Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân hở van động mạch chủ
  • 2. Cơ chế gây tổn thương tim trong hở van động mạch chủ
  • 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh hở van độ
  • 4. Cận lâm sàng hở van động mạch chủ
  • 5. Tiên lượng hở van động mạch chủ
  • 6. Điều trị hở van động mạch chủ
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân hở van động mạch chủ
  • 2. Cơ chế gây tổn thương tim trong hở van động mạch chủ
  • 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh hở van độ
  • 4. Cận lâm sàng hở van động mạch chủ
  • 5. Tiên lượng hở van động mạch chủ
  • 6. Điều trị hở van động mạch chủ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tổng quan về hở van động mạch chủ

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Siêu âm tim,Chuyên khoa Nội tim mạch
Hở van động mạch chủ là một trong những bệnh lý van tim khá thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tăng dần theo tuổi, hay gặp nhất ở khoảng 40 – 60 tuổi, nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ khoảng 4.9% trong cộng đồng trên toàn thế giới nói chung. Bệnh được định nghĩa do van động mạch chủ đóng không kín trong thời kì tâm trương làm một phần máu bơm vào động mạch chủ chảy ngược lại thất trái.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân hở van động mạch chủ
  • 2. Cơ chế gây tổn thương tim trong hở van động mạch chủ
  • 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh hở van độ
  • 4. Cận lâm sàng hở van động mạch chủ
  • 5. Tiên lượng hở van động mạch chủ
  • 6. Điều trị hở van động mạch chủ

1. Nguyên nhân hở van động mạch chủ

Hở van động mạch chủ là bệnh lý van tim có thể gặp mọi đối tượng.

a. Nguyên nhân tại van động mạch chủ

Di chứng bệnh thấp tim (thường kết hợp với hẹp van động mạch chủ cũng như hẹp hoặc hở van hai lá), viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thoái hóa và vôi hóa (kèm hẹp van động mạch chủ), van động mạch chủ hai lá van, chấn thương.

Di chứng thấp tim là nguyên nhân tại van thường gặp gây hở van động mạch chủ

Di chứng thấp tim là nguyên nhân tại van thường gặp gây hở van động mạch chủ

b. Nguyên nhân tại gốc động mạch chủ

Do tăng huyết áp, tách thành động mạch chủ, hội chứng marfan. Các nguyên nhân hiếm gặp khác: tạo xương bất toàn, viêm động mạch chủ do giang mai, viêm khớp - cột sống (viêm cột sống dính khớp, reiter...), viêm động mạch (takayasu, tế bào khổng lồ)…

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Cơ chế gây tổn thương tim trong hở van động mạch chủ

Khi người bệnh bị hở van động mạch chủ, thể tích nhát bóp trong mỗi chu kì tăng lên do máu phụt ngược trở về từ động mạch chủ vào thất trái. Do đó, cơ tim phải hoạt động nhiều hơn, cung lượng tim được duy trì bằng cách giãn thất trái để tăng thể tích nhát bóp nhưng làm tăng quá mức thể tích cuối tâm trương. Quá tải thể tích kéo dài và tiến triển dần dẫn tới cơ tim giãn lớn, suy chức năng tâm thu thất trái và hậu quả cuối cùng là suy tim biểu hiện triệu chứng.

Phù phổi cấp do dịch thấm qua hàng rào khí-máu vào trong các phế nang

Phù phổi cấp do dịch thấm qua hàng rào khí-máu vào trong các phế nang

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Triệu chứng lâm sàng bệnh hở van độ

Trong hở van động mạch chủ cấp tính, triệu chứng khó thở gặp phổ biến, cung lượng tim mạnh một cách đột ngột mà cơ tim chưa thích ứng kịp và trạng thái thất trái không đàn hồi, không giãn đủ. Điều này dẫn đến áp lực cuối tâm trương thất trái tăng gây ra phù phổi cấp, tụt huyết áp và sốc tim.

Trong hở van động mạch chủ mạn tính, vì quá trình hở van diễn ra dần dần theo thời gian, áp lực cuối tâm trương thất trái bị thấp do giãn thất trái. Quá tải thể tích mạn tính dẫn đến suy thất trái và suy tim mạn tính. Do đó người bệnh thường không có triệu chứng trong nhiều năm. Chỉ khi đợt tiến triển của bệnh hoặc khi tim mất khả năng bù trừ, dẫn đến suy tim thì có thể có những biểu hiện: 

  • Mệt do giảm cung lượng tim.
  • Khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm.
  • Đánh trống ngực do tăng thể tích tống máu hoặc rung nhĩ. 
  • Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác như phù hai chi dưới, huyết áp thấp, đặc biệt là huyết áp tâm trương thấp.

Khi đã có triệu chứng suy tim, tiên lượng của người bệnh hở van động mạch chủ giảm đi nhiều.

Khi đã có triệu chứng suy tim, tiên lượng của người bệnh hở van động mạch chủ giảm đi nhiều.

4. Cận lâm sàng hở van động mạch chủ

- Điện tâm đồ: có thể thấy hình ảnh phì đại thất trái, trục tim hướng trái.

- Xquang ngực thẳng: trong hở van động mạch chủ mạn tính có bóng tim to. Giãn động mạch chủ lên trong bệnh lý gốc động mạch chủ.

- Siêu âm tim: cũng như các bệnh lý van tim khác, đây là công cụ giúp khẳng định chẩn đoán. Siêu âm cho phép đo đạc các thông số khác nhau để đánh giá mức độ nặng của hở van động mạch chủ cũng như chức năng tim.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

5. Tiên lượng hở van động mạch chủ

Tiên lượng hở van động mạch chủ mạn tính có thể dung nạp trong nhiều năm. Tỷ lệ sống 5 năm khoảng 75%, tỷ lệ sống 10 năm khoảng 50%. Tiên lượng xấu đi khi các triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, hở van động mạch chủ nặng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do suy tim, do đó cần chỉ định can thiệp sớm.

 Siêu âm tim

Siêu âm tim

6. Điều trị hở van động mạch chủ

a. Điều trị nội khoa

- Hở van động mạch chủ mạn tính không triệu chứng trên lâm sàng:

  • Nếu hở nhẹ - vừa: theo dõi 1 – 2 năm / lần bằng siêu âm tim và thăm khám.
  • Nếu hở nặng: theo dõi ít nhất 6 tháng / lần bằng siêu âm tim hoặc ngay khi xuất hiện triệu chứng.

- Hở van động mạch chủ nặng mạn tính với rối loạn chức năng thất trái hoặc có triệu chứng:

  • Các triệu chứng của suy tim sung huyết đáp ứng với thuốc lợi tiểu quai (furosemide) và digoxin trong lúc chuẩn bị phẫu thuật.
  • Thuốc giãn mạch (thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi) giúp giảm triệu chứng tốt và có thể cải thiện huyết động.
  • Tăng huyết áp phối hợp có thể làm nặng thêm hở van động mạch chủ do vậy cần được điều trị thường quy.

Xquang giãn động mạch chủ (mũi tên trắng) gây hở van động mạch chủ.

Xquang giãn động mạch chủ (mũi tên trắng) gây hở van động mạch chủ

- Hở van động mạch chủ cấp tính nặng:

  • Khuyến cáo phẫu thuật cấp cứu.
  • Các thuốc nitroprusside và vận mạch (dopamine, dobutamine) có tác dụng tạm thời trước khi phẫu thuật do làm tăng cung lượng tim và giảm áp lực thất trái cuối tâm trương.

- Với người bệnh marfan, chẹn beta giao cảm và/hoặc losartan có thể làm chậm sự giãn gốc động mạch chủ và giảm biến chứng nên được xem xét điều trị cả trước và sau phẫu thuật.

b. Điều trị phẫu thuật

- Thay van động mạch chủ được chỉ định cho người bệnh hở van động mạch chủ nặng 

  • Có triệu chứng 
  • Không triệu chứng và ef ≤ 50%, giãn thất trái nặng (đường kính thất trái cuối tâm trương > 65 mm hoặc cuối tâm thu thất trái > 50 mm) 
  • Phẫu thuật đồng thời khi có chỉ định bắc cầu chủ vành, thay van tim khác hoặc gốc động mạch chủ.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/08/2022 - Cập nhật 08/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tổng quan về hở van động mạch chủ

Tổng quan về hở van động mạch chủ

Hở van động mạch chủ là một trong những bệnh lý van tim khá thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tăng dần theo tuổi, hay gặp nhất ở khoảng 40 – 60 tuổi, nam nhiều...

27/08/2022

590 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG