Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm mũi kéo dài?
  • 2. Trẻ bị viêm mũi kéo dài do đâu?
  • 3. Trẻ bị viêm mũi kéo dài có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào trẻ bị viêm mũi kéo dài cần khám bác sĩ?
  • 5. Cách chữa viêm mũi kéo dài cho bé?
  • 6. Bác sĩ mách mẹ mẹo chăm sóc sức khỏe phòng viêm mũi kéo dài cho trẻ? 
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm mũi kéo dài?
  • 2. Trẻ bị viêm mũi kéo dài do đâu?
  • 3. Trẻ bị viêm mũi kéo dài có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào trẻ bị viêm mũi kéo dài cần khám bác sĩ?
  • 5. Cách chữa viêm mũi kéo dài cho bé?
  • 6. Bác sĩ mách mẹ mẹo chăm sóc sức khỏe phòng viêm mũi kéo dài cho trẻ? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ bị viêm mũi kéo dài phải làm sao bác sĩ ơi?

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Các biểu hiện của trẻ bị viêm mũi kéo dài rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp (như hen phế quản, hay cảm cúm …). Bố mẹ cần quan sát kĩ để có thể chăm sóc và áp dụng các hướng dẫn xử lý tốt hơn cho bé.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm mũi kéo dài?
  • 2. Trẻ bị viêm mũi kéo dài do đâu?
  • 3. Trẻ bị viêm mũi kéo dài có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào trẻ bị viêm mũi kéo dài cần khám bác sĩ?
  • 5. Cách chữa viêm mũi kéo dài cho bé?
  • 6. Bác sĩ mách mẹ mẹo chăm sóc sức khỏe phòng viêm mũi kéo dài cho trẻ? 

1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm mũi kéo dài?

Trẻ bị viêm mũi kéo dài là một trong các bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp (đặc biệt trẻ <6 tuổi, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn) với các triệu chứng tương tự như viêm mũi. Chỉ khác nhau về thời gian diễn biến, bệnh kéo dài hàng tuần khiến nhiều bố mẹ lo lắng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không trẻ không được chăm sóc, điều trị hợp lý. 

Khi trẻ bị viêm mũi kéo dài niêm mạc mũi bị kích thích gây nên hiện tượng sưng đỏ và tăng tiết dịch mũi. Vì vậy, trẻ thường xuyên chảy nước mũi có thể trong, nhầy hay đục kèm màu xanh hoặc vàng, làm trẻ ngạt mũi, khó thở, ho, khó chịu… Ngoài ra, trẻ có thể mệt nhiều, ăn uống kém, lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe cơ thể.

Hắt hơi, tăng tiết dịch mũi ở trẻ bị viêm mũi kéo dài

Hắt hơi, tăng tiết dịch mũi ở trẻ bị viêm mũi kéo dài

Bố mẹ cùng các bác sĩ tìm hiểu về hiện tượng trẻ bị viêm mũi kéo dài để chủ động phòng và bảo vệ sức khỏe cho con, cùng con lớn lên mỗi ngày. Các biểu hiện đi kèm bố mẹ có thể phát hiện ở trẻ như: 

  • Bé hay hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi nhiều (dịch mũi có thể trắng loãng nhầy trong hay vàng/xanh đặc đục) và bé dùng tay để dụi liên tục.

  • Có cảm giác nghẹt mũi, khó thở (nặng hơn trẻ có những cơn ngừng thở ngắn làm bố mẹ lo sợ) và những tiếng thở bất thường khi ngủ.

  • Đau rát vùng họng, trẻ quấy khóc kèm theo ho khan hoặc ho có dịch đờm.

  • Trẻ có thể xuất hiện chảy máu cam (máu bất thường) từ mũi, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

  • Nhiễm khuẩn, sốt cao: Có những trường hợp trẻ sốt nhẹ (thường do virus), nhiệt độ cơ thể thường vào khoảng trên 37,5 độ C. Nếu bội nhiễm vi khuẩn, trẻ có thể sốt cao tới 39 đến 40 độ trong nhiều ngày nếu không xử lý kịp thời.

  • Bên cạnh đó trẻ có thể gặp biểu hiện khác như chảy nước mắt, đau đầu, ù tai … sau kéo theo chán ăn, mệt mỏi có thể nôn ói kèm theo nôn trớ, tiêu chảy, táo bón.

  • Các biểu hiện của trẻ bị viêm mũi kéo dài rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp (như hen phế quản, hay cảm cúm …). Bố mẹ cần quan sát kĩ để có thể chăm sóc và áp dụng các hướng dẫn xử lý tốt hơn cho bé.

  • Nặng hơn trẻ có thể có biểu hiện nguy hiểm như khó thở, thở nhanh, tím tái cơ thể do thiếu oxy và cần cấp cứu kịp thời.

2. Trẻ bị viêm mũi kéo dài do đâu?

Trẻ bị viêm mũi kéo dài bố mẹ có thể nghĩ tới nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường là do môi trường hay sự thay đổi đột ngột của khí hậu làm biểu mô niêm mạc mũi tổn thương (đặc biệt ở trẻ nhỏ sức đề kháng yếu).

Bên cạnh đó cũng có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác như: bệnh lí đường hô hấp (trẻ bị viêm xoang, viêm mũi họng…), tác nhân dị ứng, dị vật hay nguyên nhân di truyền, cách chăm sóc từ bố mẹ … Mỗi căn nguyên có một nhóm triệu chứng đi kèm, giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong chăm sóc bé.

 Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi kéo dài, bố mẹ cần quan sát kỹ để chăm sóc  

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi kéo dài, bố mẹ cần quan sát kỹ để chăm sóc trẻ

Cùng các bác sĩ tìm hiểu các nguyên nhân nổi bật làm trẻ bị viêm mũi kéo dài: 

  • Do sự thay đổi của môi trường, khí hậu: Thời tiết thay đổi, đặc biệt khí hậu lạnh hay trẻ tiếp xúc thường xuyên khói đốt, khói thuốc, khói bụi công nghiệp kích thích phản ứng tạo ra chất nhầy trong mũi, gây viêm mũi. Đợt viêm mũi có thể kéo dài nếu hệ miễn dịch của trẻ càng nhỏ, càng yếu. Do đó, trong những ngày thay đổi thời tiết, hãy giữ ấm cho trẻ. Trẻ có thể xuất hiện các hiện tượng như sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, ho kéo dài, trẻ trở nên quấy khóc và biếng ăn.

  • Do các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản phổi: Chúng kích thích gây kích ứng niêm mạc mũi, trẻ chảy mũi mủ màu vàng hay xanh lá cây, thường là một bên, quan sát thấy niêm mạc nề đỏ. Có thể có mùi hôi kèm theo trẻ có thể có hiện tượng sốt cao, quấy khóc và biếng ăn. 

  • Các tác nhân dị ứng như bụi, phấn hoa, các loại côn trùng …: Chúng gây tổn thương niêm mạc mũi, tác nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Trẻ bị viêm mũi kéo dài, viêm mũi dị ứng có thể nổi mẩn đỏ khắp người, sổ mũi, hắt xì, nghẹt mũi … 

Triệu chứng và các tác nhân gây viêm mũi dị ứng

Triệu chứng và các tác nhân gây viêm mũi dị ứng kéo dài

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Trẻ nhỏ dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoàn toàn. Vì vậy, làm nhiều trẻ bị viêm mũi kéo dài với các biểu hiện như sổ mũi, trẻ bị sổ mũi kéo dài, sốt nhẹ, ho, hắt xì…

  • Nguyên nhân gia đình, di truyền: Gia đình nếu bố mẹ mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng … thì trẻ bị viêm mũi kéo dài nhiều hơn so với trẻ có bố mẹ không mắc bệnh. 

  • Chăm sóc và điều trị không phù hợp: Bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng việc chăm sóc và điều trị hiệu quả không phải là điều đơn giản. Phương pháp điều trị và chăm sóc không đúng cách (như lạm dụng các thuốc co mạch, hay chủ quan với bệnh …) là nguyên nhân khiến cho trình trạng trẻ bị viêm mũi kéo dài, thậm chí chứng bệnh trở nặng gây nhiều hậu quả nguy hiểm. 

  • Dị vật mũi ở trẻ: Việc có dị vật chèn ép trong mũi có thể kích thích mũi tiết dịch (có thể có mùi hôi, đôi lúc sẽ kèm theo cả máu và khiến trẻ cảm thấy khó chịu lẫn đau đớn), phù nề đỏ. Bố mẹ cần để ý hoàn cảnh trẻ chảy mũi, có thể định hướng nguyên nhân dị vật mũi ở trẻ. 

3. Trẻ bị viêm mũi kéo dài có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm mũi kéo dài phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu không điều trị hợp lý và kịp thời rất dễ gây nên hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Một số biến chứng nghiêm trọng bố mẹ cần đặc biệt lưu ý chăm sóc trẻ: 

  • Trẻ bị viêm mũi kéo dài khi chuyển thành viêm mũi mạn tính rất khó điều trị. Ảnh hưởng đến sức đề kháng, sự phát triển của trẻ, và sẽ tái đi tái lại nhiều lần.

  • Gây nên các bệnh về xoang (viêm xoang): Dịch nhầy ở hốc mũi chảy xuống họng sẽ tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào họng và các xoang mũi. Viêm mũi cũng gây ra tăng tiết dịch nhầy ở xoang mũi và là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang khiến trẻ khó chịu, đau đầu, mệt mỏi.

  • Gây nên các bệnh về họng: Vi khuẩn gây viêm mũi có thể thâm nhập vào họng gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm hầu họng,…khiến bé chán ăn, và bệnh nặng lên ảnh hưởng  toàn trạng trẻ

  • Gây các bệnh lý về tai: Khi trẻ bị viêm mũi kéo dài điều trị không hợp lý tạo điều kiện vi khuẩn tấn công vào tai gây viêm tai, ảnh hưởng đến thính lực của bé.

  • Tăng nguy cơ hen suyễn: Do tình trạng trẻ bị viêm mũi kéo dài gây nên, đây là bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm, và rất dễ điều trị suốt đời. Không xử lý kịp thời cơn cấp tính có thể đe dọa tính mạng trẻ.

  • Gây tổn thương thị giác: Như chảy nước mắt, đỏ mắt,… nặng hơn có thể tổn thương kết mạc mắt.

4. Khi nào trẻ bị viêm mũi kéo dài cần khám bác sĩ?

Bố mẹ cần để ý và để trẻ được khám bác sĩ ngay khi trẻ bị viêm mũi kéo dài đã chăm sóc, điều trị nhưng không cải thiện. Có thể có các biểu hiện như:

  • Trẻ bị viêm mũi kéo dài tái phát nhiều lần, tiến triển các bệnh về đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.

  • Trẻ bị viêm mũi kéo dài ở giai đoạn biến chứng nặng như bệnh lý về tai, tổn thương thị giác, bệnh hen suyễn … gây ảnh hưởng toàn trạng trẻ.

  • Ngoài ra, có thể trẻ mệt mỏi, quấy khóc (đặc biệt về đêm), chán ăn hay các bệnh lý về đường tiêu hóa (như tiêu chảy, nôn trớ…) ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, vui chơi, học tập cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Bố mẹ cần chú ý và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi trẻ bị viêm mũi kéo dài nhưng không cải thiện

Bố mẹ cần chú ý và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi trẻ bị viêm mũi kéo dài nhưng không cải thiện

Vì vậy, để chăm sóc sức khỏe trẻ một cách toàn diện nhất bên cạnh việc chăm sóc và điều trị trẻ tại nhà với kinh nghiệm của gia đình. Bố mẹ có thể đặt lịch khám online tại nhà với bác sĩ nhi khoa giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị chăm sóc trẻ đúng cách. 

Khi cần đưa bé đi khám trực tiếp, bố mẹ có thể chủ động tìm hiểu bệnh viện, phòng khám, bác sĩ, hay bác sĩ khám nhi online 24/24 từ xa một cách dễ dàng hơn qua ứng dụng thông minh.

 IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số bác sĩ khám nhi online uy tín, giàu kinh nghiệm trên ứng dụng: 

  • Ths. BSNT bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Bệnh viện Nhi trung ương với hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 7000 lượt khám online

  • Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, Bác sĩ khuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, 25 năm kinh nghiệm và thực nghiệm hơn 1000 lượt khám online;

  • Thạc sĩ, BSNT, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn - hiện công tác tại Bệnh viện Nhi trung ương, với hơn 10 năm kinh nghiệm, thực hiện hơn 3000 lượt khám nhi online, có thể tư vấn các bệnh lý truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ;

  • BSCKII. Bác sĩ Đàm Nhật Thanh - Bệnh viện Tai mũi họng trung ương với hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em;

  • Nhiều bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm khác tại các bệnh viện phòng khám hàng đầu.

Chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà dưới hướng dẫn của bác sĩ khám nhi online

Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ tận tình. 

Tải app

Hướng dẫn khám da liễu online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Hướng dẫn sử dụng ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ khám nhi và tai mũi họng uy tín tại Hà Nội, bố mẹ tham khảo đưa con đi thăm khám: 

  • Tổ hợp Y tế MEDIPLUS, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 200,000đ;

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;

  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, giá khám nhi từ 300,000 - 500,000đ

  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;

  • Và nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập khác …

Bố mẹ có thể đặt lịch trước, gọi tổng đài để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi.

1900 3367

Chủ động thời gian, đặt lịch và đưa con đến bệnh viện, phòng khám mong muốn

Chủ động thời gian, đặt lịch và đưa con đến bệnh viện, phòng khám mong muốn

5. Cách chữa viêm mũi kéo dài cho bé?

Khi trẻ viêm mũi kéo dài, bố mẹ có thể chủ động áp dụng một số cách chăm sóc tại nhà như: 

  • Vệ sinh mũi cho trẻ với nước muối sinh lý: Bố mẹ có thể dùng bông thấm nước muối sinh lý rồi vệ sinh mũi (để tránh đau rát vùng mũi) hoặc nhỏ trực tiếp 3 đến 4 lần một ngày nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Nếu dịch mũi đặc, bố mẹ cần phải hút mũi cho trẻ. 

  • Hạ sốt cho trẻ (nếu có): Thường trẻ sốt nhẹ đến sốt vừa, khi đó bố mẹ có các biện pháp giảm nhiệt không dùng thuốc như chườm mát, uống nhiều nước hay bổ sung điện giải bằng cách cho bé uống oresol... Nếu sốt cao, có thể cần dùng thuốc hạ sốt (theo cân nặng trẻ và hiểu rõ cách dùng thuốc hạ sốt, nếu không nên dùng theo chỉ định của bác sĩ).

  • Chú ý chế độ ăn của trẻ: Dinh dưỡng khoa học giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa trẻ bị viêm mũi kéo dài tái phát. Bổ sung đầy đủ đạm như thịt, cá, trứng, thực phẩm giàu chất xơ và vitamin đặc biệt là vitamin C. 

Chế độ ăn hợp lý giàu vitamin và khoáng chất ở trẻ

Dinh dưỡng khoa học giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa trẻ bị viêm mũi kéo dài tái phát

  • Bố mẹ cho trẻ uống nước ấm và nước trái cây. Đối với trẻ đang bú,  cho bé bú sữa thường xuyên đều đặn để bổ sung nước và chia thành nhiều lần tránh tình trạng nôn trớ ở trẻ.

  • Trẻ tránh tiếp xúc tác nhân gây dị ứng: Trường hợp trẻ bị viêm mũi do các tác nhân gây dị ứng bố mẹ cần đưa trẻ tránh xa các tác nhân gây bệnh này. 

  • Cần dạy và theo dõi trẻ, không cho trẻ dùng tay ngoáy mũi khi trẻ bị viêm mũi kéo dài để tránh bội nhiễm vi khuẩn.

Áp dụng những phương pháp trên thường xuyên, quan sát các triệu chứng trẻ viêm mũi kéo dài triệu chứng không cải thiện, hoặc cải thiện ít. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ điều trị căn nguyên và dùng thuốc sớm để tránh các diễn biến nặng xảy ra. 

6. Bác sĩ mách mẹ mẹo chăm sóc sức khỏe phòng viêm mũi kéo dài cho trẻ? 

Trẻ bị viêm mũi kéo dài nhiều (đặc biệt trẻ nhỏ) do hệ miễn dịch kém và đặc biệt nhạy cảm với thay đổi thời tiết (trời trở lạnh). Vì vậy, cùng bác sĩ lưu ý chăm sóc trẻ, chủ động phòng và bảo vệ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. 

  • Rửa mũi cho trẻ bằng nước mũi sinh lý thường xuyên đặc biệt là sau khi ra ngoài. 

  • Tạo môi trường trong lành, đủ ẩm và ấm cho trẻ (Chú ý không bật điều hòa, máy tạo độ ẩm thời gian dài trong phòng của trẻ). Hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng (như lông chó mèo, môi trường nhiều bụi)

  • Vệ sinh sạch sẽ không gian xung quanh bé đặc biệt là những khu vực bé chơi hay sinh hoạt nhiều, các dụng cụ cá nhân xung quanh trẻ như ga, gối, chăn, đệm, rèm, thảm, bọc đệm …

  • Vệ sinh cho bé thường xuyên (đặc biệt là răng miệng trước sau ăn) sẽ giúp làm giảm lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho bé và giúp cải thiện tình trạng trẻ bị viêm mũi kéo dài. 

  • Tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ giúp trẻ khỏe mạnh bằng cách cho trẻ ăn và ngủ đúng giờ. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. 

Vệ sinh sạch sẽ không gian nhà phòng viêm mũi kéo dài cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ không gian nhà phòng viêm mũi kéo dài cho trẻ

Trẻ bị viêm mũi kéo dài là tình trạng viêm mũi rất hay gặp và nhanh chóng biến mất đặc biệt ở bé sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bạn cần cho bé đi khám nếu viêm mũi kéo dài hoặc cùng các triệu chứng đi kèm như đã mô tả trên. 

Trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau cần chăm sóc theo những phác đồ khác nhau. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi: đặt lịch khám online cập nhật kiến thức chăm con toàn diện nhất từ các bác sĩ hàng đầu, cùng con lớn mỗi ngày.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/02/2023 - Cập nhật 10/03/2023
4.9/5 - (28 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
195 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
768 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
343 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
1037 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG