Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm RPR là gì?
  • 2. Quy trình xét nghiệm giang mai RPR
  • 3. Kết quả xét nghiệm RPR nhận định điều gì?
  • 4. Khi nào cần xét nghiệm giang mai RPR
  • 5. Khi nào nên xét nghiệm RPR
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm RPR là gì?
  • 2. Quy trình xét nghiệm giang mai RPR
  • 3. Kết quả xét nghiệm RPR nhận định điều gì?
  • 4. Khi nào cần xét nghiệm giang mai RPR
  • 5. Khi nào nên xét nghiệm RPR
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm giang mai RPR: Những điều bạn cần biết

Xét nghiệm giang mai RPR là một phương pháp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh giang mai. Phương pháp này hoàn toàn không gây tổn thương hoặc ảnh hưởng nào tới sức khỏe của bệnh nhân. Đây cũng là một xét nghiệm được đánh giá là cho kết quả có độ nhạy cao nên được rất nhiều bệnh viện cũng như các cơ sở y tế lựa chọn.
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm RPR là gì?
  • 2. Quy trình xét nghiệm giang mai RPR
  • 3. Kết quả xét nghiệm RPR nhận định điều gì?
  • 4. Khi nào cần xét nghiệm giang mai RPR
  • 5. Khi nào nên xét nghiệm RPR

1. Xét nghiệm RPR là gì?

Xét nghiệm giang mai RPR (Rapid Plasma Reagin) là một trong những xét nghiệm nhằm kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai ở các bệnh nhân. Mục đích chính của xét nghiệm chính là tìm ra kháng nguyên Cardiolipin có trong huyết tương của người nghi nhiễm bệnh. 

Xét nghiệm giang mai RPR (Rapid Plasma Reagin) là một trong những xét nghiệm nhằm kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai

Xét nghiệm giang mai RPR (Rapid Plasma Reagin) là một trong những xét nghiệm nhằm kiểm tra nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, xét nghiệm giang mai RPR cũng có thể dùng để xác định xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy) hoặc trong nước ối (RPR nước ối) đối với bệnh nhân nữ đang mang thai.

2. Quy trình xét nghiệm giang mai RPR

Xét nghiệm giang mai RPR chỉ là một phương pháp kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai. Vì vậy, phương pháp này hoàn toàn không gây tổn thương hoặc ảnh hưởng nào tới sức khỏe của người bệnh.

Trước khi xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu xét nghiệm là một lượng máu khoảng 2ml, lượng máu này không gây ảnh hưởng đến cơ thể của người bệnh.

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm và các bước thăm khám lâm sàng để đưa ra kết luận.

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm và các bước thăm khám lâm sàng để đưa ra kết luận.

Người bệnh cần ngồi với một tư thế thoải mái, ngồi trên giường, ghế,... tùy từng nơi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ tìm tĩnh mạch của người bệnh bằng cách buộc ống cao su quanh cánh tay. Sau đó tiến hành lấy ven và rút máu từ tĩnh mạch một lượng theo đúng quy định.

Mẫu máu sau khi lấy sẽ được gửi qua phòng thí nghiệm và được bảo quản theo đúng quy định. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả trong vòng 2 giờ sau khi lấy mẫu.

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm và các bước thăm khám lâm sàng để đưa ra kết luận. Tùy vào kết quả bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm giang mai RPR được đánh giá là xét nghiệm có độ nhạy cao nên sử dụng để sàng lọc và phát hiện ban đầu.

3. Kết quả xét nghiệm RPR nhận định điều gì?

Nếu kết quả xét nghiệm giang mai RPR là âm tính (-) thì cần kết hợp với có hay không có biểu hiện lâm sàng của bệnh giang mai. Nếu không có các biểu hiện lâm sàng cũng như không có tiền sử tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm giang mai thì có bạn có thể không bị nhiễm giang mai. Ngược lại kết quả RPR dương tính (+) thì có thể đã mắc bệnh giang mai. Cần kết hợp với các yếu tố tiền sử tiếp xúc với người bệnh, các biểu hiện lâm sàng hiện có và cần phải kết hợp với các xét nghiệm khác có độ đặc hiệu cao hơn như Syphilis, TPHA (hay TPPA) để kết luận cuối cùng bạn có đang bị nhiễm giang mai hay không. 

Tuy nhiên, xét nghiệm RPR chẩn đoán giang mai ở nam giới hay nữ giới không phải lúc nào cũng chính xác vì không phải lúc nào cơ thể cũng tạo ra các kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn giang mai. Ở những người mắc giang mai giai đoạn đầu có thể cho kết quả RPR âm tính.

Tuy nhiên, xét nghiệm RPR chẩn đoán giang mai ở nam giới hay nữ giới không phải lúc nào cũng chính xác.

Tuy nhiên, xét nghiệm RPR chẩn đoán giang mai ở nam giới hay nữ giới không phải lúc nào cũng chính xác.

Bên cạnh đó, có không ít trường hợp xét nghiệm RPR cho kết quả dương tính giả. Nguyên nhân là do rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, bệnh ung thư, tuổi tác hoặc phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu kết quả RPR dương tính, người bệnh sẽ cần làm thêm một vài xét nghiệm giang mai khác để ra kết quả chính xác.

4. Khi nào cần xét nghiệm giang mai RPR

Xét nghiệm giang mai RPR phù hợp với những bệnh nhân mới chớm mắc bệnh giang mai hay bệnh nhân ở mọi giai đoạn (1,2,3,4….) của bệnh.

Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm RPR:

  • Phụ nữ đang mai thai (xét nghiệm sàng lọc)
  • Nam giới đã có quan hệ tình dục với người cùng giới
  • Những ai đã mắc HIV và đã có quan hệ tình dục

5. Khi nào nên xét nghiệm RPR

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo người bệnh nên thực hiện xét nghiệm giang mai RPR khi bạn có các triệu chứng dưới đây:

  • Xuất hiện những vết loét nhỏ xung quanh dương vật, hậu môn, âm dạo. Chúng tự lành sau vài tuần dù bạn không chữa trị (giai đoạn 1)
  • Cơ thể phát ban, sưng hạch bạch huyết và cảm thấy sốt, ớn lạnh kéo dài.. Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, không ngứa, đau miệng, đau âm đạo,… (giai đoạn 2).
  • Không thấy bất cứ triệu chứng gì của bệnh (giai đoạn 3). Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn tồn tại bên trong cơ thể, có thể lây nhiễm cho bạn tình, từ mẹ sang con.
  • Củ giang mai xuất hiện ở mặt, da đầu, miệng, bộ phận sinh dục, có hình tròn trơn, không ngứa, nhẵn. Thậm chí, bạn thấy đau khớp, mắt mờ, cơ bắp yếu ớt, choáng váng, rối loạn tiết niệu, rối loạn tâm thần, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm bất thường (đây vừa là triệu chứng vừa là biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai ở giai đoạn 4).

Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh giang mai cũng hầu như không có các triệu chứng nào đáng kể. Đôi khi là tình trạng phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể phát hiện con mình mắc bệnh hay không nhờ vào:

  • Gan to bất thường.
  • Vàng da.
  • Xương phát triển không đồng đều.
  • Não kém phát triển.

Trên đây là một số thông tin bạn nên biết về xét nghiệm giang mai RPR. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về xét nghiệm RPR xin liên hệ với chúng tôi qua web IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn hỗ trợ. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/04/2022 - Cập nhật 14/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phổ biến hiện nay

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phổ biến hiện nay

Bệnh lậu được xếp vào nhóm những bệnh khá nhạy cảm nhưng nguy hiểm, lây truyền qua đường tình dục. Xét nghiệm bệnh lậu là cách xác định chính xác nhất để biết...

14/04/2022

2470 Lượt xem

6 Phút đọc

Xét nghiệm giang mai RPR: Những điều bạn cần biết

Xét nghiệm giang mai RPR: Những điều bạn cần biết

Xét nghiệm giang mai RPR là một phương pháp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh giang mai. Phương pháp này hoàn toàn không gây tổn thương hoặc ảnh hưởng nào tới sức khỏe ...

14/04/2022

2183 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG