Nội dung chính
  • 1. Rối loạn nhịp tim là gì?
  • 2. Các loại rối loạn nhịp tim
  • 3. Rối loạn nhịp tim có biểu hiện như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn nhịp tim là gì?
  • 2. Các loại rối loạn nhịp tim
  • 3. Rối loạn nhịp tim có biểu hiện như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu về rối loạn nhịp tim – Một nhóm bệnh tim mạch ít được quan tâm

Trong số các nhóm bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim là nhóm bệnh lý thường gặp nhất. Tuy nhiên, so với các bệnh lý tim mạch khác, người bệnh lại khá chủ quan với nhóm bệnh lý này bởi triệu chứng nhẹ nhàng cũng như đôi khi khá mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Vậy rối loạn nhịp tim có thực sự có nguy hiểm hay không? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu kỹ hơn về nhóm bệnh lý này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn nhịp tim là gì?
  • 2. Các loại rối loạn nhịp tim
  • 3. Rối loạn nhịp tim có biểu hiện như thế nào?

1. Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là một trong những biểu hiện của bệnh tim mạch thường gặp, đặc trưng bởi sự bất thường về tạo nhịp hoặc dẫn truyền hoặc cả hai yếu tố này trong buồng tim. Rối loạn nhịp có thể có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Vì thế, tuy đây là một nhóm bệnh lý khá phổ biến trên lâm sàng, nhưng người bệnh lại thường chỉ phát hiện nó một cách tình cờ khi đi khám.

Tim gồm có bốn buồng: Hai buồng ở trên là nhĩ trái và nhĩ phải, hai buồng ở dưới là thất trái và thất phải. Bình thường một tín hiệu điện học được phát ra từ nút xoang nằm ở nhĩ phải và lan truyền rất nhanh qua nhĩ trái khiến chúng khử cực gần như cùng lúc làm cơ co đồng bộ. Tín hiệu này tiếp tục lan truyền xuống tâm thất làm cho thất co bóp ngay sau đó.

Bệnh rối loạn nhịp tim

Bệnh rối loạn nhịp tim

Bình thường, các tín hiệu sẽ đi theo một đường từ tâm nhĩ xuống tâm thất giúp tim co bóp nhịp nhàng. Trong rối loạn nhịp tim, vì một lí do nào đó, dẫn truyền không còn đồng bộ khiến các tín hiệu di chuyển thành những vòng tròn khử cực nhỏ gọi là vòng vào lại. Chính điều này gây nên những xung động hỗn loạn trên nhĩ và xuống thất làm tim co bóp bất thường.

Rối loạn nhịp thường chỉ gây triệu chứng nhẹ hoặc đôi khi không có triệu chứng. Tuy nhiên, những biến chứng của nó lại cực kỳ nguy hiểm. Những xung động bất thường khiến huyết khối dễ hình thành trong các buồng tim. Nếu huyết khối này di chuyển đến mạch vành hoặc mạch não có thể gây tắc mạch khiến người bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Các loại rối loạn nhịp tim

Đây là những rối loạn nhịp tim mà khi đó, tim đập nhanh hơn bình thường với tần số trên 100 lần/ phút có hoặc không có triệu chứng đi kèm. Dưới đây là những rối loạn nhịp nhanh thường gặp trên lâm sàng:

a. Rối loạn nhịp nhanh

Đây là những rối loạn nhịp tim mà khi đó, tim đập nhanh hơn bình thường với tần số trên 100 lần/ phút. Dưới đây là những rối loạn nhịp nhanh thường gặp trên lâm sàng:

- Rung nhĩ

Rung nhĩ

Rung nhĩ

Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp bền bỉ thường gặp nhất, với tỷ lệ 0,5 - 1% trong dân số nói chung nhưng tỷ lệ tăng gấp 10 lần ở nhóm trên 65 tuổi. Rung nhĩ là rối loạn nhịp xuất phát từ tâm nhĩ khi các hoạt động điện đồng bộ bị thay thế bằng các hoạt động điện hỗn loạn, dẫn đến sự co bóp không đồng bộ và giãn tâm nhĩ. Rung nhĩ có đặc điểm điện tâm đồ là không có sóng P, thay vào đó là các sóng f nhỏ, kèm theo đáp ứng thất thường nhanh và không đều.

- Cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ được định nghĩa khi điện tâm đồ có tần số sóng P > 240 nhịp/phút và không có đường đẳng điện giữa các sóng nhĩ. Cuồng nhĩ được gây ra bởi một vòng vào lại lớn ở nhĩ trái hoặc nhĩ phải. Các nghiệm pháp gây block dẫn truyền qua nút nhĩ thất giúp làm lộ rõ các sóng cuồng nhĩ. Cuồng nhĩ thường liên quan đến các bệnh tim cấu trúc như hẹp hở van hai lá, suy tim,...

- Nhịp nhanh kịch phát trên thất

Khi nguồn gốc của nhịp tim nhanh bắt nguồn từ các cấu trúc ở trên tâm thất thì người ta gọi chúng là nhịp nhanh kịch phát trên thất. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra cơn nhịp tim nhanh QRS thanh mảnh ở bệnh nhân với tim khỏe mạnh, thường gặp ở người trẻ tuổi, phổ biến hơn ở nữ giới. Thường gây những cơn đánh trống ngực kịch phát, có thể kèm theo dấu hiệu “cổ ếch” (frog sign) do máu trào ngược vào tĩnh mạch cảnh do sự co bóp đồng thời của thất và nhĩ. Rối loạn nhịp này có tiên lượng lành tính và có thể không cần điều trị. Điện tâm đồ khi nhịp xoang thường không có biến đổi đặc hiệu.

Tương ứng với từ "kịch phát", một cơn nhịp nhanh điển hình thường xuất hiện một cách đột ngột và cũng mất đi đột ngột.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

- Hội chứng Wolf-Parkinson-White (WPW)

Hội chứng WPW hay hội chứng tiền kích thích xảy ra do tồn tại một đường dẫn truyền phụ dẫn truyền từ nhĩ xuống thất với tốc độ dẫn truyền nhanh hơn và thời kỳ trơ ngắn hơn so với nút nhĩ thất. Do đó, trong nhịp xoang, tâm thất sẽ được khử cực không chỉ thông qua hệ thống nút nhĩ thất mà còn thông qua đường dẫn truyền phụ nhĩ - thất.

b. Rối loạn nhịp chậm

Rối loạn nhịp chậm là những biểu hiện của bệnh tim mạch mà trong đó tim co bóp với tần số thấp hơn bình thường, dưới 60 lần/ phút có hoặc không có triệu chứng đi kèm. Rối loạn nhịp chậm có thể do giảm tần số phát xung của nút xoang hoặc tắc nghẽn đường dẫn truyền xung động.

- Block tim

Block tim

Block tim

Block tim, hay còn gọi là block nhĩ thất đặc trưng bởi sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc chưa hoàn toàn của xung động được truyền từ nhĩ xuống thất. Tùy vào mức độ tắc nghẽn dẫn truyền mà ta chia block nhĩ thất thành ba cấp:

  • Block nhĩ thất cấp I: Mọi xung động từ tâm nhĩ đều được dẫn truyền đến tâm thất nhưng thời gian dẫn truyền bị kéo dài. Trên điện tâm đồ, mỗi sóng P đều dẫn một phức bộ QRS nhưng với khoảng PR kéo dài (> 200 ms)

  • Block nhĩ thất cấp II: Trong trường hợp này, xung động từ nhĩ xuống thất bị gián đoạn. Buồng thất có lúc nhận được xung động có lúc không nên hoạt động cũng gián đoạn theo.

  • Block nhĩ thất cấp III: Đây là mức độ nặng nhất của block nhĩ thất, xung động bị tắc nghẽn hoàn toàn và không thể truyền xuống thất. Lúc này, một nhóm tế bào ở thất sẽ tạo thành ổ phát nhịp mới để duy trì sự co bóp cơ tim. Tuy nhiên, tần số của ổ phát xung này chậm hơn nhiều so với nút xoang. Block nhĩ thất cấp III có thể xảy ra vô tâm thu, do đó tiên lượng sẽ xấu hơn. Block nhĩ thất cấp III không do các nguyên nhân có thể điều chỉnh được luôn cần được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn dù có triệu chứng hay không.

- Block nhánh

Đường dẫn truyền từ nút nhĩ thất xuống các buồng thất được gọi là bó His. Block nhánh là tình trạng gián đoạn dẫn truyền trên con đường này. Block nhánh là bệnh của hệ thống His-Purkinje gây ra rối loạn dẫn truyền trong thất, biểu thị trên điện tâm đồ là QRS giãn rộng, kéo dài > 120 ms.

Lúc này, bên thất nào có đường dẫn truyền sẽ co bóp sau dẫn đến tình trạng hai tâm thất co bóp không đồng thời. Tuy nhiên, block nhánh đơn thuần thường không gây triệu chứng cho người bệnh và cũng không quá nguy hiểm.

Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

3. Rối loạn nhịp tim có biểu hiện như thế nào?

Khi bị rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng. Trên lâm sàng, ở nhóm không triệu chứng, ta thường thấy người bệnh vô tình phát hiện bệnh khi đi khám tổng quát hoặc thăm khám bệnh lý khác. Còn ở nhóm có triệu chứng, các triệu chứng cũng khá điển hình cho biểu hiện của bệnh lý tim mạch.

Dấu hiệu thường gặp nhất của rối loạn nhịp là hồi hộp đánh trống ngực. Người bệnh có cảm giác như tim bị lỡ nhịp hoặc có một nhát đập nhanh, mạnh bất thường. Bên cạnh đó, vì sự rối loạn co bóp cơ tim, người bệnh có thể có những biểu hiện của rối loạn huyết động như choáng, ngất, khó thở, tức ngực,…

Bên cạnh những triệu chứng cơ năng, ta có thể khám triệu chứng thực thể bằng cách bắt mạch hoặc nghe tim. Lúc này, ta có thể phát hiện nhịp tim không trùng với mạch đập, bắt mạch không đều, tần số thất nhanh hay chậm hơn bình thường. Ngoài những triệu chứng này ra thì các triệu chứng thực thể khác của rối loạn nhịp rất ít gặp.

Tóm lại, rối loạn nhịp tim là một biểu hiện của bệnh tim mạch không nên coi thường. Mặc dù triệu chứng của nó khá nhẹ nhàng và không ảnh hưởng sinh hoạt nhiều nhưng những hậu quả nó để lại không thể lường trước được. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn cần đến gặp bác sĩ tim mạch để được thăm khám kỹ lưỡng, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích về rối loạn nhịp tim. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý này, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi, chúng tôi sẽ giúp bạn liên hệ với các bác sĩ và phòng khám chất lượng tốt nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/09/2021 - Cập nhật 09/01/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ tác động trực tiếp tới quá trình xơ vữa động mạch. Việc điều trị sớm và tích cực yếu tố này đóng vai trò quan trọng ...

27/07/2022

775 Lượt xem

3 Phút đọc

5 Bài tập thể dục phòng bệnh tim mạch, giúp trái tim luôn...

5 Bài tập thể dục phòng bệnh tim mạch, giúp trái tim luôn...

Bệnh tim mạch luôn là tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của người bệnh ở một mức độ toàn diện và trên mọi cơ quan. Vấn đề không chỉ...

06/10/2021

4683 Lượt xem

4 Phút đọc

Chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chọn thực phẩm lành ...

Chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chọn thực phẩm lành ...

Bệnh tim là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới bởi sự nguy hiểm, dẫn đến tình trạng tử vong cao ở những người mắc phải căn bệnh này. Chính lối sống ...

06/10/2021

1072 Lượt xem

5 Phút đọc

10 Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả tại nhà

10 Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả tại nhà

Trên thực tế cho thấy tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân do thói quen ăn...

05/10/2021

8806 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG