Thuốc lợi tiểu có vai trò quan trọng trong điều trị suy tim, thuốc lợi tiểu có nhiều nhóm nhưng nhóm thuốc nào sử dụng hiệu quả? cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu dưới đây.
1. Vai trò thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim
Thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải nước tiểu, qua đó làm giảm thể tích nước trong cơ thể, đặc biệt là trong tuần hoàn hệ thống và tuần hoàn phổi, giảm khối lượng máu lưu thông trong lòng mạch, qua đó làm hạn chế lượng máu trở về tim cũng như giảm thể tích và áp lực cuối tâm trương tâm thất, giúp giảm tiền gánh và tạo điều kiện cơ tim suy yếu hoạt động hiệu quả hơn.
Thuốc lợi tiểu có nhiều nhóm, đóng vai trò khác nhau trong điều trị người bệnh suy tim
- Thuốc lợi tiểu có nhiều nhóm, tuy nhiên chỉ có thuốc lợi tiểu kháng aldosterone là giúp cải thiện tiên lượng người bệnh gồm: tỉ lệ tử vong, tỷ lệ tái nhập viện và cải thiện khả năng gắng sức của người bệnh.
- Thuốc lợi tiểu tác dụng trên quai Henle là nhóm thường được sử dụng hơn cả và là lựa chọn đầu tay trên nhóm người bệnh suy tim sung huyết các mức độ khác nhau, đặc biệt trên nhóm phù / ứ trệ dịch tuần hoàn hệ thống và tuần hoàn phổi từ trung bình đến nặng do tác dụng lợi tiểu mạnh mẽ nhất.
Cơ chế hoạt động và vị trí tác dụng của các loại thuốc lợi tiểu
- Một số trường hợp người bệnh suy tim mạn tính có thể xuất hiện tình trạng giảm đáp ứng với lợi tiểu, khi đó có thể cần phối hợp thêm một số nhóm thuốc lợi tiểu khác như: lợi tiểu thiazide, lợi tiểu kháng aldosterone, lợi tiểu tolvaptan. Tuy nhiên do tác dụng đào thải nước và điện giải khác nhau do đó cần theo dõi chức năng thận và ion natri, kali, magie, canxi trong máu một cách chặt chẽ.
Theo dõi sát xét nghiệm điện giải là rất quan trọng khi sử dụng lợi tiểu
- Đối với người bệnh lần đầu sử dụng thuốc lợi tiểu quai do suy tim, suy thận hoặc ở người già, nên bắt đầu với liều thấp và tăng dần liều theo đáp ứng lâm sàng cũng như sự suy giảm mức độ phù.
- Tăng liều tới khi người bệnh có sự cải thiện về triệu chứng suy tim, giảm liều khi tình trạng ứ trệ tuần hoàn bắt đầu giảm. Cần giảm liều một cách từ từ, đảm bảo sao cho vẫn duy trì được lượng nước tiểu cần thiết để nhanh chóng đạt tới mức thể trạng “khô” của người bệnh nhưng cũng không làm thiếu dịch lòng mạch gây tụt huyết áp. Mục tiêu là đảm bảo trạng thái “khô” của người bệnh với liều thuốc lợi tiểu thấp nhất và ít phối hợp thuốc nhất.
- Theo dõi đáp ứng thuốc lợi tiểu thông qua tình trạng phù, mức độ khó thở, cân nặng của người bệnh.
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
Liều khởi đầu và liều duy trì các nhóm thuốc lợi tiểu khác nhau trong điều trị suy tim
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu cho người bệnh
a. Hạ kali/magie máu
- Tăng liều hoặc bổ sung các thuốc giữ kali có lợi với người bệnh suy tim như: ức chế men chuyển / ức chế thụ thể, lợi tiểu kháng aldosterone.
- Bổ sung điện giải, đặc biệt là kali, magie. Đây là hai loại ảnh hưởng trực tiếp tới tính thấm của màng tế bào cơ tim, qua đó tác động tới dẫn truyền điện học trong cơ tim. Sự bất ổn định của nồng độ hai ion này làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp tim trên người bệnh suy tim.
b. Hạ natri máu
- Nếu đang phối hợp thuốc lợi tiểu quai và thiazide, nên dừng lợi tiểu quai. Nếu chỉ đang dùng lợi tiểu thiazide, nên thay bằng lợi tiểu quai.
- Nếu đang dùng thuốc lợi tiểu quai, cân nhắc giảm liều thuốc hoặc dừng hẳn nếu tình trạng ứ trệ dịch đã cải thiện. Nếu tình trạng quá tải dịch vẫn còn hoặc chưa được cải thiện mà tình trạng hạ natri máu vẫn tiến triển hoặc xuất hiện triệu chứng thần kinh của hạ natri máu, cân nhắc dùng lợi tiểu nhóm giữ natri như tolvaptan.
Thuốc lợi tiểu giữ natri Tolvaptan, một loại thuốc mới hứa hẹn trong điều trị người bệnh suy tim
c. Suy thận
- Loại trừ các nguyên nhân gây suy thận của người bệnh: kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm không steroids,…
- Dừng lợi tiểu thiazide nếu đang sử dụng phối hợp thuốc lợi tiểu quai và thiazide.
- Cân nhắc giảm liều hoặc dừng thuốc lợi tiểu kháng aldosterone, nếu tình trạng không cải thiện có thể giảm liều hoặc dừng ức chế men chuyển / ức chế thụ thể.
d. Giảm hoặc không đáp ứng với thuốc lợi tiểu
- Đánh giá sự tuân thủ điều trị và chế độ ăn uống gồm muối và nước đưa vào cơ thể hàng ngày.
- Tăng liều thuốc lợi tiểu quai hoặc chuyển sang các thuốc khác cùng nhóm.
- Phối hợp thêm thuốc lợi tiểu kháng aldosterone, lợi tiểu thiazide hoặc lợi tiểu giữ natri tolvaptan.
- Cân nhắc truyền tĩnh mạch liên tục lợi tiểu quai hoặc dopamin liều thấp.
e. Tăng acid uric máu/Goute
- Sử dụng thuốc giảm đau ngoài nhóm giảm đau không steroids và colchicine nếu có triệu chứng.
- Cân nhắc sử dụng thuốc hạ acid uric nếu có tình trạng tăng acid uric mạn tính do dùng thuốc lợi tiểu hoặc tiền sử mắc Goute.
Sử dụng thuốc giảm đau và hạ acid uric khi có chỉ định
Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367