Viêm mũi dị ứng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ, công việc của người bệnh. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục, phòng tránh và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
1. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là hiện tượng gì?
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc mũi ở trẻ, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, giải phóng histamin gây ra các triệu chứng điển hình trên lâm sàng:
-
Hắt hơi: là triệu chứng điểm hình của viêm mũi dị ứng. Khi gặp phải dị nguyên người bệnh thường hắt hơi thành từng tràng, không kiểm soát được.
-
Ngứa mũi: do niêm mạc mũi bị kích ứng gây cảm giác ngứa mũi, khó chịu, bé thường dụi mũi để giảm cảm giác ngứa.
-
Chảy nước mũi: trẻ bị viêm mũi kéo dài hay trẻ bị viêm mũi dị ứng thường chảy nước mũi trong, có thể ở một bên hoặc cả hai bên.
Viêm mũi dị ứng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng thường kèm thêm các triệu chứng như:
-
Ngạt mũi: do các triệu chứng viêm như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi cùng với những kích ứng khác trong xoang mũi khiến niêm mạc bị phù nề gây nghẹt mũi.
-
Mắt đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt.
Những triệu chứng của viêm mũi dị ứng
2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường do cơ địa mẫn cảm của từng bé hoặc yếu tố di truyền của gia đình. Cùng một tác nhân có thể có trẻ bị dị ứng hoặc không. Viêm mũi dị ứng chia thành 2 loại là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau.
Có 2 loại viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm
Nếu các triệu chứng của bé xuất hiện vào một thời điểm cụ thể trong năm được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa, thường do nguyên nhân từ phấn hoa của cỏ, cây, đặc biệt trong những tháng xuân, hè.
Một số trẻ có thể bị viêm mũi dị ứng quanh năm, gợi ý những nguyên nhân mà trẻ phải tiếp xúc thường xuyên quanh năm như mạt bụi nhà, nấm mốc, lông động vật nuôi (đặc biệt là chó, mèo).
3. Trẻ bị viêm mũi kéo dài có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi
Viêm mũi dị ứng hiện nay chưa có cách trị khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát và điều trị triệu chứng bằng cách hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, dùng thuốc hoặc dùng liệu pháp miễn dịch dị ứng.
Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên nhằm phòng tránh viêm mũi kéo dài ở trẻ
Viêm mũi dị ứng kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp như:
-
Trở thành viêm mũi dị ứng mạn tính, các triệu chứng có thể khởi phát với tần suất nhiều hơn với mức độ trầm trọng hơn.
-
Viêm xoang cấp hoặc mạn tính do ứ đọng dịch nhầy gây tắc lỗ thông xoang mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập hốc xoang.
-
Viêm họng, viêm tai giữa: viêm mũi dị ứng gây viêm xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cả vùng kế cận.
-
Ngoài ra, theo nghiên cứu, viêm mũi dị ứng còn có mối hệ mật thiết với bệnh hen suyễn. Người bị viêm mũi dị ứng có nguy cơ mắc bệnh hen cao hơn. Cần đặt biệt lưu ý ở những bé có tiền sử bị bệnh hen, viêm mũi dị ứng có thể gây khởi phát cơn hen đột ngột.
Cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám trực tiếp tại cơ sở y tế gần nhất. Một số phòng khám nhi uy tín tại khu vực Hà Nội như:
-
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ
-
Bệnh viện An Việt, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, Giá khám Tai Mũi họng: 200,000 - 400,000đ
-
Bệnh viện Phổi trung ương - Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, mức giá khám: 200,000đ
-
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi: 200,000đ
-
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám: 400,000đ
-
Và nhiều cơ sở y tế khác
Cha mẹ có thể gọi tổng đài để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi
1900 3367
Khám nhi tại Tổ hợp Y tế MEDIPLUS, Hoàng Mai, Hà Nội
Một số bác sĩ khám nhi online có lịch khám thường xuyên, được nhiều bậc phụ huynh đánh giá tốt về tư vấn tận tình và hiệu quả điều trị như:
-
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, 25 năm kinh nghiệm đã thực hiện hơn 1,000 lượt khám online;
-
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Bác sĩ nội trú Bệnh viện Nhi trung ương, hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 7,000 lượt khám online;
-
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, Bệnh viện Nhi trung ương, gần 10 năm kinh nghiệm, thực hiện hơn 3,000 lượt khám nhi online, có thể tư vấn các bệnh lý truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ;
-
Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, Bác sĩ chuyên khoa II, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị tai mũi họng ở trẻ em;
-
Cùng nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm khác.
Tải ứng dụng để đặt khám online với bác sĩ nhi.
Tải app
Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách
4. Cách khắc phục viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng là bệnh không thể trị khỏi hoàn toàn, nên mục tiêu điều trị hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nhanh các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát, dùng thuốc có hiệu quả nhất và ít tác dụng không mong muốn nhất.
Chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ theo phương pháp dân gian
-
Dùng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch mũi, sát khuẩn ngăn ngừa vi khuẩn. Đồng thời nhỏ mũi giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp dịch nhầy dễ đào thải ra ngoài làm mũi thông thoáng hơn, trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn.
-
Xông hơi mũi cho trẻ bằng lá ngải cứu: xông hơi bằng nước ngải cứu đun sôi giúp tinh chất qua hơi nước thẩm thấu vào các hốc mũi, cũng là biện pháp hiệu quả làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng cho trẻ. Cần lưu ý khoảng cách giữa mặt và chậu xông hơi để tránh làm bỏng da bé.
Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho bé
Dùng thuốc ở trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu ý liều dùng và tác dụng không mong muốn. Khi dùng thuốc phải tuân thủ chặt chẽ đơn thuốc của bác sĩ. Các thuốc thường dùng: kháng histamin uống, xịt nước muối, corticoid xịt nếu triệu chứng nặng
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Liên hệ ngay với bác sĩ khi bé xuất hiện các tình trạng:
-
Các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn, ngay cả khi con bạn dùng thuốc thường xuyên.
-
Thuốc làm con bạn buồn ngủ (buồn ngủ) hoặc năng động hơn bình thường.
-
Nếu nước mũi đặc hoặc có màu vàng hoặc xanh lục. Đây không phải là điển hình
của viêm mũi dị ứng. Con bạn có thể bị “cảm lạnh” do virus hoặc nhiễm trùng cần được điều trị.
5. Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng ở trẻ
-
Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Phụ huynh có thể thử các cách sau
-
Phấn hoa: có thể khó tránh tiếp xúc với phấn hoa nhưng có thể hạn chế bằng cách kiểm tra báo cáo thời tiết để biết số lượng phấn hoa và cố gắng giữ trẻ em trong nhà nếu nó cao. Cố gắng tránh ra ngoài vào những ngày nhiều gió hoặc sau giông bão. Vào những ngày có nhiều phấn hoa, tắm vòi sen khi về đến nhà và rửa sạch
-
Mạt bụi, nấm mốc: vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giặt chăn gối 1 tuần/ lần, giữ cho nhà cửa thông thoáng, tránh ẩm mốc.
-
Lông động vật: nếu bé nhà bạn bị dị ứng thì tốt nhất bố mẹ không nên nuôi động vật, không dùng thảm lông trong nhà.
Phòng tránh viêm mũi dị ứng ở trẻ
-
Giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh
-
Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
-
Khi ra đường hoặc làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với bụi như công trường xây dựng, nên mang khẩu trang thường xuyên.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em diễn ra khá phổ biến, thường không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên cha mẹ không nên quá chủ quan, khi thấy bé có những triệu chứng nghi ngờ, nên đưa bé đến khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi biết được nguyên nhân gây bệnh giúp bố mẹ tìm ra cách phòng tránh, hạn chế tiếp xúc với tác nhân đó, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ hình thành biến chứng. Đặt lịch khám trực tiếp qua hotline hoặc tải và đặt lịch khám mọi lúc mọi nơi qua IVIE - Bác sĩ ơi để được chăm sóc, phục vụ tận tình nhất.