Nội dung chính
  • 1. Bệnh loãng xương là gì?
  • 2. Triệu chứng cơ học của bệnh loãng xương
  • 3. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
  • 4. Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương?
Nội dung chính
  • 1. Bệnh loãng xương là gì?
  • 2. Triệu chứng cơ học của bệnh loãng xương
  • 3. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
  • 4. Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Triệu chứng học cơ xương khớp bệnh loãng xương

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Loãng xương là một vấn đề đang được thế giới quan tâm vì quy mô lớn và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Các triệu chứng học cơ xương khớp bệnh loãng xương nghèo nàn, không điển hình. Do đó phần lớn bệnh được phát hiện tình cơ hoặc ở giai đoạn muộn khi xương có nhiều tổn thương. Vậy nên hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu các triệu chứng học cơ xương khớp bệnh loãng xương qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh loãng xương là gì?
  • 2. Triệu chứng cơ học của bệnh loãng xương
  • 3. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
  • 4. Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương?

1. Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng bệnh lý mãn tính của hệ thống xương khớp. Với đặc điểm điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc xương bị hư hỏng dẫn tới chất lượng xương kém, dễ dẫn tới gãy xương.

Dựa trên những nghiên cứu trong khoảng 30 năm trở lại đây, con số mắc bệnh loãng xương có sự gia tăng đáng kể. Trong đó ở phụ nữ trên 60 tuổi có khoảng 20% mắc bệnh và ở nam giới cùng độ tuổi tỷ lệ mắc chiếm 10%. Các chuyên gia còn nhận định tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng nhanh.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Triệu chứng cơ học của bệnh loãng xương

Loãng xương cũng có những triệu chứng cơ học của bệnh xương khớp. Tuy nhiên các biểu hiện lâm sàng của loãng xương thường kín đáo, diễn tiến âm thầm. Phần lớn bệnh nhân phát hiện tình cơ khi đi khám hoặc khi đã có biến chứng như gãy xương....

Các triệu chứng bệnh loãng xương mà bạn có thể gặp trên lâm sàng như:

a. Đau xương

Đau xương là triệu chứng phổ biến nhất, xuất hiện ở vùng xương chịu lực ép lớn của cơ thể như cột sống thắt lưng, chậu hông. Đau xuất hiện nhiều sau chấn thương hoặc khi thực hiện các công việc nặng.

Trong loãng xương, triệu chứng đau có tính chất cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Có thể biểu hiện một cách đột ngột, không lan và không kèm theo các triệu chứng chèn ép thần kinh.

Đau xương là triệu chứng phổ biến nhất,

Đau xương là triệu chứng phổ biến nhất,

b. Mỏi cơ

Mỏi cơ ít gặp trong các triệu chứng cơ học của bệnh xương khớp. Nhưng trong loãng xương mỏi cơ xuất hiện với tần suất cao. Mỏi cơ kèm cảm giác đau mơ hồ ở cột sống, dọc các xương dài, vùng cơ bắp kèm theo đó là hiện tượng chuột rút ở các cơ.

Cảm giác mỏi cơ khiến người bệnh uể oải và không muốn vận động.

c. Gãy xương

Gãy xương là biến chứng nhưng cũng là triệu chứng cơ học của bệnh xương khớp. Ở người loãng xương, các vị trí trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay có khả năng gãy cao nhất.

Ở một người khỏe mạnh, để xương bị gãy cần sử dụng một lực rất lớn hoặc va đập mạnh trực tiếp vào xương. Nhưng với người loãng xương chỉ cần chấn thương nhẹ cũng có thể gây nên những tổn thương rất nặng. Đặc biệt ở người lớn tuổi, việc luyện tập sai tư thế cũng có thể dẫn tới gãy xương.

1900 3367

Tìm hiểu thêm: 7 nguyên nhân làm gia tăng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

3. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Có thể bạn đã biết, xương có vai trò quan trọng đối với sự sống của cơ thể. Hệ thống xương giúp nâng đỡ cơ thể, là nơi bám của các cơ vận động và bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong. Ngoài ra trong xương còn chưa tủy sống, những khoang tạo máu. Vì vậy bất cứ tổn thương nào tại xương đều có thể dẫn tới những nguy hiểm chết người.

Có thể bạn đã biết, xương có vai trò quan trọng đối với sự sống của cơ thể.

Có thể bạn đã biết, xương có vai trò quan trọng đối với sự sống của cơ thể.

Riêng với bệnh lý loãng xương, các chức năng sinh học bị rối loạn dẫn tới các biến chứng như:

- Làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị...

- Gãy xương, hạn chế vận động, nặng có thể dẫn tới tàn phế suốt đời

- Bệnh nhân loãng xương còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, hô hấp... và khả năng đáp ứng điều trị thấp

- Loãng xương ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số công việc đặc thù như văn phòng, lao động nặng...đều không thích hợp với những người loãng xương.

4. Làm thế nào để phòng ngừa loãng xương?

Không nên để tới lúc các triệu chứng cơ học của bệnh xương khớp xuất hiện mới lo lắng tìm kiếm phương pháp điều trị. Bởi khi đó việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ tốn kém về tiền bạc mà hiệu quả điều trị đã giảm xuống ở mức thấp.

Dự phòng bệnh loãng xương cực kỳ đơn giản. Hiện nay có rất nhiều biện pháp phòng bệnh loãng xương hay như:

a. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng

Cung cấp đầy đủ protein, canxi trong chế độ ăn hằng ngày tùy theo từng lứa tuổi và tình trạng sinh lý giúp xương chắc khỏe. Khối lượng xương đạt đỉnh càng cao thì nguy cơ loãng xương về sau càng thấp. Nên bổ sung sữa và chế phẩm từ sữa vào khẩu phần ăn hằng ngày, nhất là ở trẻ nhỏ.

b. Tăng cường và duy trì vận động thể lực

Thường xuyên rèn luyện thể lực, tăng sức chịu tải cho cơ thể giúp xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất chất của xương.

Nên luyện tập thể thao tùy theo từng độ tuổi. Ở người già thời điểm tốt nhất là lúc chiều tà và tập các bài có cường độ nhẹ nhàng. Hạn chế tập vào buổi sáng trong thời tiết lạnh vì rất dễ gây đột quỵ.

c. Không hút thuốc lá, tránh uống rượu bia

Thuốc lá và rượu bia là những chất kích thích nằm trong danh mục những sản phẩm có hại tới sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong thuốc lá, rượu có chứa hàm lượng các chất độc làm tổn thương vi cấu trúc của xương. Do đó, bạn cần hạn chế thuốc lá, rượu bia để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Thuốc lá và rượu bia là những chất kích thích nằm trong danh mục những sản phẩm có hại tới sức khỏe.

Thuốc lá và rượu bia là những chất kích thích nằm trong danh mục những sản phẩm có hại tới sức khỏe.

d. Phòng tránh té ngã

Tập luyện để tăng độ chắc khỏe cơ bắp nhưng cũng hạn chế té ngã. Việc bị chấn thương liên tục có thể ảnh hưởng tới chất lượng của xương. Bên cạnh đó với những người đang bị loãng xương té ngã dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như gãy xương, tàn phế...

e. Kiểm tra mật độ xương định kỳ

Đối với những người có nguy cơ cao loãng xương như phụ nữ trên 50 tuổi, người thấp bé nhẹ cân, người có lối sống ít vận động...nên kiểm tra mật độ xương định kỳ. Điều này giúp phát hiện sớm loãng xương và có phương pháp điều trị thích hợp.

Với những người ngu cơ cao hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc dễ làm loãng xương cần phải bổ sung thêm canxi và vitamin D. Đây là phương pháp điều trị dự phòng loãng xương.

Các bạn nên thực hiện thăm khám cùng bác sĩ cơ xương khớp để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Trên đây đây là những triệu chứng học cơ xương khớp bệnh loãng xương mà IVIE - Bác sĩ ơi muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu bạn cần tư vấn về sức khỏe hãy liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

1900 3367

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh loãng xương hiện nay đã vượt mức báo động. Ước tính có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% ...

Icon thời gian
22/03/2022
1861 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Loãng xương được biết đến là căn bệnh chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ và suy giảm cấu trúc xương. Vậy loãng xương uống thuốc gì và điều trị như thế nào?...

Icon thời gian
22/03/2022
1925 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Loãng xương được biết đến với cái tên khoa học là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độc hắc của xương đưa đến...

Icon thời gian
21/03/2022
2302 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn...

Icon thời gian
21/03/2022
1372 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG