Trẻ bị chảy máu 1 bên mũi là hiện tượng hay gặp, khi được chăm sóc hợp lý và kịp thời máu sẽ ngừng chảy, trẻ hoàn toàn ổn định. Nhưng khi bố mẹ quan sát thấy trẻ chảy máu số lượng nhiều, liên tục cần đặc biệt để ý và chăm sóc trẻ cẩn thận và đưa bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử trí thích hợp. Không nên để hiện tượng kéo dài gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khoẻ trẻ.
1. Nhận biết trẻ bị chảy máu 1 bên mũi
Trẻ bị chảy máu 1 bên mũi (hay còn gọi là chảy máu cam) là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ (đặc biệt trẻ từ 3 đến 8 tuổi). Máu từ niêm mạc mũi ra trước hoặc ra sau xuống miệng họng, trẻ có thể bị chảy máu một bên hoặc cả hai bên mũi. Nếu bố mẹ cầm máu và chăm sóc trẻ kịp thời và đúng cách thì máu sẽ ngừng chảy và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Trẻ trẻ bị chảy máu 1 bên mũi có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ
Nhưng khi trẻ bị chảy máu 1 bên mũi dễ gây hoảng sợ cho trẻ và thậm chí hoang mang cho các bậc phụ huynh (đặc biệt trong trường hợp chảy máu kéo dài). Khi đó trẻ có thể mất máu nhiều, tăng nguy cơ bệnh lý nặng nề vòm mũi họng và trẻ cũng dễ chảy máu thường xuyên ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (bởi lượng máu chảy có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng, hậu quả trẻ kém ăn, mệt nhiều và có thể rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng).
Bố mẹ cũng có thể thấy những dải máu khô, chảy ra từ mũi của trẻ vào buổi sáng sau khi trẻ ngủ dậy (có thể trẻ bị chảy máu 1 bên mũi khi ngủ).
Bố mẹ cần chủ động trang bị kiến thức để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu điển hình và xử lý ban đầu tại nhà hiệu quả nếu trẻ bị chảy máu 1 bên mũi. Nên đưa bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân, xử trí thích hợp và không nên để hiện tượng kéo dài gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khoẻ trẻ.
2. Nguyên nhân trẻ bị chảy máu 1 bên mũi?
Trẻ bị chảy máu 1 bên mũi là hiện tượng phổ biến và bố mẹ có thể nghĩ tới nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy bố mẹ cần quan sát kỹ tình trạng trẻ và xác định được nguyên nhân để có cách xử trí an toàn, phù hợp.
Cùng bác sĩ điểm tên ra một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam ở trẻ như sau:
-
Chấn thương, va đập gây tổn thương cấu trúc trong mũi: Có thể xảy ra khi trẻ chơi đùa vô tình cho đồ chơi (dị vật) vào mũi, thường xuyên cho tay vào ngoáy mũi hoặc bị va đập vào các vật cứng gây gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu) … làm trẻ chảy máu 1 bên mũi.
-
Thích ứng không kịp với sự thay đổi thời tiết: Khi độ ẩm không khí không phù hợp (quá thấp, quá khô) hay mất cân bằng độ ẩm (do bố mẹ thường xuyên bật điều hòa) làm mũi khô, cấu trúc vách mũi trẻ giảm đàn hồi, độ co giãn và trở nên nhạy cảm hơn. Chỉ cần chà xát nhẹ (hắt hơi, dụi mũi) thì hiện tượng chảy máu 1 bên mũi sẽ xuất hiện.
Bố mẹ bật điều hòa thường xuyên làm độ ẩm không khí không phù hợp là nguyên nhân gây trẻ bị chảy máu 1 bên mũi
-
Các cấu trúc, bệnh lý ở mũi làm trẻ bị chảy máu mũi như: Trẻ bị dị ứng, nhiễm trùng mũi họng; cấu trúc mũi, vách ngăn mũi bị lệch vẹo; trẻ cần hỗ trợ thở oxy qua ống thông mũi dễ gây tổn thương; hay cho trẻ sử dụng thuốc co mạch, chống viêm, các loại thuốc xịt mũi. Đặc biệt trẻ bị viêm mũi kéo dài làm cho hệ thống mạch máu trong khoang mũi của trẻ biến đổi dễ dàng gây ra chảy máu mũi chỉ với tác động nhỏ từ bên ngoài.
-
Do các yếu tố bẩm sinh ở trẻ: Bất thường cấu trúc mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng, các dị dạng bẩm sinh bất thường tăng nguy cơ gây tổn thương và chảy máu mũi ở trẻ
-
Thói quen hằng ngày của trẻ và bố mẹ tập cho trẻ: Xì mũi quá mạnh, hay thói quen ngoáy mũi ở trẻ
-
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu dưỡng chất (đặc biệt thiếu vitamin C): Làm trẻ giảm sức đề kháng, giảm khả năng chống lại các tác nhân gây hại, dễ gây tổn thương các cơ quan (đặc biệt là hệ hô hấp), làm tăng nguy cơ trẻ bị chảy máu 1 bên mũi.
-
Khối u mũi (lành tính và ác tính): Một phần nhỏ nhưng nghiêm trọng hơn các nguyên nhân trên. Bố mẹ cần quan sát kỹ, kiểm tra cẩn thận cho bé để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị;
3. Phải làm gì khi trẻ bị chảy máu 1 bên mũi?
Khi phát hiện trẻ bị chảy máu 1 bên mũi, để xử lý kịp thời và hiệu quả tình trạng của bé bố mẹ có thể sơ cứu tại nhà thứ tự theo các bước sau:
-
Đầu tiên: Bố mẹ cần xác định chính xác bên mũi chảy, thường trẻ bị máu chảy một bên mũi, nhưng do thói quen lau mũi nên máu loang ra 2 bên, bố mẹ sẽ khó phân biệt máu chảy từ bên nào. Vì vậy, bố mẹ làm sạch mũi trẻ, cho bé cúi đầu để máu dễ chảy ra và giúp phụ huynh dễ dàng xác định chảy máu mũi bên nào.
Bố mẹ lau sạch máu ở mũi trẻ để xác định chính xác bên mũi chảy máu
Chú ý: Bố mẹ luôn để trẻ cúi đầu về phía trước tránh để máu chảy ra lỗ mũi sau vào đường thở gây nguy hiểm cho trẻ.
-
Sau thời gian đè cánh mũi cầm máu, bố mẹ thả tay và đợi quan sát. Máu ngừng chảy thì cho bé nghỉ ngơi (trẻ nên nằm nghiêng để máu không tụ trong mũi hay chảy xuống họng), có thể dùng bông gạc bịt thêm bên lỗ mũi chảy máu.
Nếu vẫn còn hiện tượng trẻ bị chảy máu 1 bên mũi bố mẹ tiếp tục cho trẻ nằm nghiêng để máu xuống cổ họng, hỗ trợ bé đẩy máu ra ngoài bằng lưỡi. Lặp lại động tác đẩy máu cho trẻ đến khi máu chảy hết,
Chú ý: Bố mẹ cần quan sát kĩ, không cho bé nuốt máu (vì điều đó có thể làm bé sặc, nôn trớ, thậm chí là ngộ độc), chủ động ước tính máu trẻ đã mất.
Bố mẹ cho trẻ nằm nghiêng để máu xuống cổ họng, hỗ trợ bé đẩy máu ra ngoài
-
Trường hợp đáng lo ngại hơn khi trẻ chảy máu mũi 1 bên kéo dài, liên tục (hơn 20 phút và diễn ra nhiều lần, nguy cơ mất máu); trẻ mệt mỏi nhiều (xanh tái, nhợt nhạt, ít phản ứng, chán ăn, nổi hạch bất thường); hay nôn máu kèm sốt (hoặc phát ban, xuất huyết dưới da, nước tiểu có máu). Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi, điều trị ngay (không tự ý dùng thuốc, hay các bài thuốc dân gian khi không có chỉ định bác sĩ).
4. Trẻ chảy máu mũi 1 bên có nguy hiểm không? Khi nào cần đến bác sĩ?
Trẻ chảy máu mũi 1 bên có nguy hiểm không?
Trẻ bị chảy máu 1 bên mũi với những nguyên nhân khác nhau sẽ có những biến chứng nguy hiểm khác nhau (nếu có).
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Bình thường hiện tượng trẻ bị chảy máu 1 bên mũi phổ biến và ít nguy hiểm. Trẻ bị chảy máu mũi 1 bên hay trẻ bị chảy máu mũi khi ngủ nhiều khi thời tiết độ ẩm không khí thay đổi, hay thói quen chăm sóc trẻ không hợp lý dễ làm tổn thương cấu trúc mũi, nhiễm khuẩn.
Nhưng nếu phát hiện các dấu hiệu sau khi nghi ngờ trẻ bị chảy máu 1 bên mũi, bố mẹ có sự hỗ trợ của bác sĩ, và đưa trẻ đi khám kịp thời:
-
Bố mẹ phát hiện trẻ bị chảy máu 1 bên mũi sau khi ngã hoặc va đập vào vùng đầu hay vùng mũi gây tổn thương
-
Nhận thấy trẻ bị chảy máu 1 bên mũi nhiều và bố mẹ cảm thấy việc xử lý cầm máu cho trẻ không hiệu quả, máu tiếp tục chảy thì nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
-
Khi bố mẹ cho trẻ dùng một loại thuốc mới để điều trị bệnh, trẻ bị chảy máu một bên không rõ nguyên nhân.
-
Thấy trẻ bị chảy máu 1 bên mũi thường xuyên, không ngừng và quan sát kĩ tránh ảnh hưởng đến toàn trạng trẻ.
-
Quan sát thấy ngoài trẻ bị chảy máu 1 bên mũi trẻ vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi hay các cơ quan xakhác).
Trẻ bị chảy máu 1 bên mũi khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Trẻ bị chảy máu 1 bên mũi kéo dài, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm và chăm sóc bé cẩn thận, có thể chăm sóc và điều trị trẻ tại nhà cùng hướng dẫn của bác sĩ. Bố mẹ có thể đặt lịch khám nhi online để khám với bác sĩ nhi khoa có chuyên môn cao tại các bệnh viện tuyến trung ương ngay tại nhà, giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng trẻ.
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bố mẹ một số bác sĩ nhi online 24/24 giàu kinh nghiệm uy tín dưới đây:
-
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương;
-
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương, có nhiều năm kinh nghiệm, có hơn 3000 lượt khám nhi online. Ngoài ra bác sĩ có thể tư vấn các bệnh lý khác ở trẻ như truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ;
-
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 20 năm khám chữa bệnh và thực nghiệm hơn 1000 lượt khám online;
-
Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, với hơn 30 năm trong nghề điều trị bệnh lý tai mũi họng và bệnh lý đường hô hấp ở trẻ;
-
Cùng nhiều bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm hàng đầu trong cả nước.
Để khám online với bác sĩ, bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch khám, bác sĩ sẽ trao đổi trực tuyến và xem tình trạng của trẻ qua video call, chẩn đoán, hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách và kê đơn thuốc trực tuyến (nếu cần).
Tải app
Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại trong cả nước, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám:
-
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;
-
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;
-
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 200,000đ;
-
Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…
Bố mẹ có thể đặt lịch trước, gọi tổng đài để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi.
1900 3367
5. Cách phòng ngừa chảy máu mũi 1 bên ở trẻ?
Để ngăn ngừa tình trạng chảy máu mũi một bên cho trẻ, bố cần đặc biệt quan sát trẻ và thực hiện các biện pháp như sau:
-
Hạn chế va chạm, tổn thương hay giảm tối những điều kiện thuận lợi gây chảy máu mũi, tăng cường bảo vệ mũi trẻ.
-
Không để trẻ cho tay vào mũi, ngoáy mũi (vì ngoáy nhiều, mạnh khiến mũi dễ chảy máu).
-
Bảo vệ mũi trẻ (đặc biệt vào thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm thấp, hay môi trường nhiều khói bụi).
-
Thường xuyên (2-3 lần/tuần) vệ sạch sẽ mũi bé với nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng để bảo vệ mũi trẻ. Bố mẹ không nên rửa nước muối sinh lý nhiều, vì có thể làm mất lớp nhầy bảo vệ niêm mạc mũi.
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ: Vì thiếu chất (như vitamin C …) là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ chảy máu mũi nên bố mẹ đặc biệt lưu ý bổ sung thêm vitamin C và K cho bé vì thiếu hụt hai loại vitamin này dễ khiến trẻ chảy máu mũi .
-
Cho trẻ ăn các món giàu dinh dưỡng (giàu vitamin, chất xơ và protein …) tăng sức đề kháng, uống nước thường xuyên, và kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp trẻ phát triển toàn diện.
-
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học và giữ vệ sinh mũi, cơ thể hợp lý để tăng sức đề kháng trẻ giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Không để trẻ cho tay vào mũi, ngoáy mũi để phòng ngừa chảy máu mũi 1 bên ở trẻ
Trẻ bị chảy máu 1 bên mũi là hiện tượng hay gặp, khi được chăm sóc hợp lý và kịp thời máu sẽ ngừng chảy, trẻ hoàn toàn ổn định. Nhưng khi bố mẹ quan sát thấy trẻ chảy máu số lượng nhiều, liên tục cần đặc biệt để ý và chăm sóc trẻ cẩn thận và đưa bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử trí thích hợp. Không nên để hiện tượng kéo dài gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khoẻ trẻ.