Mụn nước thường được biết đến là một loại mụn do kích ứng với sự ngứa ngáy, khó chịu nhiều cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặc biệt mụn nước nổi ở tay nhưng không ngứa. Vậy, tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Bạn hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của IVIE - Bác sĩ ơi nhé!
1. Tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa là bệnh gì?
Nổi mụn nước có lẽ không phải là tình trạng hiếm gặp mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Mụn nước đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Vậy, tay nổi mụn nước không ngứa là bệnh gì, do nguyên nhân gì? Trong bài viết hôm nay, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến mụn nước không ngứa ở tay như sau:
Mụn rộp Herpes
Herpes là bệnh do virus gây nên, virus herpes gồm 2 loại chính là HSV-1 và HSV-2. Thông thường, người ta thường biết đến Herpes với các mụn rộp ở môi, niêm mạc miệng hay cơ quan sinh dục…tuy nhiên, mụn rộp herpes có thể gây nên tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa. Kèm với các nốt mụn, tay bạn có thể sưng, đỏ và gây đau dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây viêm đầu ngón tay do herpes, khiến cho cơ thể nổi hạch và sốt nhẹ. Mụn rộp có thể tự biến mất nhưng có thể tái phát lại.
Mụn rộp herpes có thể gây nên tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa
Bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là hiện tượng tê cứng da khi tiếp xúc trực tiếp với vật lạnh trong 1 thời gian nhất định. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bỏng lạnh là da trở nên nhợt nhạt, màu trắng, xám hoặc xanh, da tê buốt, mất cảm giác nông hay cảm giác sâu. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp đặc biệt, bỏng lạnh có thể gây ra các mụn giống mụn nước. Bỏng lạnh được xếp vào một trường hợp khẩn cấp trong y tế. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu tê cóng, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở, hay còn gọi là impetigo, là một bệnh nhiễm trùng da hay gặp. Chốc lở biểu hiện đặc trưng bằng các bọng nước nông mọc rải rải, sau đó hóa mủ, vỡ ra và chảy dịch mủ ra ngoài tạo thành vảy. Sau 7-10 ngày, các vảy này dần bong ra và tạo thành các vết dát hồng trên da. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em nếu không vệ sinh thân thể tốt.
Bệnh chín mé
Chín mé là tình trạng khóe móng tay hay móng chân sưng đỏ, có mủ và gây cảm giác nhức, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, ít người biết rằng chín mé là một nhiễm trùng ở bàn tay, bàn chân do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Chín mé có thể gây nên tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa. Chín mé do herpes có thời gian ủ bệnh tương đối dài, từ 2-20 ngày.
Giai đoạn đầu, chín mé xuất hiện bằng sự bỏng rát, châm chích khó chịu ở đầu ngón tay bị nhiễm virus. Sau đó, các đốt ngón tay sẽ trở nên đỏ, phù nề và xuất hiện các bóng nước nhỏ có đường kính 1-3mm. Các mụn nước này có thể vỡ ra, gây loét, chảy dịch hay mủ, máu.
Chín mé có thể gây nên tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một chứng bệnh viêm da mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Viêm da cơ địa thường liên quan đến nhiều nguyên nhân như: di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và các yếu tố môi trường. Khi mắc viêm da cơ địa, người bệnh sẽ thường bị ngứa ngáy, dày da, tổn thương ban đỏ. Viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, nhưng thường những trẻ mắc viêm da cơ địa thường khỏi hoặc đỡ khi đến tuổi trưởng thành.
Viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Bệnh Pemphigoid
Bệnh Pemphigoid là một bệnh lý tự miễn, được biểu hiện ở trên da với những bọng nước gây ngứa ngáy. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân cao tuổi, >60 tuổi nhưng cũng có trường hợp phát hiện ở trẻ em. Bọng nước của Pemphigoid là bọng nước ở các lớp bề mặt thượng bì, có kích thước tương đối lớn >10mm và bên trong chứa chất lỏng màu trong như nước, bọng nước căng, khó vỡ, xuất hiện trên nền da dát đỏ.
Nguyên nhân gây nên bệnh pemphigoid vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên một số yếu tố đã được chứng minh là có liên quan đến bệnh như: thuốc, chấn thương, xạ trị, bệnh về da khác như vẩy nến, lichen phẳng hay các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng hay viêm loét dạ dày…..Lưu ý: bệnh pemphigoid không thể điều trị được nhưng có thể ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng và tránh tái phát.
Bệnh Pemphigoid có biểu hiện ở trên da với những bọng nước gây ngứa ngáy
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa còn do các nguyên nhân khác như:
-
Bệnh pemphigus
-
Tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng
-
Nhiễm trùng da: thủy đậu, bệnh zona,..
-
Phản ứng với thuốc
-
Di truyền…..
2. Cách điều trị tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa
Tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa thường gây khó chịu, bất tiện trong mọi hoạt động và còn là biểu hiện của một số bệnh da liễu hay tình trạng khẩn cấp như bỏng lạnh. Vì vậy, khi gặp tình trạng này bạn cần điều trị đúng cách và nhanh chóng, tránh để mụn lan ra và nghiêm trọng hơn. IVIE - Bác sĩ ơi sẽ sẽ chia sẻ các cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà và giới thiệu các cách điều trị bằng y tế như sau:
Điều trị tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa tại nhà
Một số nguyên liệu thiên nhiên phổ biến có thể giúp bạn điều trị tình trạng tay nổi mụn giống mụn nước tại nhà như:
-
Dưa leo
-
Mật ong
-
Nha đam
-
Bột yến mạch
-
Giấm
-
Trà đen
-
Dầu tràm trà
Đây là các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm và cũng hoàn toàn an toàn, lành tính cho da. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các loại nguyên liệu này trên da. Tuy nhiên, các nguyên liệu tự nhiên thường chỉ có tác dụng với các trường hợp nhẹ, nếu nặng hơn bạn cần can thiệp y tế hoặc đi khám bác sĩ.
Dùng dưa leo để điều trị tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa
Điều trị tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa bằng y tế
-
Dùng thuốc: Trong các trường hợp tay nổi mụn nước, bạn có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hay kết hợp cả hai biện pháp để đem lại hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra, theo phương pháp đông y, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược có tác dụng kháng viêm, dịu da. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc có đơn thuốc chỉ định của bác sĩ, tránh làm bệnh nặng thêm hay gây ra các tác dụng phụ.
-
Sử dụng các liệu pháp miễn dịch: Tùy các nguyên nhân gây mụn có liên quan đến miễn dịch mà các bác sĩ có thể kê cho bạn các liệu pháp miễn dịch đặc trị, có tác dụng chống lại các tác nhân dị ứng, đem lại hiệu quả lâu dài hơn.
-
Sử dụng vật lý trị liệu: Bên cạnh các phương pháp khác, bạn có thể được áp dụng bổ sung các phương pháp vật lý trị liệu như chiếu sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại…., giúp điều trị trở nên hiệu quả hơn.
Điều trị tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa bằng thuốc
3. Khi nào tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa nên đi khám bác sĩ
Khi gặp tình trạng mụn nước không ngứa nặng, bạn không nên tự ý uống tại nhà mà nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp hơn. Trong các trường hợp sau, IVIE - Bác sĩ ơi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn:
-
Khi có các dấu hiệu nhiễm trùng, đỏ hay sưng tấy nghiêm trọng
-
Mụn nước lâu không khỏi
-
Một dải mụn nước trên da cơ thể hay trên mặt, gây đau, đây có thể là triệu chứng zona
-
Các nốt mụn lan rộng, nhanh chóng kèm theo các dấu hiệu khác nhau như sốt, hạch, khó thở…
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Cơ sở y tế uy tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội bạn có thể tham khảo dưới đây:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Bệnh viện da liễu Trung ương |
15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện da liễu Hà Nội |
79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội |
Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai |
78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội |
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc |
4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội |
Bệnh viện E |
89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội |
Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic |
204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội |
Tổ hợp y tế MEDIPLUS |
99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ - 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ
1900 3367
Ngoài ra, Bạn có thể đặt lịch tư vấn da liễu từ xa ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ tư vấn da liễu từ xa uy tín dưới đây:
-
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
-
Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt tư vấn da liễu từ xa;
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt tư vấn y tế từ xa;
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bạn qua hình ảnh trên video, nắm được lối sống và tiểu sử bệnh qua các câu trả lời từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ da liễu
Tải app
Tư vấn y tế từ xa với bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVE - Bác sĩ ơi ngay tại nhà
Tay nổi mụn giống mụn nước không ngứa cùng nguyên nhân và cách điều trị mà IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ phía trên hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về triệu chứng này.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.