Cảm xúc không thể tách ra khỏi các quá trình hoạt động tâm thần khác như: tri giác, tư duy,...đều kèm theo biểu hiện của cảm xúc, không có cảm xúc không thể hoàn chỉnh các quá trình nhận thức thực tại được. Trực tiếp hay gián tiếp mọi cảm xúc đều được bắt nguồn từ thực tại, từ cảm giác mà ra: trời mát thấy dễ chịu, vui vẻ trời nắng dễ bực bội gắt gỏng.
Cơ sở giải phẫu của cảm xúc phần lớn ở vùng dưới vỏ, chủ yếu vùng gian não (cảm xúc Sơ đẳng bản năng). Phần nhỏ hơn ở vỏ não, vỏ não chi phối chủ yếu các tình cảm cao cấp. Cơ chế sinh lý của cảm xúc là cơ chế thần kinh, còn các biến đổi thể dịch nội tiết trong quá trình cảm xúc chỉ là những khâu trung gian. Mọi cảm xúc đều kèm theo những phản ứng vận động tương ứng những biến đổi phức tạp trong hoạt động các tuyến nội tiết (tuyến yên tuyến thượng thận... ) những biểu hiện thực vật đa dạng.
Các cách phân loại cảm xúc
- Cách thứ nhất: chia ra cảm xúc cao và cảm xúc thấp.
- Cảm xúc cao: còn gọi là tình cảm, xuất hiện trong quá trình lao động trong các mối liên quan với xã hội, - Cảm xúc thấp: còn gọi là cảm xúc sơ đẳng, xuất hiện từ những nhu cầu của cơ thể.
- Cách thứ hai: chia theo cảm xúc dương tính và âm tính
- Cảm xúc dương tính: biểu hiện sự thỏa mãn
- Cảm xúc âm tính: biểu hiện sự không thỏa mãn.
- Cách thứ ba: chia theo cường độ.
- Khí sắc
- Ham thích
- Xung cảm.
Các rối loạn cảm xúc
1. Các triệu chứng thuộc về giảm và mất cảm xúc
Ngưỡng hưng phấn cảm xúc cao, vì vậy cường độ kích thích phải thật mạnh mới gây phản ứng cảm xúc nhẹ hay vẫn không gây phản ứng cảm xúc.
- Giảm khí sắc (hypothymie): khí sắc buồn rầu ủ rũ. Thành phần chủ yếu trong hội chứng trầm cảm.
Giảm khí sắc : khí sắc buồn rầu ủ rũ.
- Cảm xúc bàng quan (apathic): bệnh nhân mất phản ứng cảm xúc, kèm theo mất hưng phấn, ý chí bệnh nhân không biểu lộ cảm xúc ra vẻ mặt, không hoạt động không sáng kiến. Trong một số trường hợp dùng thuốc dễ kích thích hay dùng những kích thích có liên quan đến nguồn gốc của cảm xúc bàng quan có thể gây một số phản ứng cảm xúc mặc dù phản ứng không hoàn toàn thích hợp.
- Cảm xúc tàn lụi : mức độ rối loạn nặng hơn, không những không có phản ứng cảm xúc đối với mọi kích thích mà còn mất khả năng biểu hiện cảm xúc nói chung, bệnh nhân hoàn toàn thụ động, lờ đờ không thiết làm việc gì cả, thường nằm lì trên giường hay ngồi làm một chỗ.
- Mất cảm giác tâm thần (anesthesie psychique): mất mọi phản ứng cảm xúc nhưng nếu kiên trì kích thích thì vẫn có thể tiếp xúc động được. Mất cảm giác tâm thân một cách đau khổ, hoàn toàn mất mọi phản ứng cảm xúc đối với mọi kích thích nhưng có cảm xúc rất đau khổ về hiện tượng mất cảm xúc của mình. Đôi khi đau khổ này đưa đến chỗ tự sát. Có thể gặp trong tâm thần tiết chu kỳ, loạn thần hưng trầm cảm và trầm cảm thoái triển.
2. Các triệu chứng thuộc về tăng cảm xúc
Ngưỡng hưng phấn cảm xúc thấp ,vì vậy cường độ kích thích nhẹ vẫn có thể gây cảm xúc mạnh.
- Cảm xúc không ổn định (emotion labile): dễ chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác thường trái ngược nhau, khóc đấy rồi cười đấy ,vừa lạc quan chốc lại bị quan.
Cảm xúc không ổn định.
Thường gặp trong những trạng thái suy nhược thuộc nhiều bệnh khác nhau.
Một hình thức rối loạn tương tự nữa gọi là cảm xúc không kiềm chế được bệnh nhân dễ nản lòng ,dễ chảy nước mắt,...Thường gặp trong các bệnh thực thể ở não, trong các tai biến mạch máu não.
- Khoái cảm(cuphonie): bệnh nhân vui vẻ một cách vô nghĩa, khí sắc tăng không thích ứng với hoàn cảnh. Không có hay không có rõ rệt các hiện tượng liên tưởng nhanh, hoạt động nhiều, thường gặp trong các bệnh có tổn thương thực thể ở não.
- Cảm xúc say đâm hay ngẩn ngơ: trạng thái tăng cảm xúc cao độ xuất hiện đột ngột và có tính chất nhất thời. Bệnh nhân ở tư thế say đắm không nói, không cử động, mồm há hốc mắt nhìn xa xăm.
3. Các rối loạn cảm xúc dị thường
- Cảm xúc hai chiều, đối với một đối tượng đồng thời xuất hiện hai cảm xúc hoàn toàn trái nhau như vừa yêu lại vừa ghét, vừa thích vừa không thích,...Thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt.
Cảm xúc hai chiều, đối với một đối tượng đồng thời xuất hiện hai cảm xúc hoàn toàn trái nhau.
- Cảm xúc trái ngược, không thích hợp: là cảm xúc không thích hợp với sự kiện đã gây ra hay hoàn toàn trái ngược, như được thư vui lại khóc, nghe tin buồn lại cười,... Thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt.
Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.
Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng.
Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.