Nội dung chính
  • Bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh là bình thường?
  • Khi nào trẻ sơ sinh bị bàn chân bẹt là nguy hiểm?
  • Cách phòng tránh bàn chân bẹt ở trẻ em
Nội dung chính
  • Bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh là bình thường?
  • Khi nào trẻ sơ sinh bị bàn chân bẹt là nguy hiểm?
  • Cách phòng tránh bàn chân bẹt ở trẻ em
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tất tần tật về bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông, không khó để bắt gặp thông tin về bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh. Nhưng cha mẹ đã hiểu rõ về bàn chân bẹt chưa? Liệu nó có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bàn chân bẹt như thế nào? Hãy cùng IVIE- Bác sĩ ơi khám phá qua bài viết dưới này nhé.
Nội dung chính
  • Bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh là bình thường?
  • Khi nào trẻ sơ sinh bị bàn chân bẹt là nguy hiểm?
  • Cách phòng tránh bàn chân bẹt ở trẻ em

Bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh là bình thường?

Khi sinh ra tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt. Đa số trường hợp bàn chân bẹt không ảnh hưởng đến chức năng vận động và sinh hoạt của trẻ. Một số nghiên cứu đã cho thấy 97% có bàn chân bẹt ở trẻ dưới 2 tuổi, 54% có bàn chân bẹt ở trẻ dưới 6 tuổi.

Theo các nghiên cứu, 97% ở trẻ dưới 2 tuổi có bàn chân bẹt

Theo các nghiên cứu, 97% ở trẻ dưới 2 tuổi có bàn chân bẹt

Trong khoảng 50 năm trở lại đây, các nghiên cứu đã chỉ ra 20 – 37% dân số có hội chứng bàn chân bẹt. Vì vậy, bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh hoàn toàn không phải bất thường hiếm gặp.

Trong quá trình phát triển của trẻ, vòm lòng bàn chân cũng phát triển dần và rõ hơn từ khoảng 6 tuổi trở lên. Trong một vài trường hợp, vì lý do nào đó không thể phát triển bình thường, bàn chân bẹt sẽ xuất hiện ở trẻ. Ngược lại, ở một số trường hợp bất thường trong cấu trúc giải phẫu, có thể khiến bàn chân có dạng vòm cao.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mắc chứng bàn chân bẹt gồm:

  • Do di truyền: Nếu cha mẹ từng mắc chứng bàn chân bẹt thì con cũng có thể bị bàn chân bẹt.

  • Vùng cổ chân các mô liên kết bị kéo dãn, chọn giày không phù hợp, chấn thương.

  • Dây chằng lỏng lẻo.

  • Bệnh lý di truyền gây ảnh hưởng đến các mô liên kết: Tình trạng này do hội chứng tăng động khớp và hội chứng Ehlers-Danlos gây ra.

  • Những bệnh lý ảnh hưởng tới các dây thần kinh và cơ như: Bại não, đốt sống nứt, loạn dưỡng cơ.

Nếu bàn chân bẹt nhưng chức năng vận động bình thường, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Thì chưa cần phải thực hiện điều trị hay các biện pháp can thiệp.

Các mẹ nên tìm hiểu thêm: Bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi có sao không? Mẹ nên làm gì?

Khi nào trẻ sơ sinh bị bàn chân bẹt là nguy hiểm?

Để chẩn đoán được chính xác tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh và có cần thực hiện điều trị can thiệp hay không. Điều này cần kiến thức chuyên sâu của các bác sĩ chuyên khoa. Còn với các bậc cha mẹ, có thể quan sát con và tự trả lời 2 câu hỏi:

Câu hỏi 1: Con mình có bị bàn chân bẹt hay không?

Cha mẹ quan sát chân con khi đứng. Nếu gót vẹo ngoài, gan chân không thấy vòm, mặt trong gan chân sát đất, cho con đi chân ướt lên mặt sàn thấy hoàn toàn vết bàn chân. Đây tức là con có bàn chân bẹt.

Hình ảnh bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh

Câu hỏi 2: Nếu có, có cần cho con đi khám bác sĩ không?

Với những trẻ từ 2 tuổi trở xuống:

  • Ở độ tuổi này, nếu con đã biết đi, bố mẹ không cần quan tâm đến bàn chân bẹt hay không. Bởi lẽ, 97% trẻ đều có bàn chân bẹt. Nếu con chưa biết đi cần cho bé đi khám bác sĩ Nhi khoa hoặc bác sĩ Chỉnh hình Nhi. Tuy nhiên, việc bàn chân bị bẹt không gây ảnh hưởng đến việc chậm biết đi của trẻ.

Với những trẻ từ 2 tuổi trở lên, bố mẹ trả lời tiếp các câu hỏi sau:

Câu hỏi 3: Con có sợ hay không dám chạy nhảy, leo trèo, vận động mạnh hay không? Hay con vẫn chơi đùa bình thường như các bạn khác?

Một trong những dấu hiệu của bàn chân bẹt là đau lòng bàn chân, cổ chân sau vận  động đi lại.

Một trong những dấu hiệu của bàn chân bẹt là đau lòng bàn chân, cổ chân sau vận  động đi lại.

Câu hỏi 4: Con có kêu đau ở mặt trong bàn chân, cổ chân, mắt cá chân bên trong không? Nhất là sau khi chạy nhảy hoạt động mạnh có đau không? Trừ trường hợp bị chấn thương.

Nếu trả lời là “không” ở cả 2 câu hỏi. Cha mẹ không nhất thiết phải cho con đi khám. Bởi vì, trong trường hợp này bàn chân bẹt không ảnh hưởng đến chức năng vận động. Phụ huynh chỉ cần tự theo dõi tới khi con 6 tuổi.

Nếu cả 2 hoặc 1 trong 2 câu trả lời là “có” hoặc sau 6 tuổi chân con vẫn gặp tình trạng bẹt. Cha mẹ cần sớm cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình để có phương hướng điều trị phù hợp nhất.

Cách phòng tránh bàn chân bẹt ở trẻ em

Khi thấy tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh, nhiều cha mẹ đặt ra câu hỏi có cách nào để phòng tránh bàn chân bẹt không?

Để phòng tránh chân bẹt ở trẻ em, cha mẹ có thể ứng dụng một số cách sau:

  • Cho trẻ hoạt động thể chất tích cực 

Cho con tập các bài tập hoặc chơi môn thể thao tăng cường chân như: Chạy bộ, đạp xe đạp, nhảy dây,…

Đạp xe đạp cũng là cách để phòng tránh bàn chân bẹt ở trẻ em

Đạp xe đạp cũng là cách để phòng tránh bàn chân bẹt ở trẻ em

Hướng dẫn cho con tập các bài tập phát triển vòm chân như: Co giãn gót chân, nâng vòm bàn chân, lăn chân với bóng nhỏ, luyện tập ngón chân, nhặt đồ vật bằng ngón chân,…

  • Chọn các loại giày dép phù hợp

Nên chọn những loại giày dép có chất lượng tốt, đệm êm, nâng vòm chân và quan trọng là phải đúng size.

Tránh chọn những loại giày dép quá mềm hoặc không có đệm: Giày dép quá mềm hoặc không có miếng lót hỗ trợ có thể làm giảm khả năng phát triển vòm chân tự nhiên của trẻ.

  • Kiểm soát cân nặng của trẻ

Ở những trẻ thừa cân thường có nguy cơ bị bàn chân bẹt cao hơn, do áp lực ở vòm chân bị tăng lên. Việc có một chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

  • Theo dõi sát sao và thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ

Khám định kỳ: Đưa trẻ đi khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra sự phát triển của chân và vòm bàn chân của trẻ. Kịp thời phát hiện những bất thường và đưa ra cách điều trị tốt nhất.

Chú ý những dấu hiệu bất thường: Cha mẹ cần theo dõi để ý đến con, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: Sưng tấy, đau chân hoặc dáng đi khác thường. Hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.

IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng rằng, qua bài viết này cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, cũng biết cách để phòng tránh bàn chân dẹt cho con. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.

Tải app

1900 3367

Đặt lịch khám bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/07/2024 - Cập nhật 09/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tất tần tật về bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông, không khó để bắt gặp thông tin về bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh. Nhưng cha mẹ đã hiểu rõ về bàn chân bẹt chưa? Liệu...

Icon thời gian
25/07/2024
101 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG