Trẻ nghẹt mũi khó thở khi ngủ là bệnh lý thường gặp và bố mẹ có thể xử trí hiệu quả hiệu quả ban đầu tại nhà. Bố mẹ cần để ý chăm sóc trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và xử trí hợp lý, kịp thời. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu thêm nguyên nhân
1. Trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là tình trạng gì?
Trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là bệnh lý thường gặp, ít nghiêm trọng, nhưng nếu bố mẹ không phát hiện và xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng kéo dài đến sức khỏe và sự phát triển trẻ.
Cùng các bác sĩ nhận biết dấu hiệu trẻ nghẹt mũi khó thở khi ngủ:
-
Rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt khi thay đổi thời tiết hay vào mùa đông xuân và nhiều ở trẻ nhỏ (đặc biệt =<2 tuổi);
-
Trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như sổ mũi (dịch nhầy tiết ra từ mũi), mô mũi (đặc biệt đầu mũi) sưng đỏ, khoang mũi tắc nghẽn chứa đầy dịch tiết;
-
Trẻ nghẹt mũi nhiều gây nên khó thở nhiều, cần thở bằng miệng thay thế, đặc biệt khi về đêm. Có thể trẻ sẽ mất ngủ, quấy khóc và nhiều hệ quả theo sau;
-
Ngoài ra, có thể đi kèm các triệu chứng ảnh hưởng đường hô hấp trên (sốt, ho …) hay đường tiêu hóa (chán ăn, rối loạn tiêu hóa) nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời.
Trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là bệnh lý thường gặp
2. Nguyên nhân làm trẻ em nghẹt mũi khó thở khi đi ngủ?
Chúng ta cần chú ý những nguyên nhân làm trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ thường gặp để phòng, phát hiện và xử trí kịp thời:
-
Do bệnh lý đường hô hấp trên, dưới gây nên: viêm VA, viêm amidan, viêm mũi dị ứng ở trẻ em, viêm họng, viêm tai giữa cấp mạn hay bệnh viêm phế quản phổi do virus, vi khuẩn. Ngoài nghẹt mũi và khó thở, trẻ có thể có các triệu chứng khác kèm theo như sốt, ho, đau họng, biếng ăn hay nặng hơn chảy mủ nơi viêm;
-
Sự thay đổi thời tiết: vào mùa đông xuân trở lạnh, đặc biệt trẻ nhỏ <2 tuổi đề kháng chưa hoàn thiện, dễ cảm lạnh sổ mũi hơn;
-
Do sức đề kháng, khả năng miễn dịch của bé giảm sau lần ốm gần hay trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng … dễ làm trẻ ngạt mũi về đêm hơn;
Trẻ biếng ăn có sức đề kháng kém làm giảm miễn dịch khiến trẻ dễ bị nghẹt mũi
-
Trẻ đến tuổi mọc răng hay ăn bổ sung, đến tuổi tiết nước bọt hay dịch khoang miệng nhiều hơn…chảy xuống mũi miệng gây nên tình trạng trẻ em nghẹt mũi khó thở khi ngủ nhiều hơn, kèm theo trẻ lười ăn, chậm tăng cân hơn;
-
Do cơ địa dị ứng, hay có các yếu tố kích thích từ bên ngoài như môi trường, dị nguyên, khói bụi…làm tăng tình trạng ngạt mũi, kèm theo có thể da khô, nổi ban bất thường;
-
Dị vật ở mũi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em nghẹt mũi khó thở. Khi chơi trẻ vô tình hoặc cố ý cho món đồ chơi vào mũi mà không biết sự nguy hiểm của việc làm đó, tình trạng này khiến trẻ không thở được và có thể tổn thương hệ hô hấp nghiêm trọng. Vì vậy bố mẹ cần đưa trẻ gặp bác sĩ nhanh chóng để được xử lý nhanh chóng, hiệu quả;
-
Sự chăm sóc của gia đình đúng cách hay không cũng góp phần vào tình trạng bệnh của trẻ;
3. Cách giúp trẻ giảm nghẹt mũi khó thở khi ngủ cho trẻ?
Khi phát hiện trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, bố mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây giúp trẻ thông thoáng đường dẫn khí, dễ thở và cải thiện các triệu chứng giúp trẻ dễ chịu hơn:
-
Thay đổi tư thế giúp trẻ thông thoáng đường thở, tránh nghẹt mũi, đỡ khó thở: Bố mẹ thay đổi tư thế ngủ bằng cách kê gối, nằm nghiêng hoặc nâng đầu giường sao cho con có thể nâng cao đầu khi ngủ. Khi đó trẻ sẽ thoải mái và dễ thở hơn. Tuy nhiên, cần chú ý quan sát bé để tránh bé bị ngạt khi nằm gối cao;
Thay đổi tư thế thường xuyên giúp trẻ tránh nghẹt mũi, đỡ khó thở khi ngủ
-
Làm ấm trẻ (đặc biệt là những vùng da hở, da mỏng tiếp xúc nhiều với không khí), điều này giảm đáng kể triệu chứng trẻ nghẹt mũi khó thở khi ngủ và các bệnh lý về đường hô hấp. Bố mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hay máy phun sương để không khí trong phòng ngủ không quá khô tạo độ ẩm cân bằng khoang mũi của trẻ. Chú ý vệ sinh máy mỗi ngày để không khí luôn sạch.
Làm ấm trẻ và tạo độ ẩm không khí hợp lý giúp trẻ dễ thở khi ngủ
Có thể dùng 2 giọt nước mũi sinh lý vào mỗi mũi làm loãng chất nhầy, sau đó sử dụng bóng hút mũi hoặc máy hút mũi để đưa chất nhầy ra ngoài. Điều này giúp đường thở lưu thông và dễ chịu hơn.
Phương pháp này, cần làm cẩn thận và nhẹ nhàng vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi mỏng. Áp dụng cho trẻ hơn 2 tuổi vì dễ gây khó chịu và trẻ không hợp tác.
Rửa mũi đúng cách, làm loãng chất nhầy giúp thông thoáng đường thở trẻ
-
Bổ sung thêm nước và điện giải cho trẻ (trẻ bắt đầu ăn dặm, >=6 tháng tuổi): Vì trẻ em nghẹt mũi khó thở khi ngủ khiến trẻ thở bằng mồm nhiều hơn, bố mẹ bổ sung nhiều nước và điện giải để tránh tình trạng rối loạn điện giải, mất nước.
Bố mẹ có thể sử dụng các loại nước ép từ trái cây và rau xanh để bổ sung đề kháng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Có thể bổ sung oresol theo cân nặng trẻ để hạn chế tình trạng mất điện giải.
Thông thường, khi bố mẹ chăm sóc đúng cách tình trạng trẻ nghẹt mũi khó thở khi ngủ nhanh chóng cải thiện. Tuy nhiên, nếu bố mẹ quan sát tình trạng không cải thiện, hoặc kéo dài nhiều ngày ảnh hưởng đến sự phát triển trẻ, cần đưa trẻ đi khám tại các Bệnh viện, Phòng khám uy tín có bác sĩ chuyên khoa nhi có chuyên môn cao để được thăm khám kịp thời.
Trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ khi nào cần đi khám?
Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu dưới đây đi kèm, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ khám và tư vấn các biện pháp điều trị an toàn hiệu quả:
-
Trẻ khò khè nhiều, hay các dấu hiệu khó thở tăng dần (thở nhanh hơn bình thường, co kéo cơ hô hấp phụ hay rút lõm lồng ngực để thở …).
-
Trẻ đau tai do đờm dịch ở mũi tích tụ, gây nguy cơ nhiễm trùng tai viêm tai. Bố mẹ cần để ý các biểu hiện của trẻ (quấy khóc hay ngoáy tai thường xuyên hơn, xuất hiện gỉ mắt vàng hoặc xanh…) để xử trí kịp thời.
-
Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng (mệt nhiều, li bì, sốt cao…). Hay sau xử trí tại nhà, tình trạng không cải thiện, trẻ tiếp tục nghẹt mũi kéo dài gây mất ngủ chán ăn, bỏ ăn, mệt mỏi … ảnh hưởng đến sự phát triển trẻ.
Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám khi thấy trẻ đau tai do đờm dịch ở mũi tích tụ, gây nguy cơ nhiễm trùng tai viêm tai
Cha mẹ nhận thấy các triệu chứng bất thường, trở nặng hoặc xuất hiện triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ cần đưa con đi khám nhi tại các cơ sở y tế uy tín và có bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm và chuyên môn cao, IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số bệnh viện, phòng khám uy tín dưới đây:
-
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;
-
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 350,000đ (Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương trực tiếp khám);
-
Bệnh viện An Việt: Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ
-
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;
-
Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);
-
Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…
Bố mẹ có thể đặt lịch trước tại các bệnh viện, phòng khám nhi để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi qua tổng đài đặt khám 1900 3367.
1900 3367
Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu trở nặng, bất thường
Bố mẹ có thể lựa chọn khám nhi online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi uy tín. Bác sĩ sẽ khám online bằng video call trên điện thoại, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ bằng cách quan sát, khai thác thêm thông tin triệu chứng từ bố mẹ, từ đó đưa ra chẩn đoán, hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách và kê đơn thuốc trực tuyến (nếu cần).
IVIE - Bác sĩ ơi giới thiệu một số bác sĩ khám nhi online giỏi dưới đây:
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương;
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương, có nhiều năm kinh nghiệm, có hơn 3000 lượt khám nhi online. Ngoài ra bác sĩ có thể tư vấn các bệnh lý khác ở trẻ như truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ;
-
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 20 năm khám chữa bệnh và thực nghiệm hơn 1000 lượt khám online;
-
Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, với hơn 30 năm trong nghề điều trị bệnh lý tai mũi họng và bệnh lý đường hô hấp ở trẻ;
-
Cùng các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, kiến thức khác tại các bệnh viện phòng khám uy tín.
Tải app
Khám nhi online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi đến từ các bệnh viện tuyến trung ương
4. Lưu ý cách phòng tránh trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ?
Bố mẹ lưu ý chăm sóc trẻ đặc biệt là thời tiết lạnh, để giúp trẻ tăng sức đề kháng phát triển khỏe mạnh:
-
Chú trọng tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ bằng cách cho trẻ ăn ngủ đúng giờ, khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất.
-
Giữ gìn không gian xung quanh sạch sẽ (đặc biệt là những khu vực bé chơi hay sinh hoạt nhiều) và vệ sinh cho trẻ thường xuyên giúp làm giảm lây nhiễm các vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng và cải thiện tình trạng trẻ em nghẹt mũi khó thở khi ngủ.
-
Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay trở lạnh.
Giữ ấm cơ thể cho trẻ giúp phòng tránh trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
Bố mẹ chú ý khi chăm sóc trẻ em bị ngạt mũi khó thở khi ngủ:
-
Tránh dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ;
-
Nếu không có chỉ định bác sĩ, không tự mua kháng sinh cho trẻ;
-
Các mẹo chữa trị dân gian khi chưa hiểu rõ hoặc không có sự kiểm chứng từ y học thì không nên sử dụng;
Trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là bệnh lý thường gặp và bố mẹ có thể xử trí hiệu quả hiệu quả ban đầu tại nhà tuy nhiên bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ và đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, ở mỗi lứa tuổi khác nhau có mục tiêu chăm sóc khác nhau để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi để cập nhật kiến thức chăm con toàn diện nhất từ các bác sĩ hàng đầu, cùng con lớn mỗi ngày.