Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng rối loạn tâm thần thực tổn
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng rối loạn tâm thần thực tổn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Triệu chứng rối loạn tâm thần thực tổn

Rối loạn tâm thần thực tổn: tình trạng bệnh thuyên giảm tương đương với bệnh chính thuyên giảm hoặc lành trước các tế bào thần kinh bị huỷ diệt. Từ đó triệu chứng bệnh thưa dần và người bệnh sẽ bình phục hoàn toàn.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng rối loạn tâm thần thực tổn

1. Triệu chứng rối loạn tâm thần thực tổn

Triệu chứng rối loạn tâm thần thực tổn biểu hiện trên lâm sàng.

Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương và các giai đoạn phát triển của bệnh chính ( tại não hoặc ngoài não), biểu hiện lâm sàng thường chia làm hai loại: cấp và muộn (hoặc kéo dài). 

a. Rối loạn tâm thần thực tổn cấp

Rối loạn tâm thần thực tổn cấp thường được biểu hiện bằng các hội chứng tâm thần sau: 

Các hội chứng rối loạn ý thức

  • Rối loạn tâm thần thực tổn cấp thường diễn ra với tình trạng rối loạn ý thức u ám, mê sảng, mê mộng, lú lẫn, hoàng hôn hoặc bán hôn mê, hôn mê. 
  • Người bệnh rối loạn sự vật và hiện tượng xung quanh không rõ ràng, khó đầy đủ.

Nét mặt thở ở, bảng quan, lờ đờ. 

Nét mặt thở ở, bảng quan, lờ đờ. 

  • Trong những trường hợp nặng, người bệnh mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, giảm hoặc mất các phản xạ thần kinh, xuất hiện nhiều rối loạn thần kinh thực vật nội tạng trầm trọng. 

Kích động giống động kinh

  • Thường trong trạng thái mù mờ ý thức người bệnh có kích động giống động kinh. Kích động mãnh liệt mang tính chất xung động, vùng bỏ chạy trốn người truy hại mình, kèm theo người bệnh sợ hãi, la hét, vẻ mặt hoảng hốt lo âu. 
  • Trạng thái này diễn ra trong một thời gian ngắn rồi đột nhiên chấm dứt. 

Rối loạn trí nhớ (hội chứng Korsakop nhất thời)

  • Rối loạn trí nhớ trong rối loạn tâm thần thực tổn thường xuất hiện sau chấn thương sọ não, biểu hiện rối loạn trí nhớ về những sự việc mới xảy ra (rối loạn trí nhớ gần) do ghi nhận kém và dẫn đến mất định hướng do quên, thay vào chỗ quên có thể có bịa chuyện. 
  • Rối loạn trí nhớ chi xuất hiện nhất thời và có khả năng hồi phục được.

Suy giảm nhận thức

  • Người bệnh khó tập trung chú ý, định hướng xung quanh không đầy đủ dẫn đến khó khăn để lĩnh hội kiến thức mới, sự suy yếu về tư duy và năng lực phán đoán suy luận giảm sút nên khả năng tính toán học tập sút kém. 
  • Trong một số trường hợp người bệnh có sự suy thoái về tính kiềm chế cảm xúc, cảm xúc không ổn định hoặc kích thích giận dữ hoặc bảng quan vô cảm. Người bệnh không thể giải quyết những công việc trong cuộc sống hằng ngày của cá nhân. 

b. Rối loạn tâm thần thực tổn muộn (hoặc kéo dài)

Khi có sự kết hợp với các hoàn cảnh bất lợi, một số bệnh cơ thể có thể trở nên mãn tính hoặc tùy theo mức độ phát triển của bệnh chính, hội chứng rối loạn ý thức được thay thế bằng các hội chứng quá độ diễn biến không có rối loạn ý thức. Trong những trường hợp như vậy gọi là rối loạn tâm thần thực tổn muộn hoặc kéo dài. 

Các triệu chứng có thể xuát hiện dưới dạng hội chứng.

Các triệu chứng có thể xuát hiện dưới dạng hội chứng.

Biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng, hội chứng như ảo giác - hoang tưởng, trầm cảm - hoang tưởng, nhưng cảm, lo âu và trong trạng thái cuối có hội chứng tâm thần thực tổn với sự biến đổi nhân cách đáng kể.

Hội chứng ảo giác - hoang tưởng

  • Trong rối loạn tâm thần thực tổn kéo dài thường gặp, các hoang tưởng bị theo dõi, hoang tưởng liên hệ hoặc bị hại, kèm theo ảo giác và ảo tưởng lời nói. 
  • Trong một số trường hợp, trạng thái này có thể phát triển thành hiện tượng tâm thần tự động hoặc có thể mất đi khi thay đổi hoàn cảnh. Một số trường hợp khác có thể chuyển thành trạng thái vô cảm.

Hội chứng trầm cảm

  • Hội chứng trầm cảm trong rối loạn tâm thần thực tồn kéo dài mang tính chất không điển hình. Người bệnh trầm cảm kèm theo kích thích vật vã, lo âu, bối rối lặp đi  lặp lại một vài lời, vài câu. Khi bệnh cơ bản nặng lên, trạng thái trầm cảm chuyển thành trầm cảm hoang tưởng.

Người bệnh có thể xuất hiện trầm cảm.

Người bệnh có thể xuất hiện trầm cảm.

Hội chứng hoang cảm

  • Người bệnh vui vẻ, tăng hưng phấn vận động, kèm theo trạng thái kích thích suy nhược. 
  • Trong một số trường hợp, khi hưng cảm phát triển với đỉnh cao có thể chuyển sang hưng cảm lú lẫn.

Hội chứng tâm thần thực thể

  • Hội chứng này được hình thành ở giai đoạn cuối của rối loạn tâm thần thực tổn, sự xuất hiện từ từ và ngày một nặng. Đây là trạng thái cuối cùng, có tác giả gọi là hội chứng não tổn thương vĩnh viễn - biểu hiện sự suy yếu chung về mặt tâm thần: trí nhớ rối loạn, hoạt động tư duy và nhận thức suy yếu, cảm xúc không ổn định.
  • Trí nhớ: khả năng ghi nhớ và chú ý giảm sút, đãng trí, hồi ức kém các sự kiện quá khứ gần, các hiểu biết cũ bị mất dần.
  • Nhận thức suy yếu: Người bệnh rối loạn các năng lực định hướng, tư duy nghèo nàn, ngây độn, khó lĩnh hội, giảm khả năng phán đoán và suy luận, liên tưởng chậm.
  • Cảm xúc không ổn định và dễ thay đổi, nôn nóng, giận dữ, mất hứng thú với những công việc trước đây, ăn mặc trở nên cẩu thả, không chú ý đến vệ sinh thân thể.

Cuối cùng, khi hội chứng tâm thần thực tổn nặng hơn người bệnh biến đổi nhân cách trầm trọng và trở nên sa sút tâm thần.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/02/2022 - Cập nhật 23/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chi phí gặp bác sĩ tâm lý bao nhiêu tiền? 5 Bác sĩ tâm lý...

Chi phí gặp bác sĩ tâm lý bao nhiêu tiền? 5 Bác sĩ tâm lý...

Việc hiểu rõ về chi phí gặp bác sĩ tâm lý giúp người bệnh chuẩn bị tài chính chủ động và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết IVIE - Bác sĩ ơi ...

07/12/2023

1008 Lượt xem

7 Phút đọc

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3056 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6547 Lượt xem

6 Phút đọc

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Bệnh tâm thần là một bệnh xã hội, ngày càng phát triển trong các xã hội và có những điều kiện xã hội không thuận lợi và thiều quan tâm khắc phục. Ở nước ta với ...

27/03/2022

1092 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG