tần tật về ung thư cổ tử cung
Cấu trúc giải phẫu của cơ thể, cổ tử cung là một phần rất nhỏ chỉ dài khoảng 2-3,5cm ở phụ nữ chưa sinh đẻ, nằm giữa âm đạo và tử cung. Đoạn này có thể dài ra khoảng tầm 5cm sau sinh. Cổ tử cung được bao phủ bởi hai lớp thượng mô gai cổ ngoài và thượng mô trụ cổ trong.
Ung thư cổ tử cung là sự loạn sản các tế bào gai theo chiều hướng ác tính. Thông thường ung thư tế bào gai của cổ tử cung thường phát triển theo sau dị sản trong biểu mô và ung thư tại chỗ. Và các tổn thương này có xu hướng phát triển thành ung thư xâm lấn trong vòng khoảng 20 năm. Không đơn giản là ung thư tại chỗ mà sự di căn và phát triển nhanh chóng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Tất tần tật về ung thư cổ tử cung
Virus HPV (Human Papillomavirus) là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư cổ cung. Nó có thể lây lan qua quan hệ tình dục bằng nhiều con đường khác nhau như âm đạo, miệng... Đó cũng chính là lý do giải thích vì sao ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra ở phụ nữ sau khi đã quan hệ. Trong các type gây bệnh thì virus HPV type 16 và 18 có khả năng gây bệnh cao nhất.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn đặt lịch khám phụ khoa tại các bệnh viện, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn
1900 3367
3. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung là gì?
Một số dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung thường gặp như:
- Chảy máu bất thường từ tử cung
- Đau vùng chậu
- Đau khi quan hệ
- Tiết dịch âm đạo bất thường
- Các dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, gầy sút không rõ nguyên nhân...

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
Ung thư là “nỗi sợ” không chỉ của bệnh nhân mà cả những bác sĩ trong việc điều trị. Bởi hầu hết, chúng ta chỉ phát hiện bệnh khi triệu chứng đã ở giai đoạn nặng, còn giai đoạn đầu chủ yếu dựa trên các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Vậy nên khi bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường ở vùng kín thì nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.
Ngay khi có các triệu chứng trên, bạn nên đi khám để được các bác sĩ giàu chuyên môn thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng, hệ lụy kéo dài.
4. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Khi nào thì nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Dự phòng ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm bằng các phương pháp tầm soát đơn giản. Đây được xem là phương pháp sàng lọc có hiệu quả.
Theo khuyến cáo nên tầm soát cho phụ nữ sau khi quan hệ lần đầu sau 10 năm. Ví dụ, bạn quan hệ tình dục ở tuổi 20 thì đến tuổi 30 bạn nên tầm soát bệnh lý ung thư cổ tử cung. Thông thường, bạn được sàng lọc mỗi năm một lần trong vòng 3 năm và sau đó cứ 3 năm một lần nếu kết quả là bình thường. Ngược lại khi có bất thường thì cần tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu và điều trị ngay.

Khi nào thì nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Hiện nay, Pap Test hay tế bào học âm đạo được xem là phương pháp sàng lọc hữu hiện nhất hiện nay giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung xâm lấn và giảm thiểu tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, bạn có thể phát hiện qua thăm khám phụ khoa tổng quát với mỏ vịt, nếu xuất hiện bất thường hoặc có tổn thương nghi ngờ sẽ chuyển lên tuyến trên để tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó các bác sĩ có thể phối hợp khám bằng mỏ vịt với thử nghiệm lugol soi cổ tử cung để phóng đại các tổn thương và có đánh giá sớm nhất.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là khuyến cáo dành riêng cho những chị em đã từng quan hệ tình dục. Riêng đối với những cô gái còn trinh thì lời khuyên tốt nhất là tiêm phòng vaccin HPV. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng vacxin làm giảm tối đa tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Đặc biệt đây là loại vaccin được kiểm chứng an toàn, tỷ lệ tai biến thấp và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Ung thư cổ tử cung có thể tầm soát Nếu bạn đang có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc ung thư cổ tử cung hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn tìm kiếm các dịch vụ cũng như địa chỉ khám chữa bệnh an toàn và phù hợp nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.