Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là hiện tượng gì?
  • 2. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là do đâu?
  • 3. Trẻ bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ
  • 4. 5 cách xử lý trẻ bị ngạt mũi về đêm 
  • 5. Bác sĩ mách mẹ mẹo chăm sóc sức khỏe tai mũi họng cho trẻ
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là hiện tượng gì?
  • 2. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là do đâu?
  • 3. Trẻ bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ
  • 4. 5 cách xử lý trẻ bị ngạt mũi về đêm 
  • 5. Bác sĩ mách mẹ mẹo chăm sóc sức khỏe tai mũi họng cho trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao? 5 cách xử lý hiệu quả

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Ngạt mũi là một trong các triệu chứng hay gặp khi mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Trẻ ngạt mũi về đêm gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao? Cách xử lý nào hiệu quả? IVIE- Bác sĩ ơi tin rằng các bậc cha mẹ sẽ hết băn khoăn sau khi đọc bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là hiện tượng gì?
  • 2. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là do đâu?
  • 3. Trẻ bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ
  • 4. 5 cách xử lý trẻ bị ngạt mũi về đêm 
  • 5. Bác sĩ mách mẹ mẹo chăm sóc sức khỏe tai mũi họng cho trẻ

1. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là hiện tượng gì?

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh có trẻ nhỏ, trước tiên cha mẹ cần hiểu được đây hiện tượng gì. Trẻ bị ngạt mũi là cảm giác khó chịu, bít tắc một hoặc cả hai bên mũi. Trẻ thở khụt khịt hoặc thậm chí khó thở. Triệu chứng này sẽ tăng lên khi về đêm và khi trẻ nằm, đường thở bị chèn ép một phần, khiến cho tắc nghẽn đường thở tăng hơn so với ban ngày.

Ngoài triệu chứng ngạt mũi, trẻ rất hay có thêm triệu chứng chảy nước mũi. Nước mũi có thể trong hoặc màu trắng đục, vàng hay xanh thậm chí có màu đỏ máu. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng của viêm đường hô hấp như ho, khạc đờm, sốt, khó thở, đau tai…

Ngạt mũi về đêm là triệu chứng hô hấp hay gặp ở trẻ em

Ngạt mũi về đêm là triệu chứng hô hấp hay gặp ở trẻ em

2. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngạt mũi về đêm của trẻ. IVIE- Bác sĩ ơi sẽ liệt kê các nguyên nhân thường gặp sau đây:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus

Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm: viêm mũi, viêm họng, viêm Amidan, viêm thanh quản, khí quản. Trong đó căn nguyên do virus chiếm đa số trên 60%. Nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng 30%. Các virus gây viêm đường hô hấp cấp là: virus cúm, adenovirus, rhinovirus, SARS, hantavirus…

Các bệnh đường hô hấp có thể gặp quanh năm nhưng hay gặp nhất lúc thời tiết giao mùa. Từ mùa nóng chuyển sang mùa lạnh, từ nắng chuyển sang mưa. Nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus nhân lên nhanh chóng. Khi giao mùa hệ miễn dịch của con người cũng sẽ kém hơn, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Virus xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng đường hô hấp

Virus xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng đường hô hấp

Khi bị nhiễm virus triệu chứng đầu tiên trẻ hay gặp là ngạt mũi, hắt hơi, sổ mũi. Sau đó trẻ ngạt mũi về đêm kèm theo chảy nước mũi xanh và sốt cao khi bị viêm đường hô hấp nặng hơn. 

Dị ứng 

Dị ứng cũng là một nguyên nhân hay gặp gây ra triệu chứng ngạt mũi. Dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng mũi. Ví dụ như phấn hoa, nước hoa, lông động vật, khói bếp than, khói xe…

Khác với triệu chứng ngạt mũi do viêm đường hô hấp trên, ngạt mũi do dị ứng trẻ thường biểu hiện chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, đỏ cánh mũi. Trẻ hiếm khi sốt hay chảy nước mũi đục như trong viêm mũi do vi khuẩn virus.

Viêm xoang cấp tính

Xoang là tổ chức cạnh hốc mũi, cạnh trán. Viêm xoang cấp có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc phản ứng dị ứng. Viêm xoang hay gây ra triệu chứng ngạt một bên mũi, đau mặt, đau đầu, chảy nước mũi đục thối, có kèm theo sốt hoặc không. Trẻ mắc viêm mũi dị ứng, có polyp mũi, đặc biệt trẻ có miễn dịch kém dễ bị viêm xoang cấp hơn so với trẻ khỏe mạnh.

Viêm xoang có thể là một nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm

Viêm xoang có thể là một nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm

Viêm mũi vận mạch

Trẻ ngạt mũi nhiều, chảy nước mũi trong, hắt xì và niêm mạc mũi nề đỏ trong khi không tìm thấy hoặc không tiếp xúc tác nhân gây dị ứng gì có thể là do viêm mũi vận mạch. Tình trạng bệnh này thường hay lặp lại gây ra nhiều biểu hiện khó chịu. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi xong cũng ít gặp ở trẻ em hơn so với người lớn.

Dị vật mũi

Đối với trẻ em, khi trẻ than phiền ngạt mũi, luôn phải kiểm tra xem trẻ có dị vật trong mũi hay không. Có thể kiểm tra bằng quan sát trực tiếp và hỏi trẻ có để rơi vật gì vào trong mũi hay không.

Đối với trường hợp có tiền sử bị dị vật rơi vào mũi rõ ràng kèm theo chảy máu mũi nên có chỉ định nội soi mũi cấp cứu. Các vật hay bị đẩy vào trong mũi là bông, giấy, sỏi, hạt đậu, pin cúc áo hoặc côn trùng…

Lạm dụng thuốc gây co mạch mũi

Thuốc gây co mạch mũi như thuốc kháng histamin (desloratadin, loratadin, telfast, clorpheniramin…) dạng siro hoặc dạng viên có thể chỉ định để điều trị chứng ngạt mũi cho trẻ. Tuy nhiên cũng ghi nhận các trường hợp người bệnh bị ngạt mũi trở lại sau khi ngưng thuốc gây co mạch. Vì vậy các thuốc này nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ và quan trọng hơn là điều trị ngạt mũi theo căn nguyên gây bệnh.

Không nên tự ý sử dụng thuốc, cần có chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ

Không nên tự ý sử dụng thuốc, cần có chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ

3. Trẻ bị ngạt mũi về đêm có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao, tùy thuộc vào các nguyên nhân gây ngạt mũi về đêm như đã kể trên mà có các mức độ nguy hiểm khác nhau. Dị vật trong mũi, tình trạng nhiễm trùng và viêm xoang là những nguyên nhân gây ngạt mũi nguy hiểm cần điều trị ngay.

Nếu trẻ ngạt mũi do phản ứng với các kích thích bên ngoài như bụi, lạnh, phấn hoa… Cần vệ sinh mũi sạch, giữ ấm và tránh các nguyên nhân gây kích thích thì tình trạng ngạt mũi sẽ mau khỏi.

Không nên để tình trạng ngạt mũi về đêm kéo dài, sẽ làm trẻ khó thở, phải thở bằng miệng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. 

IVIE - Bác sĩ ơi liệt kê một số trường hợp trẻ ngạt mũi về đêm cần đi khám bác sĩ ngay bao gồm:

  • Ngạt mũi và chảy máu mũi: trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ là tình huống nguy hiểm khi mũi bị tổn thương cả mạch máu. Các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng cần khám trực tiếp để nội soi tìm nguyên nhân và nếu cần sẽ can thiệp cầm máu.

  • Ngạt mũi và chảy nước mũi đục, có mùi thối: Có thể mũi của trẻ bị nhiễm trùng nặng. Không nên dùng thuốc mà không được kê đơn. Hoặc dùng thuốc không đủ liều và thời gian như hướng dẫn của bác sĩ. Bởi sẽ tăng nguy cơ cơ thể trẻ kháng lại thuốc vào lần điều trị sau

  • Ngạt mũi dai dẳng, kéo dài trên 6 tuần: Nguy cơ tiến triển bệnh mạn tính vì vậy nên đi khám tại cơ sở chuyên khoa tai mũi họng chuyên sâu để trẻ được thăm khám và làm các xét nghiệm đánh giá nguyên nhân.

ngạt mũi về đêm kéo dài, sẽ làm trẻ khó thở, phải thở bằng miệng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ

Trẻ bị ngạt mũi về đêm kéo dài khiến trẻ khó thở, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ

4. 5 cách xử lý trẻ bị ngạt mũi về đêm 

Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao IVIE – Bác sĩ ơi sẽ nêu các cách xử lý như sau:

  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

  • Dùng tinh dầu tràm xông mũi họng 

  • Giữ nhà cửa sạch, thông thoáng. Dùng máy phun sương tạo độ ẩm nếu không khí trong nhà khô.

  • Cho trẻ ngủ gối đầu cao hơn để trẻ dễ thở hơn khi ngủ

  • Quan trọng nhất là cho trẻ đi khám bác sĩ để bác sĩ nắm rõ tình trạng bệnh của từng trẻ từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp. 

Ngủ gối cao đầu khi trẻ bị ngạt mũi

Ngủ gối cao đầu khi trẻ bị ngạt mũi

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại trong cả nước, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

Đặt khám nhi tại Bệnh viện, Phòng khám gần nhất


Bên cạnh đó, bố mẹ có thể chủ động đặt lịch khám nhi online với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị, chăm sóc trẻ hiệu quả. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám cùng bác sĩ nhi online 24/24

Tải app

5. Bác sĩ mách mẹ mẹo chăm sóc sức khỏe tai mũi họng cho trẻ

Để bảo vệ vùng tai mũi họng cho trẻ, chúng ta cần xây dựng cho trẻ thói quen vệ sinh tai mũi họng và vệ sinh thân thể hàng ngày. Dạy trẻ uống đủ nước, ăn uống đa dạng thực phẩm, đủ rau xanh và trái cây. Trẻ cũng nên hạn chế đồ ăn nhanh và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tập luyện thể dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Như vậy mới có một cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh lý nhiễm trùng nói chung và bệnh tai mũi họng nói riêng. 

Chơi thể thao giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Chơi thể thao giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Để bảo vệ mũi của trẻ, tránh triệu chứng hay ngạt mũi về đêm, các bậc cha mẹ còn cần phải quan tâm đến việc giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, khi thời tiết chuyển mùa. Dạy trẻ cách bảo vệ mũi, không ngoáy mũi, không cho đồ vật vào mũi. Cha mẹ cũng để ý các triệu chứng ngạt mũi, chảy mũi của trẻ khi còn chưa chuyển biến nặng, để đưa trẻ đi khám và điều trị sớm

Trên đây là các thông tin về trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao và cách xử lý. Giữ vệ sinh mũi, tránh chấn thương và các chất gây kích ứng sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ ngạt mũi về đêm. Chúng tôi hi vọng trẻ em luôn có một môi trường y tế tốt để được chăm sóc sức khỏe toàn diện. Hãy lựa chọn ứng dụng IVIE- Bác sĩ ơi trong hành trình cùng bảo vệ sức khỏe của trẻ em.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/05/2023 - Cập nhật 30/05/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao? 5 cách xử lý hiệu quả

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao? 5 cách xử lý hiệu quả

Ngạt mũi là một trong các triệu chứng hay gặp khi mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Trẻ ngạt mũi về đêm gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy trẻ ...

Icon thời gian
08/05/2023
3584 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
Trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử ...

Trẻ em bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử ...

Trẻ nghẹt mũi khó thở khi ngủ là bệnh lý thường gặp và bố mẹ có thể xử trí hiệu quả hiệu quả ban đầu tại nhà. Bố mẹ cần để ý chăm sóc trẻ, tìm hiểu nguyên nhân ...

Icon thời gian
06/04/2023
572 Lượt xem
Icon thời gian
9 Phút đọc
Trẻ 3 tuổi bị nghẹt mũi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách...

Trẻ 3 tuổi bị nghẹt mũi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách...

Trẻ 3 tuổi bị nghẹt mũi là một triệu chứng khá phổ biến, hầu hết thường không đáng lo ngại và tình trạng sẽ có cải thiện sau một vài ngày. Tuy nhiên, cha mẹ...

Icon thời gian
22/03/2023
1803 Lượt xem
Icon thời gian
9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG