Nội dung chính
  • 1. Có nên cho trẻ bị tay chân miệng uống nước cam?
  • 2. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn uống những gì để nhanh khỏi
  • 3. Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì
Nội dung chính
  • 1. Có nên cho trẻ bị tay chân miệng uống nước cam?
  • 2. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn uống những gì để nhanh khỏi
  • 3. Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam?

Trong quá trình điều trị tay chân miệng cho trẻ nhỏ, việc lựa chọn thực phẩm và đồ uống phù hợp đóng vai trò quan trọng. Liệu trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ tìm hiểu lợi ích và những điều cần lưu ý khi cho trẻ uống nước cam.
Nội dung chính
  • 1. Có nên cho trẻ bị tay chân miệng uống nước cam?
  • 2. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn uống những gì để nhanh khỏi
  • 3. Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì

1. Có nên cho trẻ bị tay chân miệng uống nước cam?

Cho trẻ bị tay chân miệng uống nước cam có thể mang lại lợi ích nhờ vào vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus. Tuy nhiên, nước cam có acid cao có thể làm trầm trọng tình trạng đau rát ở miệng và lưỡi của trẻ. 

Do đó, quyết định cho trẻ uống nước cam nên dựa vào tình trạng của từng trẻ. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, nên ngưng và thay thế bằng các loại quả ít acid hơn như nước dừa tươi.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ có uống được nước cam không?

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ có uống được nước cam không?

2. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn uống những gì để nhanh khỏi

Để giúp trẻ bị tay chân miệng nhanh khỏi và tăng hệ miễn dịch trong quá trình điều trị, phụ huynh có thể áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Đa dạng nhóm thực phẩm: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bao gồm chất đạm từ thịt, cá, trứng và sữa; chất béo từ dầu thực vật và các loại hạt; bột đường từ các nguồn tinh bột như gạo, ngô; cùng các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đặc biệt cần bổ sung cho trẻ các loại rau củ quả màu vàng, đỏ như đu đủ, dưa hấu, cà rốt, cà chua; cũng như rau xanh sẫm như rau ngót, cải bó xôi, súp lơ. Những thực phẩm này giàu vitamin A, C và các khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành thương trên da.
  • Hạn chế các loại trái cây có vị chua: Tránh cho trẻ ăn quá nhiều trái cây có vị chua, vì có thể làm trầm trọng tình trạng đau rát ở miệng. Thay vào đó, lựa chọn những loại trái cây có vị ngọt như dưa hấu để bổ sung vitamin mà không gây khó chịu cho trẻ.
  • Chế biến thức ăn thích hợp: Đảm bảo các món ăn được cắt nhỏ, xay nhuyễn để trẻ dễ ăn và nuốt, đặc biệt là khi trẻ đau rát ở miệng. Ngoài ra, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn để trẻ dễ tiêu hóa và tiêu thụ hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Sử dụng các dụng cụ chế biến thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để tránh lây nhiễm và tái nhiễm cho trẻ.
  • Bổ sung đủ nước: Khi trẻ bị sốt, nôn nhiều, ngoài nước uống, mẹ cần bổ sung cho trẻ nước ép và sinh tố để bù nước và các chất điện giải cần thiết.

3. Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì

Phụ huynh nên hạn chế và kiêng một số loại thực phẩm sau để giúp trẻ bị tay chân miệng hồi phục nhanh chóng và tránh tình trạng lây lan bệnh:

  • Thực phẩm giàu arginine: Arginine là một loại axit amin có thể kích thích virus phát triển. Nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm như nho khô, các loại hạt như hạt lạc (đậu phộng), chocolate và các loại thực phẩm chứa nhiều arginine khác.
  • Thực phẩm cay, nóng và quá mặn: Những thực phẩm này có thể làm kích thích và làm nổi nốt ban loét ở miệng trẻ bị tay chân miệng, làm cho vết loét đau rát hơn và khó lành.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có thể làm tăng sản xuất dầu trên da, gây nên các vết ban loét trên da trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm này cũng thường khó tiêu hóa và không tốt cho sức khỏe của trẻ khi đang trong giai đoạn bệnh.
  • Đồ ăn từng gây dị ứng: Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm mà trẻ từng có biểu hiện dị ứng hoặc những loại thực phẩm mà trẻ chưa từng ăn trước đây.

Với những thông tin chia sẻ về trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam, hy vọng rằng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm những lựa chọn hợp lý để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình. 

Trong trường hợp bé có những phản ứng bất thường sau khi uống nước cam, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài 1900 3367 của IVIE - Bác sĩ ơi để nhận được tham vấn trực tiếp từ bác sĩ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/07/2024 - Cập nhật 15/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
49 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
68 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
82 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
105 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG