Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
  • 2. Nguyên nhân khiến mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
  • 3. Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào mắt trẻ bị đỏ lòng trắng nên đi khám bác sĩ
  • 5. Cách xử lý mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
  • 2. Nguyên nhân khiến mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
  • 3. Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào mắt trẻ bị đỏ lòng trắng nên đi khám bác sĩ
  • 5. Cách xử lý mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị tại nhà. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng nếu đi kèm với triệu chứng khác của chấn thương hay viêm nhiễm. Tìm hiểu cùng IVIE - Bác sĩ ơi về nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh mắt bị đỏ lòng trắng ở trẻ ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
  • 2. Nguyên nhân khiến mắt trẻ bị đỏ lòng trắng
  • 3. Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào mắt trẻ bị đỏ lòng trắng nên đi khám bác sĩ
  • 5. Cách xử lý mắt trẻ bị đỏ lòng trắng

1. Dấu hiệu, triệu chứng mắt trẻ bị đỏ lòng trắng

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng với triệu chứng dễ nhận thấy nhất là lòng trắng mắt của bé chuyển sang màu hồng, đỏ hoặc đỏ ngầu. Ngoài ra nó có thể đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm đau mắt, ngứa, chảy nước mắt, sưng mắt và thay đổi thị lực.

  • Đau mắt: Đau mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau và vô hại hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào vấn đề.

  • Ngứa: Mắt bị ngứa do các bệnh về mắt cũng gây đỏ mắt như khô mắt hoặc dị ứng

  • Chảy nước mắt

  • Sưng mắt: Sưng mắt thường do dụi mắt, điều này cũng có thể dẫn đến đỏ mắt.

  • Thay đổi thị lực: Những người bị đỏ mắt có thể bị thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn đôi.

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng

2. Nguyên nhân khiến mắt trẻ bị đỏ lòng trắng

Việc tìm ra nguyên nhân khiến mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là rất quan trọng để giúp xác định cách điều trị. Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây ra đỏ mắt, danh sách các nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ ở trẻ em và trẻ sơ sinh sau đây có thể giúp các mẹ thu hẹp nguyên nhân:

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc thường ảnh hưởng đến cả hai mắt, đôi khi bắt đầu ở một mắt sau đó lan sang mắt kia. Nó có thể gây ngứa hoặc khó chịu cho bé, vì vậy bạn có thể thấy rằng bé bồn chồn và gắt gỏng, và bé có thể liên tục dụi mắt khiến mắt bị đỏ. Dựa vào triệu chứng hoặc tiền sử tiếp xúc với nguy cơ để xem trẻ bị viêm kết mạc nhiễm trùng hay viêm kết mạc dị ứng.

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng do viêm kết mạc

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng do viêm kết mạc

- Viêm kết mạc do nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn) thường rất dễ lây lan. Trẻ có thể bị viêm kết mạc nhiễm trùng nếu chúng tiếp xúc với dịch chảy ra từ mắt, mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh khi chạm vào, ho hoặc hắt hơi hoặc chạm tay đồ vật bị nhiễm bẩn sau đó dụi mắt.

  • Nhiễm virus có thể khiến mắt bé bị cộm và khó chịu, vì vậy nếu bé có vẻ bị đau thì rất có thể đây là nguyên nhân.

  • Dịch tiết đặc màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây là dấu hiệu cho thấy bé bị viêm kết mạc, nhiều khả năng là do nhiễm vi khuẩn.

- Viêm kết mạc dị ứng: mắt của bé bị đỏ, chảy nước mắt và ngứa sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng (chẳng hạn như vật nuôi, bụi hoặc khi lượng phấn hoa cao).

Xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc xảy ra khi một mạch máu nhỏ bị vỡ ngay bên dưới bề mặt trong suốt của mắt (kết mạc). Kết mạc không thể hấp thụ máu nhanh, vì vậy máu bị giữ lại khiến mắt trẻ bị đỏ lòng trắng.

Xuất huyết dưới kết mạc xảy ra khi một mạch máu nhỏ bị vỡ

Xuất huyết dưới kết mạc xảy ra khi một mạch máu nhỏ bị vỡ

Xuất huyết dưới kết mạc có thể xảy ra mà không có bất kỳ tác động rõ ràng nào đối với mắt. Ngay cả khi hắt hơi hoặc ho mạnh cũng có thể gây vỡ mạch máu nhỏ trong mắt. Tuy nhiên không cần phải điều trị. Xuất huyết dưới kết mạc có thể không đáng báo động, nó thường là một tình trạng vô hại và sẽ biến mất trong vòng hai tuần hoặc lâu hơn.

Một số nguyên nhân khác

Chấn thương

Một trong những nguyên nhân phổ biến hơn làm mắt trẻ bị đỏ lòng trắng đó là chấn thương. Trẻ em dễ có khả năng bị thương ở mắt hơn, đặc biệt là khi chơi thể thao hoặc thực hiện các hoạt động giải trí khác. Một vết thương nhỏ ở mắt cũng có thể gây ra một vết đỏ lớn hình thành trên lòng trắng của mắt (củng mạc) do gây vỡ mạch máu nhỏ hoặc xuất huyết dưới kết mạc.

Trẻ liên tục dùng tay dụi mắt

Trẻ thường dùng tay dụi mắt khi thấy ngứa hoặc khó chịu. Giác mạc rất mỏng manh và việc cọ xát liên tục có thể gây ra tổn thương. Dụi mắt có thể gây vỡ mạch máu, gây đỏ mắt ở trẻ. Ngoài ra bàn tay của trẻ chứa đầy vi trùng và khi dụi mắt, chúng ta đang đưa những vi trùng đó vào các mô mềm trên và xung quanh mắt. Điều này có thể gây nhiễm trùng như viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Các triệu chứng của nhiễm trùng mắt có thể bao gồm đỏ, ngứa và chảy nước mắt.

Trẻ dụi mắt nhiều cũng có thể khiến mắt bị đỏ

Trẻ dụi mắt nhiều cũng có thể khiến mắt bị đỏ

Trẻ khóc nhiều

Trẻ khóc nhiều cũng có thể khiến mắt trở nên đỏ hơn do khi chúng ta khóc, các mạch máu của tuyến lệ phải giãn ra để cung cấp chất lỏng cho nước mắt. Chất lỏng được đưa từ nguồn cung cấp máu đến các tuyến.

3. Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng có nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp, mắt trẻ bị đỏ lòng trắng thường không nguy hiểm và thậm chí có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, có những tình trạng mắt bị đỏ lòng trắng có thể nghiêm trọng hơn. Vì vậy các mẹ cần biết các dầu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.

4. Khi nào mắt trẻ bị đỏ lòng trắng nên đi khám bác sĩ

Vì có nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt nên rất khó để biết liệu chúng có đáng lo ngại hay không. Đỏ mắt thường ít liên quan hơn đau mắt hoặc khó nhìn. Vết đỏ ở mắt thường tự biến mất nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa nếu chúng gặp phải các vấn đề dưới đây:

  • Đau mắt

  • Tầm nhìn xấu đi

  • Tính nhạy sáng

  • Các triệu chứng tiếp tục kéo dài hoặc nặng hơn

  • Mủ hoặc chất nhầy chảy ra từ mắt

  • Sốt hoặc đau nhức

Một số nguyên nhân gây đỏ mắt thậm chí có thể dẫn đến giảm hoặc mất thị lực. Vì vậy, khi mắt đỏ kèm theo các triệu chứng trên hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để bảo vệ mắt trẻ luôn khỏe mạnh.

Trẻ mắc vấn đề về thị lực cần được khám mắt để dùng kính mắt điều chỉnh tật khúc xạ

Cha mẹ đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để kiểm tra các bệnh về mắt

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn một số Bệnh viện, phòng khám mắt uy tín tại Hà Nội, cha mẹ có thể tham khảo và đưa trẻ đi khám theo mong muốn:

Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Thời gian làm việc
Bệnh viện Mắt trung ương 85 Bà Triệu, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, HN 300,000đ - 600,000đ 07h00 - 16h00 từ thứ 2 đến chủ nhật
Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao HITEC

- CS1: 55 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, HN
- CS2: 55 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, HN

- CS3: 480 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, HN

180,000đ - 300,000đ

7h30 - 18h00 từ thứ 2 đến chủ nhật

(Có khám thông tuyến BHYT)

Phòng khám mắt Thu Hà - CS1: 134 - 140 Bà Triệu, HN
- CS2: 66 Lê Lợi, Vân Đình, HN
300,000đ 08h00 - 20h00 từ thứ 2 đến chủ nhật
Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân 6 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa Nhân Chính, HN 300,000đ  07:30 - 17:00 từ thứ 2 đến chủ nhật

Cha mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Tư vấn và Đặt khám Da liễu tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Cha mẹ có thể tham khảo đặt lịch khám nhi online với bác sĩ giàu kinh nghiệm tại bệnh viện tuyến đầu để được giải đáp thắc mắc, chăm sóc hiệu quả trong thời gian theo dõi và điều trị trẻ tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Cha mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

Tải app

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

5. Cách xử lý mắt trẻ bị đỏ lòng trắng

Khi mắt trẻ bị đỏ lòng trắng, phụ huynh có thể áp dụng một số cách sau đây tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng như:

  • Sử dụng nước muối sinh lý: giúp làm giảm kích ứng và rửa sạch các chất gây dị ứng khỏi mắt. Sử dụng tối đa bốn lần mỗi ngày.

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin không kê đơn nếu trẻ bị đỏ mắt do dị ứng có tác dụng giảm ngứa.

  • Nếu trẻ bị viêm kết mạc nhiễm khuẩn, cần sử dụng thuốc kháng sinh, nên được sự đồng ý của bác sĩ.

  • Đặt gạc mát hoặc khăn lau lên đôi mắt giúp trẻ thoải mái hơn.

  • Tránh các tác nhân hoặc chất kích thích như khói, hơi, phấn hoa, bụi, clo hoặc vẩy da thú cưng.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt dướng hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc nhỏ mắt dướng hướng dẫn của bác sĩ

Nếu trẻ bị đỏ lòng trắng ở mắt do bị viêm kết mạc truyền nhiễm, bạn có thể ngăn chúng lây bệnh cho người khác bằng cách:

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có cồn sau ho, hắt hơi, sau khi chơi hoặc tiếp xúc với người khác.

  • Nghỉ giải lao thường xuyên khi bạn nhìn vào màn hình máy tính trong một thời gian dài do mỏi mắt, căng thẳng cũng có thể khiến mắt bị đỏ.

  • Không để họ dùng chung khăn giấy, khăn tắm, khăn mặt, gối, đồ trang điểm mắt hoặc thuốc nhỏ mắt với người khác.

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng do nhiều lý do mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên. Thông thường, nó tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi mắt đỏ có thể là một triệu chứng hoặc một tình trạng nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân gây đỏ mắt thậm chí có thể dẫn đến giảm hoặc mất thị lực. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt định kỳ hoặc khi có triệu chứng bất thường để bảo vệ mắt trẻ luôn khỏe mạnh.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/08/2023 - Cập nhật 24/08/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

Icon thời gian
24/08/2023
6440 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

Icon thời gian
14/08/2023
13264 Lượt xem
Icon thời gian
12 Phút đọc
Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

Icon thời gian
04/08/2023
10342 Lượt xem
Icon thời gian
8 Phút đọc
13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

Icon thời gian
03/08/2023
19496 Lượt xem
Icon thời gian
10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG