Nội dung chính
  • 1. Vận động trị liệu
  • 2. Hoạt động trị liệu
Nội dung chính
  • 1. Vận động trị liệu
  • 2. Hoạt động trị liệu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu: Hai phương pháp được ứng dụng trong điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh

Vật lý trị liệu- phương pháp dựa trên khoa học vật lý để giúp mọi người chữa trị bệnh mà không phải sử dụng thuốc. Điều trị đem lại hiệu quả cao cho người bệnh mà mức độ rủi ro của phương pháp điều trị này cũng khá thấp, đề cao sự an toàn cho bệnh nhân. Mỗi người bệnh sẽ có phác đồ phục hồi chức năng riêng để đạt hiệu quả phục hồi là cao nhất nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những chức năng của chúng. Hãy cùng điểm qua một số phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh nhé!
Nội dung chính
  • 1. Vận động trị liệu
  • 2. Hoạt động trị liệu

Các phương thức vật lý trị liệu thường được ứng dụng: 

- Vận động trị liệu.

- Xoa bóp trị liệu. 

- Hoạt động trị liệu.

- Nhiệt trị liệu. 

- Điện trị liệu.

- Kéo nắn trị liệu. 

- Ánh sáng trị liệu.

Hai phương pháp được kể đến trong điều trị phục hồi chức năng 

1. Vận động trị liệu

Vận động trị liệu là áp dụng các kiến thức vận động vào trong công tác điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng.

Vận động trị liệu là áp dụng các kiến thức vận động vào trong công tác điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng. 

a. Mục đích vận động trị liệu

  • Phục hồi tầm vận động của khớp. 
  • Làm mạnh cơ. 
  • Điều hợp động tác.
  • Tái rèn luyện các cơ bị liệt , bị mất chức năng. 
  • Tạo thuận cho cảm thụ bản thể.
  • Phòng thương tật thứ cấp. 

b. Ba loại cơ chi phối các động tác của cơ thể

  • Co cơ tĩnh: là loại cơ cơ vì lực cơ chưa đủ mạnh để kéo hai đầu khởi điểm và cuối điểm của cơ gần nhau, chưa tạo ra cử động khớp, ta gọi là co cơ đẳng trường.
  • Co cơ đồng tầm: cơ có tạo ra cử động khớp, làm cho hai đầu bám tận và nguyên lý gần nhau. (còn gọi là co cơ đẳng trương )
  • Co cơ tâm sau: khi co cơ tạo ra khoảng cách giữa bám tận và nguyên uỷ xa nhau 

c. Tác dụng sinh học của vận động có cơ

  • Tăng cung lượng tim 
  • Tăng cung cấp máu cho hệ mao mạch. 
  • Phòng chống teo cơ cứng khớp. 
  • Bảo vệ vững chắc hình thế xương khớp. 
  • Điều chỉnh sự điều hợp của hoạt động thần kinh, phục hồi vận động.
  • Phòng chống thoái hoá khớp. 
  • Tăng cường đào thải các chất cặn bã.

d. Khi cử động cơ được chia ra

  • Cơ chủ vận. 
  • Cơ đối kháng 
  • Cơ đồng vận. 
  • Cơ cố định 
  • Cơ trung gian.

Điều hợp là sự sử dụng đúng các cơ ở một thời điểm đúng và vận dụng lực chính xác theo nhu cầu của động tác. 

e. Phân loại vận động

  • Vận động thụ động. 
  • Vận động chủ động có trợ giúp. 
  • Vận động chủ động không có trợ giúp.
  •  Vận động có kháng trở.
  • Vận động có kháng trở tăng tiến. 

2. Hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu là khoa học nghệ thuật hướng dẫn sự đáp ứng của người bệnh với những hoạt động chọn lựa, nhằm cải tiến hay duy trì sức khỏe ngăn ngừa tàn tật, lượng giá thái độ và điều trị hay tập luyện người bệnh có những khiếm khuyết về thể chất hay tâm trí

Hoạt động trị liệu là khoa học nghệ thuật hướng dẫn sự đáp ứng của người bệnh với những hoạt động chọn lựa, nhằm cải tiến hay duy trì sức khỏe ngăn ngừa tàn tật, lượng giá thái độ và điều trị hay tập luyện người bệnh có những khiếm khuyết về thể chất hay tâm trí 

a. Mục đích của hoạt động trị liệu

  • Gia tăng sức khỏe 
  • Tăng sức mạnh bền bỉ của cơ khớp.
  • Giúp người bệnh làm quen với công việc mới 

b. Nguyên tắc trong hoạt động trị liệu

  • Kỹ thuật viên cần trình bày rõ ràng cho người bệnh hiểu - 
  • Người bệnh thực hiện các hoạt động kỹ thuật viên sửa những động tác sai.
  • Người bệnh làm nhiều lần có thể hoàn thành tốt hoạt động của mình 

c. Các hoạt động bao gồm

  • Sinh hoạt hằng ngày như vệ sinh thay quần áo 
  • Hoạt động sáng tác nghề thủ công nghệ thuật 
  • Hoạt động giáo dục & trí tuệ: kiến thức, âm nhạc
  • Hoạt động hướng nghiệp: giúp thoải mái tinh thần.

Hoạt động hướng nghiệp: giúp thoải mái tinh thần.

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh trong quá trình điều trị là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/10/2021 - Cập nhật 25/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2771 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2797 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1177 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2358 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG