Khi trẻ bị chảy máu mũi, chúng ta thường bế bé ngửa đầu lên hay ngồi ngửa cổ để cầm máu, nhưng điều này là chưa chính xác, hành động này sẽ khiến máu chảy xuống họng gây nôn ói. Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi sẽ tự ngừng. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ là gì?
Trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ có thể do mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ gây chảy máu. Ban đêm cha mẹ khó để ý và quan sát làm cho việc sơ cứu gặp khó khăn. Do vậy, biết được nguyên nhân, xử trí đúng cách và nắm được cách phòng tránh sẽ giúp các cha mẹ giảm được phần nào nỗi lo lắng đó.
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ gồm:
Khô hốc mũi
Thời tiết hanh khô, sử dụng điều hòa, máy lạnh, máy sưởi trong thời gian dài, niêm mạc mũi lúc này bị khô, kích thích lên các mạch máu gây chảy máu mũi khi ngủ. Ngoài ra khô hốc mũi còn có thể do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc uống không đủ nước cho cơ thể.
Thói quen ngoáy mũi khi ngủ của trẻ
Khi ngủ, đôi khi cảm giác ngứa mũi mà trẻ có thể đưa tay lên dụi hoặc ngoáy mũi. Nếu móng tay sắc nhọn có thể gây tổn thương đến mạch máu gây chảy máu mũi. Đối với trẻ nhũ nhi, khi ngủ có thể đeo găng tay mềm vừa giúp chống lạnh, vừa giúp ngăn bé vô thức ngoáy mũi.
Dị ứng mũi, viêm mũi

Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân trẻ bị chảy máu mũi
Dị ứng là phản ứng quá mẫn của cơ thể với tác nhân môi trường. Một số bé có cơ địa đặc biệt có thể bị dị ứng với phấn hoa, khói bụi, thay đổi thời tiết … Khi cơ thể gặp phải các dị nguyên này, sẽ xuất hiện các triệu chứng thường gặp như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi. Tình trạng này làm cho các mạch máu nhỏ ở mũi bị tổn thương gây chảy máu mũi.
Do trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp
Khi bé bị mắc các bệnh đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, cảm cúm thì việc chảy máu mũi khi ngủ là biểu hiện thường gặp.
Nguyên nhân khác
Ngoài những bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng và bệnh lý đường hô hấp trên thông thường, chảy máu mũi còn có thể là triệu chứng của các bệnh lý về máu mà người bệnh chưa phát hiện ra.
2. Trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ có nguy hiểm không?
Trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ hay trẻ bị chảy máu 1 bên mũi thường không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng cần chú ý những dấu hiệu kèm theo và sơ cứu đúng cách để trẻ không bị mất máu quá nhiều. Trẻ có thể sẽ gặp phải tình trạng chảy máu cam ít nhất một lần trong đời.

Trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ thường không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cần sơ cứu đúng cách để trẻ không bị mất máu quá nhiều
Khi trẻ bị chảy máu cam, chúng ta thường bế bé ngửa đầu lên hay ngồi ngửa cổ để cầm máu, nhưng điều này là chưa chính xác, hành động này sẽ khiến máu chảy xuống họng gây nôn ói. Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi sẽ tự ngừng.
3. Cách xử trí khi bé chảy máu cam về đêm
Trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ việc đầu tiên cha mẹ cần phải bình tĩnh để sơ cứu cho trẻ.
Cách xử trí đúng khi trẻ bị chảy máu mũi:
-
Trẻ nhỏ dễ bị hoảng loạn, quấy khóc, không chịu ngồi yên khi nhìn thấy máu, nên bước đầu là cố gắng giữ bình tĩnh cho trẻ. Cho trẻ ngồi hoặc đứng thẳng, đầu hơi nghiêng về phía trước.
-
Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ phần cánh mũi hai bên, giữ trong 10 phút để cầm máu. Trong khi giữ có thể giảm tập trung cho trẻ bằng cách cho trẻ xem ti vi hoặc đọc sách. Lưu ý không để trẻ vận động mạnh, xì mũi, ngoáy mũi.
-
Nếu muốn, có thể chườm lạnh vùng gốc mũi hoặc cho trẻ ngậm viên đá. Điều này giúp co mạch máu ở mũi, giảm chảy máu.
-
Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ ở trong miệng để tránh nuốt dễ gây nôn, súc miệng để giảm bớt mùi máu.
-
Sau 10 phút thả tay xem còn chảy máu hay không.
Không nên thả tay quá thường xuyên để kiểm tra còn chảy máu hay không do cần có thời gian để hình thành cục máu đông bịt kín vết thương.

Trẻ bị chảy máu mũi cha mẹ cần xử trí đúng cách để trẻ không bị mất máu quá nhiều
Chăm sóc sau khi cầm máu cho trẻ bị chảy máu mũi:
-
Sau khi thấy máu đã ngừng chảy, cho bé nghỉ ngơi và theo dõi thêm một khoảng thời gian ngắn để đảm bảo không tiếp tục chảy máu.
-
Khi chắc chắn máu đã ngừng chả hoàn toàn, có thể cho bé tiếp tục đi ngủ. Nên kê đầu hơi cao, tốt nhất là để bé nằm nghiêng sang một bên.
4. Khi nào cần đến bác sĩ điều trị bé chảy máu cam về đêm?
Trong trường hợp sau khi tiến hành sơ cứu như trên trong 20 phút mà trẻ vẫn tiếp tục chảy máu cam hoặc đi kèm thêm các triệu chứng dưới đây, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:
-
Không cầm được máu sau 20 phút thực hiện sơ cứu hoặc chảy máu tái lại nhiều lần;
-
Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu;
-
Chảy máu sau chấn thương vùng mũi;
-
Không chỉ chảy máu ở mũi mà còn chảy máu từ miệng, nôn mửa hoặc xuất hiện máu trong phân hoặc nước tiểu;
-
Trẻ chảy máu cam kèm xuất huyết dưới da, những vết bầm tím hoặc chấm xuất huyết xuất hiện tự nhiên;
-
Trẻ tái xanh, nhợt nhạt, đổ mồ hôi nhiều, không phản ứng, kém ăn, gầy yếu, hay nhức mỏi, nổi hạch, gan lách to…;
- Bé có bệnh lý về máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, hoặc các bệnh toàn thân khác.
Tình trạng trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ ở mỗi trẻ sẽ có những mức độ khác nhau. Cha mẹ không biết nên làm gì hay còn lo lắng về vấn đề sức khỏe của trẻ, thì việc tư vấn từ xa với bác sĩ tư vấn từ xa 24/24 là một giải pháp hiệu quả.
Bác sĩ sẽ xem tình trạng của trẻ qua cuộc gọi video call, trao đổi với cha mẹ về tình trạng của bé để chẩn đoán và hướng dẫn cha mẹ cách xử trí cũng như chăm sóc trẻ đúng cách.
Một số bác sĩ tư vấn nhi từ xa có lịch khám thường xuyên, được nhiều bậc phụ huynh đánh giá tốt về tư vấn tận tình và hiệu quả điều trị như:
-
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, 25 năm kinh nghiệm đã thực hiện hơn 1,000 lượt tư vấn y tế từ xa;
-
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Bác sĩ nội trú Bệnh viện Nhi trung ương, hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 7,000 lượt tư vấn y tế từ xa;
-
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, Bệnh viện Nhi trung ương, gần 10 năm kinh nghiệm, thực hiện hơn 3,000 lượt tư vấn nhi từ xa, có thể tư vấn các bệnh lý truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ;
-
Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, Bác sĩ chuyên khoa II, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị tai mũi họng ở trẻ em;
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm khác.
_08e9e20e_42fa_410a_b02f_2ccecd171389.png)
Cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám trực tiếp tại cơ sở y tế gần nhất, có thể gọi tổng đài để được hỗ trợ.
1900 3367
5. Cách phòng tránh trẻ chảy máu mũi khi ngủ
Trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ là hiện tượng dễ gặp, với những nguyên nhân khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Chúng ta có thể hạn chế việc bị chảy máu cam bằng cách tạo cho trẻ những thói quen tốt, nâng cao sức khỏe, có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây:
Cung cấp độ ẩm trong không gian nhà
Thời tiết quá nắng hoặc hanh khô, sử dụng máy lạnh, máy sưởi thường xuyên làm tăng nguy cơ chảy máu cam khi ngủ. Có thể khắc phục bằng cách sử dụng máy phun sương hoặc để chạy nước trong phòng để cung cấp độ ẩm cho không gian nhà.
Chế độ ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày

Trẻ cần có chế độ ăn uống phù hợp tránh bị thiếu dưỡng chất
Bị chảy máu cam cũng có thể là do bị nóng trong hoặc thiếu dưỡng chất. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần chuẩn bị cho bé chế độ ăn uống phù hợp. Đối với những trẻ đang bú mẹ, tăng cường cho trẻ dùng sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng. Những trẻ không còn bú nên cho trẻ ăn thêm nhiều thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ, vitamin C. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Hạn chế tối đa những đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, nước có gas hoặc chất kích thích…
Lưu ý khi dùng thuốc
Nếu bé thường xuyên bị chảy máu cam nên tránh dùng các thuốc chứa aspirin, thuốc chống đông máu. Khi cần thiết sử dụng thì nên có sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa.
Trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ sẽ khiến cha mẹ lo lắng, tùy mỗi trẻ sẽ có những mức độ và các dấu hiệu khác nhau, tuy nhiên việc cha mẹ cần làm là bình tĩnh sơ cứu ngay cho trẻ, đồng thời đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường khác. Hy vọng bài viết trên IVIE - Bác sĩ ơi: tư vấn y tế từ xa đã cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.