Nội dung chính
  • 1. Khi nào nên xét nghiệm ung thư giáp?
  • 2. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không? 
  • b. T3 và T4 
Nội dung chính
  • 1. Khi nào nên xét nghiệm ung thư giáp?
  • 2. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không? 
  • b. T3 và T4 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không?

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh ung thư phổ biến, có tỷ lệ chữa khỏi cao lên tới 90% nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc chủ động khám sàng lọc và tầm soát ung thư tuyến giáp là vô cùng quan trọng. Vậy xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không? 
Nội dung chính
  • 1. Khi nào nên xét nghiệm ung thư giáp?
  • 2. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không? 
  • b. T3 và T4 

1. Khi nào nên xét nghiệm ung thư giáp?

Ung thư tuyến giáp xảy ra do sự rối loạn hormone tuyến giáp gây ra: dư thừa hormone tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt và giải phóng hormone tuyến giáp (suy giáp). Việc xét nghiệm ung thư tuyến giáp được tiến hành trong các trường hợp: 

Ung thư tuyến giáp xảy ra do sự rối loạn hormone tuyến giáp gây ra

Ung thư tuyến giáp xảy ra do sự rối loạn hormone tuyến giáp gây ra.

Cường giáp: Bệnh nhân có thể có các triệu chứng như sút cân đột ngột không rõ nguyên nhân, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhịp tim và huyết áp tăng, hay run rẩy, yếu cơ, rối loạn cảm xúc, mất tập trung, hay cáu gắt, tiểu nhiều, tiêu chảy, sưng phù ở vùng cổ, rối loạn kinh nguyệt…

Suy giáp: Biểu hiện bằng các triệu chứng như da tái, người lạnh, nhịp tim và huyết áp giảm, giọng khàn, trí nhớ suy giảm, người chậm chạp, biểu hiện trầm cảm, suy giảm chức năng sinh dục…

Những đối tượng có nguy cơ nên được tầm soát ung thư tuyến giáp là: 

  • Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. 
  • Những người bị rối loạn hệ miễn dịch. 
  • Trẻ từng tiếp xúc với phóng xạ hoặc những người đã (đang) sống trong những vùng có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ (lò phản ứng hạt nhân). 
  • Những người có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân mắc các bệnh về tuyến giáp như viêm tuyến giáp, bướu cổ, suy giáp, cường giáp…

2. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không? 

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không? Đó là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn gửi đến IVIE - Bác sĩ ơi. Trên thực tế, xét nghiệm máu giúp đánh giá chức năng tuyến giáp. Thông qua chỉ số hàm lượng các chất giúp bác sĩ định hướng sàng lọc bệnh và chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu khẳng định. 

Trên thực tế, xét nghiệm máu giúp đánh giá chức năng tuyến giáp.

Trên thực tế, xét nghiệm máu giúp đánh giá chức năng tuyến giáp.

Các chất chỉ điểm gợi ý ung thư tuyến giáp như: 

a. TSH – Thyroid stimulating hormone 

Chỉ số TSH là chỉ số xét nghiệm ung thư giáp cần được xem xét đầu tiên. TSH là viết tắt của Thyroid stimulating hormone. Hormone này do tuyến yên ở não sản xuất, đảm nhận nhiệm vụ điều hoà việc bài tiết các hormone tuyến giáp T3 và T4. 

TSH được xem là chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư giáp cần được xét xem đầu tiên. Nó cho phép kiểm tra chức năng tuyến giáp có hoạt động bình thường hay bị rối loạn không. Dựa vào kết quả sẽ là cơ sở để bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

  • Giá trị bình thường của TSH là 0.4 – 5 mIU/L. 
  • Nếu TSH < 0.4 mIU/L: Dư thừa hormone tuyến giáp, cường giáp. 
  • Nếu TSH > 5 mIU/L: Thiếu hormone tuyến giáp, suy giáp. 

Bên cạnh đó, chỉ số TSH còn được sử dụng nhằm tiên lượng và dự báo khả năng tái phát bệnh sau điều trị. 

b. T3 và T4 

T3 và T4 cũng là hormone được tiết ra bởi tuyến giáp. T3 và T4 được tổng hợp và giải phóng vào máu dưới hai dạng là gắn với protein huyết tương và dạng tự do (FT3 và FT4). Việc định lượng T3 và T4 bao gồm xét nghiệm T3, T4 toàn phần và FT3, FT4. Xét nghiệm định lượng các chất cũng là một xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp quan trọng, cho phép chẩn đoán tình trạng của tuyến giáp. 

T4 toàn phần

  • Giá trị bình thường của T4 toàn phần nằm trong khoảng 5.0 – 12.0 ng/dL. 
  • Chỉ số này cho phép chẩn đoán bệnh nhân suy giáp hoặc cường giáp, được xem xét cùng chỉ số TSH và FY4. 

T4 tự do (FT4)

  • Giá trị bình thường của FT4 nằm trong khoảng 0.8 – 1.8 ng/dL. 
  • FT4 tăng cao trong trường hợp nhiễm độc giáp, cường giáp. 
  • Ngược lại FT4 giảm cho thấy chức năng tuyến giáp và vùng dưới đồi – tuyến yên suy giảm. 

T3 toàn phần 

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp thông qua định lượng T3. Xét nghiệm được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ cường giáp nhưng có giá trị FT4 nằm trong mức bình thường. 

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp thông qua định lượng T3.

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp thông qua định lượng T3.

T3 toàn phần cho phép đánh giá và chẩn đoán tình trạng cường giáp do T3. T3 toàn phần có thể tăng trong trường hợp viêm tuyến giáp, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp. 

T3 tự do (FT3)

Tương tự xét nghiệm T3 toàn phần, tuy nhiên FT3 khá nhạy khi chẩn đoán tình trạng cường giáp và khi bệnh nhân suy giáp FT3 vẫn có giá trị bình thường. FT3 và FT4 đều tăng ở bệnh nhân cường giáp nhưng FT3 tăng nhiều hơn. Ngoài ra, có một số trường hợp FT3 bình thường nhưng FT4 lại tăng do người bệnh còn mắc cả bệnh không phải tuyến giáp. 

c. TG và anti TG 

Hai chỉ số TG (thyroglobulin) và anti TG (anti thyroglobulin) là chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp được dùng trong theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Đặc biệt là sử dụng để theo dõi bệnh ung thư tuyến giáp thể nang và thể nhú – Hai thể sản xuất nồng độ TG nhiều nhất. Anti TG được chỉ định cùng TG để xác định giá trị thật của TG. 

Nồng độ TG thường nằm trong khoảng 0.2 – 50 ng/dL. Giá trị bình thường của anti TG thường < 4 IU/mL. Hàm lượng TG và anti TG càng thấp nghĩa là càng tốt. 

TG tăng có ý nghĩa như sau:

  • Bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp chưa điều trị. 
  • Bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp đã điều trị nhưng ung thư tuyến giáp (thể nang, thể nhú, tế bào Hurthle) đã di căn hoặc có khả năng tái phát. 

Bên cạnh đó, TG tăng cũng thường gặp ở các bệnh tuyến giáp lành tính như viêm tuyến giáp cấp, bướu cổ đa nhân, u tuyến giáp lành tính, u hạch lành tính, bệnh Basedow…

Trẻ em sau sinh có TG thấp có thể nằm trong khoảng 36 – 38 ng/mL. Vì vậy, khi TG giảm có thể chẩn đoán suy giáp do bướu cổ hoặc nhiễm độc giáp ở trẻ em. 

Trên thực tế, TG và anti TG là hai chỉ số không có ý nghĩa trong việc chẩn đoán phát hiện ung thư tuyến giáp nếu bệnh không có triệu chứng. Vì vậy, bác sĩ cần kết hợp chỉ định với các chỉ số tuyến giáp khác như TSH, T3, T4, TG và anti TG. 

d,. Các chỉ số khác

Bên cạnh các chỉ số đã kể trên, xét nghiệm phát hiện ung thư tuyến giáp còn có các chỉ số khác như:

Calcitonin: Đây là chỉ số đặc hiệu nhằm chẩn đoán, phát hiện và theo dõi ung thư tuyến giáp thể tủy. 

TPO-Ab (kháng thể kháng Thyroperoxidase): Tình trạng “tự miễn tuyến giáp” do cơ thể sản xuất kháng thể tuyến giáp chống lại các thành phần tuyến giáp có thể gây ra viêm tuyến giáp mãn tính, rối loạn cơ năng tuyến giáp, suy giáp… thậm chí là ung thư nếu kéo dài.

“Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không?” Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu được vai trò của xét nghiệm máu và các chỉ số có ý nghĩa chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp. Bệnh lý tuyến giáp nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị và phục hồi rất cao. Chính vì vậy, nếu cơ thể có các dấu hiệu bệnh tuyến giáp, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. 

IVIE - Bác sĩ ơi là đơn vị kết nối với các cơ sở y tế (bệnh viện, phòng khám) giúp bạn dễ dàng đặt lịch thăm khám tại nhà an toàn, nhanh chóng, tiện lợi. Mọi thông tin sức khỏe cần tư vấn, liên hệ đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
4.8/5 - (22 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không?

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh ung thư phổ biến, có tỷ lệ chữa khỏi cao lên tới 90% nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc chủ ...

Icon thời gian
24/04/2022
8041 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

Xét nghiệm TG trong chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến giáp

Xét nghiệm TG (Thyroglobulin) được sử dụng như một dấu ấn khối u nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý ung thư tuyến giaps và theo dõi sự tái phát của các...

Icon thời gian
16/04/2022
1820 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG