Nội dung chính
  • 1. Vì sao cần phải xét nghiệm bệnh lậu?
  • 2. Các bước xét nghiệm bệnh lậu
  • 3. Phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiện nay 
Nội dung chính
  • 1. Vì sao cần phải xét nghiệm bệnh lậu?
  • 2. Các bước xét nghiệm bệnh lậu
  • 3. Phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiện nay 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phổ biến hiện nay

Bệnh lậu được xếp vào nhóm những bệnh khá nhạy cảm nhưng nguy hiểm, lây truyền qua đường tình dục. Xét nghiệm bệnh lậu là cách xác định chính xác nhất để biết bạn có bị nhiễm lậu hay không. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lậu sẽ để lại những biến chứng hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 
Nội dung chính
  • 1. Vì sao cần phải xét nghiệm bệnh lậu?
  • 2. Các bước xét nghiệm bệnh lậu
  • 3. Phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiện nay 

1. Vì sao cần phải xét nghiệm bệnh lậu?

Vi khuẩn lậu gây viêm niệu đạo cho cả nam và nữ, với các triệu chứng điển hình: đái máu, đái mủ, đái khó, chảy mủ niệu đạo nhưng cũng có khoảng 1/5 số người không có triệu chứng gì.

Ở phụ nữ triệu chứng phức tạp hơn, viêm âm đạo, cổ tử cung, viêm tuyến Bartholin đôi khi cả tử cung, buồng trứng, vòi trứng.

Viêm trực tràng: thường gặp ở những trường hợp đồng tính nam.

Viêm họng do lậu cầu: gặp ở những trường hợp quan hệ đường miệng.

Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện ở mắt, chảy mủ kết mạc từ 1 - 7 ngày, nếu không phát hiện điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù.

Nhiễm lậu lan tỏa: bệnh thường gặp ở những người bị lậu không được điều trị có thể gây: viêm khớp, viêm gan, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng não.

2. Các bước xét nghiệm bệnh lậu

Xét nghiệm bệnh lậu bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Xét nghiệm dịch niệu đạo: Nhân viên y tế sẽ lấy mủ ở niệu đạo của bạn trước khi bạn đi tiểu. Sau đó, tiến hành nhuộm màu bệnh phẩm và tiến hành soi kiểm tra bệnh phẩm. Nếu thấy vi khuẩn gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân thì nguy cơ mắc bệnh lậu rất cao. Bạn sẽ cần phải làm thêm xét nghiệm máu và nước tiểu để biết kết quả chính xác hơn.
  • Xét nghiệm máu: Đây là một trong những bước xét nghiệm phổ biến, thông qua xét nghiệm này bác sĩ sẽ xác định được trong máu của người bệnh có tồn tại vi khuẩn gây bệnh lậu hay không. Đồng thời, bước xét nghiệm này cũng giúp phát hiện nhiều bệnh lây qua đường tình dục khác.

Xét nghiệm máu: Đây là một trong những bước xét nghiệm phổ biến

Xét nghiệm máu: Đây là một trong những bước xét nghiệm phổ biến

  • Xét nghiệm nước tiểu: Lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân cho vào ống nhỏ để kiểm tra xem trong nước tiểu có gì bất thường hoặc có vi khuẩn gây bệnh lậu trong đó hay không

3. Phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiện nay 

Có 3 phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiện nay đang được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Mỗi phương pháp đều có những mặt ưu điểm và hạn chế. Trước đây, các nhà nghiên cứu vẫn thường sử dụng hai phương pháp là nhuộm gram và nuôi cấy vi khuẩn. Tuy nhiên hiện nay, người ta đã phát triển thêm một phương pháp xét nghiệm mới có tên “xét nghiệm khuếch đại acid nucleic” (NAAT). Xét nghiệm này có thể giúp cung cấp thêm bằng chứng di truyền của nhiễm trùng lậu.

Lấy mẫu xét nghiệm bệnh lậu thường rất đơn giản, chẳng hạn như lấy mẫu nước tiểu bằng cốc, lấy mẫu dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, hậu môn… Đôi khi y tá sẽ sử dụng tăm bông để lấy mẫu tế bào từ dương vật, cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn hoặc cổ họng.

a. Khuếch đại axit nucleic (NAAT)

NAAT là một trong những phương pháp xét nghiệm bệnh lậu được phát triển lần đầu tiên vào năm 1993. Đây là phương pháp xét nghiệm được đề nghị cho bệnh lậu tiết niệu và sinh dục do sự nhanh chóng và độ chính xác của nó.

Trong phương pháp này thay vì tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh chính, NAAT sẽ xác định các gen của chủng N.gonorrhoeae gây ra bệnh lậu bằng cách lấy chuỗi DNA của các loại vi khuẩn từ mẫu nước tiểu, âm đạo, cổ tử cung (nữ giới) hoặc niệu đạo (nam giới). Sau khi tiến hành lấy mẫu, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và xác định tình trạng bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra xem trong nước tiểu có gì bất thường hoặc có vi khuẩn gây bệnh lậu.

Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra xem trong nước tiểu có gì bất thường hoặc có vi khuẩn gây bệnh lậu.

Với phương pháp xác định vật liệu di truyền của vi khuẩn, NAAT cho ra kết quả chính xác cao trong vài giờ. Người bệnh sẽ nhận được kết quả xét nghiệm và biết được bệnh tình của mình trong vòng 2 - 3 ngày. 

Mặc dù Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị sử dụng NAAT để chẩn đoán nhiễm trùng bệnh lậu ở trực tràng và cổ họng tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm vẫn chưa phê duyệt cho việc sử dụng phương pháp này.

b. Nuôi cấy vi khuẩn

Nuôi cấy vi khuẩn là phương pháp xét nghiệm mang lại những hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh lậu ở bộ phận sinh dục, trực tràng, mắt hoặc cổ họng. Sau khi tiến hành lấy mẫu ở những vị trí nghi ngờ có thể mắc bệnh lậu, phòng xét nghiệm sẽ nuôi cấy bệnh phẩm trong môi trường phù hợp để phát triển vi khuẩn N. gonorrhoeae. Nếu có sự tăng trưởng thì kết quả nhận được là dương tính, còn không có sự tăng trưởng của vi khuẩn, kết quả sẽ là âm tính. 

Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn không chỉ xác định có mắc bệnh hay không có cũng có thể nhận biết vi khuẩn lậu có kháng với những loại thuốc kháng sinh nào hay không. Điều này rất quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân lậu đang trong giai đoạn mắc biến chứng lây lan đến nhiều cơ quan.

Phương pháp nuôi cấy này đem lại kết quả chính xác nhất về bệnh lậu. Thế nhưng, do vi khuẩn lậu rất nhạy cảm với nhiệt độ và môi trường, dẫn đến việc nuôi cấy rất khó khăn. Bất kỳ sai sót nhỏ nào trong quá trình nuôi cấy cũng đem lại kết quả không đúng. Kết quả của phương pháp xét nghiệm nuôi cấy sẽ mất từ 5 - 7 ngày.

c. Nhuộm gram

Nhuộm gram là kỹ thuật sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt, nhuộm các thành phần của vi khuẩn để chúng nổi bật lên khi quan sát dưới kính hiển vi. Nhuộm gram là phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiệu quả ở nam giới. Mẫu xét nghiệm thường là mẫu ở niệu đạo hoặc mẫu nước tiểu đầu dòng (khoảng 20 - 30ml).

Ngược lại, nhuộm gram lại kém chính xác hơn đối với phụ nữ vì nồng độ của vi khuẩn N. gonorrhoeae thường lan tỏa ra nhiều vị trí, nên khi nhuộm sẽ vô tình nhuộm luôn nhiều loại vi khuẩn khác (bao gồm vi khuẩn có lợi). Thường kết quả xét nghiệm nhuộm gram sẽ có trong 2 - 3 ngày.

d. Xét nghiệm bệnh lậu tại nhà

Để có thể tự xét nghiệm ở nhà, người bệnh cần phải sử dụng bộ que thử bệnh lậu có bán ở các nhà thuốc. sau khi nhúng que thử vào nước tiểu và chờ 15 phút thì có thể đọc kết quả và xem bản thân mình có mắc bệnh không. 

Để có thể tự xét nghiệm ở nhà, người bệnh cần phải sử dụng bộ que thử bệnh lậu có bán ở các nhà thuốc.

Tự xét nghiệm ở nhà, người bệnh cần phải sử dụng bộ que thử bệnh lậu có bán ở các nhà thuốc.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này độ chính xác khoảng 60 - 70% đồng thời không biết rõ mức độ tổn thương mà vi khuẩn lậu gây ra. Vì vậy, bộ xét nghiệm này không được các bác sĩ khuyến khích sử dụng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. 

Trên đây là một số thông tin bạn nên biết về xét nghiệm bệnh lậu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ với chúng tôi qua web IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn hỗ trợ. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/04/2022 - Cập nhật 14/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Định lượng Beta hCG trong chẩn đoán có thai

Định lượng Beta hCG trong chẩn đoán có thai

hCG là một xét nghiệm thường quy được chỉ định nhằm chẩn đoán xác định một người phụ nữ có đang mang thai hay không. Ngoài ra, chỉ số beta hCG còn được dùng để ...

14/04/2022

2440 Lượt xem

4 Phút đọc

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phổ biến hiện nay

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phổ biến hiện nay

Bệnh lậu được xếp vào nhóm những bệnh khá nhạy cảm nhưng nguy hiểm, lây truyền qua đường tình dục. Xét nghiệm bệnh lậu là cách xác định chính xác nhất để biết...

14/04/2022

2496 Lượt xem

6 Phút đọc

Xét nghiệm giang mai RPR: Những điều bạn cần biết

Xét nghiệm giang mai RPR: Những điều bạn cần biết

Xét nghiệm giang mai RPR là một phương pháp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh giang mai. Phương pháp này hoàn toàn không gây tổn thương hoặc ảnh hưởng nào tới sức khỏe ...

14/04/2022

2212 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG