Nội dung chính
  • Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì giúp nhanh khỏi bệnh
  • Thực đơn bổ dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng
Nội dung chính
  • Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì giúp nhanh khỏi bệnh
  • Thực đơn bổ dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? 8 Thực đơn bổ dưỡng nên cho trẻ ăn

Tình trạng trẻ bị tay chân miệng ngày càng diễn ra phổ biến khi mùa hè đến. Việc chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng là vấn đề đáng lưu ý cho các bậc phụ huynh. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì giúp nhanh khỏi bệnh
  • Thực đơn bổ dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì giúp nhanh khỏi bệnh

Bệnh tay chân miệng ngày càng diễn ra phổ biến ở trẻ em hiện nay. Chế độ dinh dưỡng để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đóng vai trò quan trọng khi điều trị căn bệnh này giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, mau lành bệnh. Trong chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cần lưu ý những thực phẩm nên hay không nên ăn khi trẻ bị tay chân miệng. 

  • Thực hiện một chế độ ăn uống đa dạng 

Thực hiện một chế độ ăn uống đa dạng với nhiều thực phẩm giàu protein, các khoáng chất thiết yếu, vitamin giúp tình trạng bệnh tay chân miệng ở trẻ giảm xuống rõ rệt.

Cung cấp chế độ ăn uống đa dạng cho trẻ 

Cung cấp chế độ ăn uống đa dạng cho trẻ 

  • Thực phẩm giàu protein

Những loại đồ ăn giàu protein chính là đáp án cho câu hỏi: trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Thực phẩm giàu protein đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ. Protein có trong trứng, sữa, thịt bò, cá ngừ,... là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào giúp trẻ tăng cường sức đề kháng bên trong cơ thể. 

  • Thận trọng khi sử dụng vitamin C

Vitamin C xuất hiện nhiều trong các loại hoa quả như cam, chanh giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể, tăng sức đề kháng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần tránh sử dụng các thực phẩm như cam, chanh sẽ khiến các vết loét ở vùng lưỡi trở nên đau rát gây khó chịu cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể thay thế cam, chanh bằng các loại trái cây ngọt hơn như bơ, dưa hấu. 

Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam?

  • Bổ sung các khoáng chất thiết yếu bằng sự kết hợp trái cây và rau quả

Vitamin A và C, những khoáng chất thiết yếu là thật sự cần thiết trong khi trẻ bị tay chân miệng. Vitamin A và C có nhiều trong trái cây và rau quả như đu đủ, dưa hấu, rau bina,... nhằm cung cấp một lượng chất dồi dào tăng khả năng phục hồi và trị dứt điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. 

  • Chế biến thực phẩm tối ưu

Bệnh tay chân miệng khiến trẻ thường xuyên bị khó chịu, đau rát ở những vùng da bị tổn thương khiến cho việc ăn uống thường ngày trở nên khó khăn. Khi đó, cha mẹ cần đảm bảo rằng thực phẩm cung cấp cho trẻ cần trở nên tối ưu. Chúng ta có thể chia nhỏ khẩu phần ăn trong một ngày và cắt nhỏ thức ăn giúp trẻ dễ tiêu thụ. 

Chia nhỏ khẩu phần ăn trong một ngày và cắt nhỏ thức ăn giúp trẻ dễ tiêu thụ

Chia nhỏ khẩu phần ăn trong một ngày và cắt nhỏ thức ăn giúp trẻ dễ tiêu thụ

  • Vệ sinh và an toàn thực phẩm

Việc duy trì vệ sinh và an toàn thực phẩm là thật sự cần thiết khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Quy trình chăm sóc trẻ bị bệnh cần đảm bảo và duy trì chế độ sạch sẽ và an toàn vệ sinh thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

  • Bổ sung nước

Nước đóng vai trò quan trọng và là nguồn cung cấp thiết yếu trong mọi hoạt động của cơ thể. Nước có khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, giúp phục hồi sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh nhanh chóng. 

Để giúp tình trạng giảm đau những vết loét, ngoài việc cung cấp nước bù khoáng cho trẻ mỗi ngày, việc sử dụng nước dừa tươi là cần thiết. Trong nước dừa tươi có chứa chất điện giải, giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác giúp trẻ đủ nước trong thời tiết nóng ẩm này. Trong dừa nước có acid lauric, chloride, sắt, kali, magie, canxi, natri, phospho,... là một loại thực phẩm đáng tin cậy giúp trẻ mau chóng lành bệnh. 

Xem thêm: Những lưu ý khi Trẻ bị tay chân miệng kèm tiêu chảy

Thực đơn bổ dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh việc giữ vệ sinh, an toàn cho trẻ khi bị bệnh thì vấn đề dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cũng thật sự cần thiết. Sau đây, bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn một số món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ. 

Cháo thịt gà cà rốt

Cháo thịt gà cà rốt là một món ăn dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, phù hợp cho trẻ bị tay chân miệng

Cháo thịt gà cà rốt là một món ăn dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, phù hợp cho trẻ bị tay chân miệng

Món ăn này bao gồm những nguyên liệu sẵn có và cha mẹ cũng có thể dễ dàng thực hiện.

Nguyên liệu:

  • Gạo 50g.

  • Thịt gà 50g.

  • Cà rốt 30g.

  • Hành lá, gia vị đi kèm.

Cách làm:

  • Chuẩn bị một phần thịt gà, rửa sạch sau đó đem luộc chín, xé nhỏ phần thịt gà.

  • Cà rốt nạo vỏ sau đó rửa sạch, luộc chín và tán nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn.

  • Vo gạo, dùng nước luộc gà vừa luộc để ninh cháo. Sau khi ninh cháo chín, đem bỏ các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào đảo đều, nêm gia vị cho phù hợp với trẻ nhỏ.

Cháo thịt bò rau củ

Cháo thịt bò rau củ là món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp đạm và vitamin cần thiết cho trẻ bị tay chân miệng

Cháo thịt bò rau củ là món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp đạm và vitamin cần thiết cho trẻ bị tay chân miệng

Cháo thịt bò rau củ là món ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp đạm và vitamin cần thiết cho trẻ bị tay chân miệng. Sự kết hợp giữa thịt bò và các loại rau củ giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình hồi phục của bé.

Nguyên liệu:

  • Gạo 50g.

  • Thịt bò 30g.

  • Khoai tây 1 củ.

  • Cà rốt 20g.

  • Đậu Hà Lan 10g.

Cách làm:

  • Sơ chế các loại thực phẩm: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn. Khoai tây, cà rốt nạo vỏ, rửa sạch sau đó cắt hạt lựu. Đậu Hà Lan rửa sạch.

  • Đem luộc các loại rau củ.

  • Gạo vo sạch, nấu cháo chín nhừ sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào khuấy đều. Để lửa nhỏ sau 5 phút là được.

Súp gà ngô nấm

Súp gà ngô nấm là món ăn lý tưởng cho trẻ bị tay chân miệng

Súp gà ngô nấm là món ăn lý tưởng cho trẻ bị tay chân miệng

Súp gà ngô nấm là món ăn lý tưởng cho trẻ bị tay chân miệng, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Với thành phần gà, ngô và nấm, món súp cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp bé nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe tốt.

Nguyên liệu:

  • Thịt gà 200g.

  • Ngô ngọt ½ bắp.

  • Lòng trắng trứng gà 1 quả.

  • Nấm hương, cà rốt, một ít bột năng.

Cách làm:

  • Thịt gà rửa sạch, để ráo nước, cho nước vào luộc gà chín, vớt ra đĩa rồi xé sợi. Phần xương gà cho vào ninh cho ngọt nước, lọc lấy nước dùng để nấu súp.

  • Ngô ngọt tách lấy hạt, rửa sạch. Cà rốt bào bỏ vỏ, cắt hạt lựu. Nấm hương ngâm nước, rửa sạch, thái sợi. Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

  • Cho ngô ngọt, cà rốt vào nước luộc gà đun sôi cho chín mềm. Tiếp tục cho gà xé sợi, nấm hương vào và nêm nếm gia vị vừa miệng.

  • Cho bột năng trộn với một ít nước khuấy tan, đổ từ từ vào nồi súp gà, vừa đổ vừa khuấy đều, hạ lửa nhỏ đun thêm vài phút. Đánh lòng trắng trứng gà cho vào nồi súp, khuấy đều cho sôi lại. Thêm rau mùi, hành lá sau đó thưởng thức. 

Súp tôm bí đỏ

Súp tôm bí đỏ là món ăn bổ dưỡng, lý tưởng cho trẻ bị tay chân miệng

Súp tôm bí đỏ là món ăn bổ dưỡng, lý tưởng cho trẻ bị tay chân miệng

Súp tôm bí đỏ là món ăn bổ dưỡng, lý tưởng cho trẻ bị tay chân miệng. Với sự kết hợp của tôm giàu đạm và bí đỏ giàu vitamin, món súp giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi cho bé.

Nguyên liệu:

  • Tôm 100g.

  • Bí đỏ 150g.

  • Sữa tươi không đường 30ml.

  • Gia vị, dầu ăn.

Cách làm:

  • Tôm tươi lột vỏ và đầu, rút sạch chỉ đen trên lưng, rửa sạch. Phần đầu tôm giữ lại để nấu nước dùng.

  •  Đun nước dùng khoảng 10 phút thì vớt đầu tôm ra. Cho thịt tôm vào trần chín, vớt ra và cắt thành miếng nhỏ.

  •  Cho một ít dầu ăn vào nồi đun nóng rồi cho bí đỏ đã thái miếng vào xào. Sau đó cho nước dùng tôm vào nồi bí đỏ đun với lửa nhỏ vừa trong khoảng 15 phút. Khi bí đỏ chín mềm thì cho sữa vào khuấy đều, đun sôi lại, sau đó xem xay nhuyễn hỗn hợp bí đỏ bằng máy xay sinh tố.

  • Bí đỏ đã được xay nhuyễn cho lại vào nồi rồi cho thịt tôm vào, khuấy đều hỗn hợp súp tôm bí đỏ, nấu thêm khoảng 1 - 2 phút rồi nêm gia vị là được.

Đậu hũ non hấp trứng

Đậu hũ non hấp trứng là món ăn mềm mịn, dễ tiêu hóa, thích hợp cho trẻ bị tay chân miệng. Sự kết hợp giữa đậu hũ non giàu protein và trứng cung cấp dưỡng chất cần thiết, giúp bé phục hồi nhanh chóng và duy trì sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • ¼ miếng đậu hũ non.

  • 1 quả trứng.

  • Hành lá, gia vị.

Cách làm:

  • Đậu hũ rửa sạch, để ráo nước sau đó nghiền mịn ra.

  • Đập trứng vào tô đậu hũ và thêm vào 1 thìa dầu ô liu.

  • Sau đó đem khuấy đều, cho thêm hành thái nhỏ, một chút gia vị.

  • Bạn đem bát tàu hũ trứng quay trong lò vi sóng hoặc hấp cách nhiệt sau 6 phút có thể thưởng thức. 

Khoai tây nghiền

Khoai tây nghiền là món ăn mềm, dễ tiêu hóa, thích hợp cho trẻ bị tay chân miệng. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, khoai tây nghiền cung cấp năng lượng và vitamin cần thiết, hỗ trợ quá trình hồi phục và duy trì sức khỏe cho bé.

Nguyên liệu:

  • 1 củ khoai tây nhỏ.

  • Gia vị.

Cách làm:

  • Khoai tây gọt vỏ, sau đó đem đi rửa sạch, để ráo nước.

  • Cắt khoai tây thành miếng. hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn ra.

  • Nêm một chút gia vị cho vừa miệng và thưởng thức.

Sữa chua và mật ong

Sữa chua và mật ong là sự kết hợp tuyệt vời cho trẻ bị tay chân miệng

Sữa chua và mật ong là sự kết hợp tuyệt vời cho trẻ bị tay chân miệng

Sữa chua và mật ong là sự kết hợp tuyệt vời cho trẻ bị tay chân miệng, giúp cung cấp lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn hỗ trợ bé nhanh chóng hồi phục.

Nước ép dưa hấu

Nước ép dưa hấu được biết đến là một thức quả thanh mát giúp giải nhiệt trong mùa hè. Vitamin C trong dưa hấu giúp trẻ thanh lọc cơ thể, làm giảm tình trạng lở loét những nốt xuất hiện khi bị tay chân miệng.

Ngoài ra, việc sử dụng nước ép dưa hấu còn giúp cho cơ thể của trẻ thanh nhiệt, giải độc và nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt hữu ích trong bối cảnh mùa dịch chân tay miệng thường bùng phát vào dịp hè nắng nóng cao điểm.

Trên đây là những loại thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ nhỏ khi không may mắc bệnh tay chân miệng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với pháp đồ điều trị hiệu quả sẽ giúp trẻ mau chóng bình phục. Thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có được đáp án cho câu hỏi: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Để từ đó có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho bữa ăn của con trong quá trình điều trị.

Tải app

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/07/2024 - Cập nhật 09/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG