Nội dung chính
  • 1. Trường hợp trẻ ngủ ngáy là tình trạng bình thường
  • 2. Trường hợp trẻ ngủ ngáy là bệnh
  • 3. Trẻ ngủ ngáy là dấu hiệu của một số bệnh lý
  • 4. Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không?
  • 5. Cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em
  • Lời kết
Nội dung chính
  • 1. Trường hợp trẻ ngủ ngáy là tình trạng bình thường
  • 2. Trường hợp trẻ ngủ ngáy là bệnh
  • 3. Trẻ ngủ ngáy là dấu hiệu của một số bệnh lý
  • 4. Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không?
  • 5. Cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em
  • Lời kết
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ ngủ ngáy là bệnh gì? Cách khắc phục

Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Đây là biểu hiện không chỉ khiến các bậc phụ huynh lo lắng mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bài viết sau đây của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ngủ ngáy ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả. Cùng xem nhé!
Nội dung chính
  • 1. Trường hợp trẻ ngủ ngáy là tình trạng bình thường
  • 2. Trường hợp trẻ ngủ ngáy là bệnh
  • 3. Trẻ ngủ ngáy là dấu hiệu của một số bệnh lý
  • 4. Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không?
  • 5. Cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em
  • Lời kết

1. Trường hợp trẻ ngủ ngáy là tình trạng bình thường

Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, trẻ ngủ ngáy chỉ đơn thuần là do tắc nghẽn tạm thời ở đường hô hấp. Chẳng hạn khi trẻ bị ốm, cảm lạnh, dị ứng hay nghẹt mũi… Bởi khi mũi của bé bị tắc, không khí sẽ khó lưu thông qua đường mũi và họng, gây ra một số âm thanh ngáy. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi khi hô hấp của bé được cải thiện và hồi phục.

2. Trường hợp trẻ ngủ ngáy là bệnh

Theo đó, khi trẻ lớn lên tình trạng ngủ ngáy sẽ ít đi và âm thanh ngáy cũng nhỏ dần. Tuy nhiên nếu bé từ 3-10 tuổi vẫn xảy ra hiện tượng ngủ ngáy thường xuyên, tiếng ngáy to hoặc có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ thì được coi là ngủ ngáy bệnh lý. Các bệnh lý này có thể bao gồm như:

  • Viêm amidan: Khi amidan bị viêm nhiễm, sưng to gây tắc nghẽn đường hô hấp sẽ làm trẻ em ngủ ngáy.

  • Viêm VA: VA là tổ chức lympho nằm ở vòm họng sau mũi, nếu bị viêm có thể gây phì đại làm tắc nghẽn đường thở và phát ra tiếng ngáy khi ngủ.

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng trẻ ngưng thở tạm thời khi ngủ là dấu hiệu của đường hô hấp bị tắc nghẽn. Trẻ mắc hội chứng này thường ngáy rất to và kèm theo những khoảng ngừng thở ngắn.

  • Béo phì: Trẻ thừa cân so với độ tuổi phát triển sẽ gây áp lực lên vòm cổ và họng khi ngủ, dẫn đến tình trạng ngủ ngáy.

  • Dị tật bẩm sinh ở đường hô hấp: Các bé bị hẹp khí quản, vòm miệng cao bẩm sinh có thể ngáy khi ngủ.

Xem thêm: Trẻ nghiến răng khi ngủ là bị làm sao? Cách chữa trị

3. Trẻ ngủ ngáy là dấu hiệu của một số bệnh lý

Ngoài các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, ngủ ngáy ở trẻ còn là dấu hiệu của những vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch, béo phì… Một số dấu hiệu phổ biến giúp bậc phụ huynh xác định nguyên nhân gây ngủ ngáy ở trẻ là:

Trẻ ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Trẻ ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

  • Trẻ ngáy to và thường xuyên thường là dấu hiệu của các bệnh lý về hô hấp hoặc béo phì.

  • Trẻ mắc viêm amidan hoặc viêm VA thường bị khó thở và thở khò khè khi ngủ.

  • Bé sụt cân, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ gây khó tập trung trong học tập và sinh hoạt.

  • Hiện tượng nghẹn thở còn có thể gây huyết áp tăng làm não bị kích thích, mất giấc ngủ khiến cơ thể luôn mệt mỏi.

4. Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Vậy trẻ em ngủ ngáy có sao không? Thông thường, ngủ ngáy ở trẻ không gây ra sự nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ về sau như:

  • Trẻ không ngủ đủ giấc, dẫn đến việc thiếu ngủ, ủ rũ vào ban ngày, thiếu tập trung trong học tập và sinh hoạt.

  • Ngủ ngáy bệnh lý làm giảm lượng hormone tăng trưởng, khiến trẻ chậm phát triển và còi cọc.

  • Đôi khi rối loạn hơi thở cũng khiến tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm, dẫn đến hiện tượng đái dầm ở trẻ.

  • Tình trạng mệt mỏi do tăng đề kháng với insulin khi SDB làm giảm chất lượng hoạt động thể chất của bé, dẫn đến tình trạng béo phì.

  • Ngủ ngáy còn có thể tăng nguy cơ về bệnh tăng huyết áp, các rối loạn tim mạch và bệnh lý ở phổi.

  • Việc thiếu cung cấp oxy cho máu cũng như não bộ khi thiếu ngủ, làm ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và tập trung của trẻ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng ngủ ngáy ở trẻ kéo dài và kèm theo các triệu chứng như: Khó thở, ngưng thở khi ngủ, mệt mỏi, hoặc chậm phát triển thể chất và trí tuệ… Đây là những dấu hiệu cho thấy tình trạng của trẻ có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Vì vậy, việc thăm khám kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa là rất cần thiết để đảm bảo trẻ được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.

Truy cập vào IVIE - Bác sĩ ơi để hẹn khám với các bác sĩ Nhi giỏi nhất

Truy cập vào IVIE - Bác sĩ ơi để hẹn khám với các bác sĩ Nhi giỏi nhất

Tải app

Để thuận tiện cho việc chăm sóc sức khỏe của con yêu, các bậc phụ huynh có thể đặt lịch khám trực tuyến qua IVIE - Bác sĩ ơi. Đây là nền tảng liên kết với nhiều cơ sở y tế uy tín trên toàn quốc, nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể chọn lựa bác sĩ phù hợp và đặt lịch khám ngay tại nhà, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo con bạn được chăm sóc y tế tốt nhất.

5. Cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em

Để khắc phục được tình trạng ngủ ngáy ở trẻ, các mẹ cần phải xác định đúng nguyên nhân vấn đề. Nếu ngủ ngáy ở trẻ do viêm amidan hoặc viêm VA gây cản trở đường hô hấp thì các bậc phụ huynh có thể cân nhắc việc cắt amidan hay nạo VA cho bé. Ngoài ra còn có một số biện pháp khác được khuyến khích áp dụng như:

Cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ

Cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ

  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé, hỗ trợ làm sạch và giảm nghẹt mũi.

  • Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nâng cao phần đầu khi ngủ để việc thở bằng mũi trở nên dễ dàng hơn.

  • Thường xuyên quét dọn, lau chùi và đảm bảo phòng ngủ của bé luôn thông thoáng, không có các yếu tố gây dị ứng như bụi bặm, lông thú…

Nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để tư vấn và thăm khám.

Lời kết

Bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc của các bậc phụ huynh về hiện tượng trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì. Hy vọng qua đó sẽ giúp cha mẹ xác định được nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất cho bé.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/08/2024 - Cập nhật 23/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ ngủ ngáy là bệnh gì? Cách khắc phục

Trẻ ngủ ngáy là bệnh gì? Cách khắc phục

Trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Đây là biểu hiện không chỉ khiến các bậc phụ huynh lo lắng mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bài viết...

Icon thời gian
23/08/2024
140 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG