Nội dung chính
  • 1. TG là gì? 
  • 2. Xét nghiệm TG là gì? 
  • 3. Chỉ định xét nghiệm TG 
  • 3. Ý nghĩa của xét nghiệm TG 
  • 4. Những lưu ý khi làm xét nghiệm TG 
Nội dung chính
  • 1. TG là gì? 
  • 2. Xét nghiệm TG là gì? 
  • 3. Chỉ định xét nghiệm TG 
  • 3. Ý nghĩa của xét nghiệm TG 
  • 4. Những lưu ý khi làm xét nghiệm TG 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Xét nghiệm TG trong chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến giáp

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Xét nghiệm TG (Thyroglobulin) được sử dụng như một dấu ấn khối u nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý ung thư tuyến giaps và theo dõi sự tái phát của các ung thư tuyến giáp thể biệt hoá. Vậy chỉ số TG là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm TG như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 
Nội dung chính
  • 1. TG là gì? 
  • 2. Xét nghiệm TG là gì? 
  • 3. Chỉ định xét nghiệm TG 
  • 3. Ý nghĩa của xét nghiệm TG 
  • 4. Những lưu ý khi làm xét nghiệm TG 

1. TG là gì? 

TG là ký hiệu viết tắt của Thyroglobulin – một chất được tổng hợp bởi tế bào nang tuyến giáp bình thường và bài tiết vào bên trong khoang các nâng tuyến giáp. Một phần nhỏ nữa được tuần hoàn vào máu của cơ thể bình thường. TG là thành phần chính của tuyến giáp, đóng vai trò như khuôn tổng hợp, giải phóng các hormon tuyến giáp như thyroglobulin và tạo nên thể keo trong nang tuyến. 

Ở người bình thường, chức năng tuyến giáp khỏe mạnh thì một lượng nhỏ của TG được sản xuất để duy trì chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp một cách bình thường. 

2. Xét nghiệm TG là gì? 

Xét nghiệm TG là một xét nghiệm được chỉ định nhằm phát hiện nồng độ bất thường của TG trong huyết thanh người bệnh. Từ đó phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp nói riêng và một số bệnh lý tuyến giáp nói chung. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm TG còn có tác dụng theo dõi mức độ tái phát bệnh của bệnh nhân sau điều trị ung thư tuyến giáp. 

3. Chỉ định xét nghiệm TG 

Xét nghiệm TG được chỉ định để chẩn đoán và theo dõi điều trị. Cụ thể: 

a. Chẩn đoán các bệnh tuyến giáp 

  • Chẩn đoán 2 thể ung thư tuyến giáp là thể nâng và thể vú 
  • Xét nghiệm TG kết hợp với xét nghiệm TSH (một loại hormone kích thích tuyến giáp) trước khi điều trị ung thư tuyến giáp. Thông qua xét nghiệm nhằm kiểm tra trong huyết tương có tồn tại TG hay không. Nếu có xuất hiện TG cần xét nghiệm định kỳ nhằm kiểm tra mức độ tái phát bệnh sau điều trị. 
  • Xét nghiệm chỉ định nhằm xác định nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp, theo dõi điều trị basedow bằng thuốc kháng giáp trạng. 
  • Kết hợp xét nghiệm TG, xét nghiệm anti TG, anti TPO để tìm nguyên nhân gây nên bệnh suy giáp có phải do các tự kháng thể tuyến giáp hay không. 
  • Ngoài ra, đây còn là xét nghiệm được chỉ định nhằm xác định nguyên nhân suy giáp bẩm sinh ở trẻ em.

Xét nghiệm TG chẩn đoán các bệnh tuyến giáp.

Xét nghiệm TG chẩn đoán các bệnh tuyến giáp.

b. Điều trị và theo dõi ung thư tuyến giáp tái phát 

  • Chỉ định xét nghiệm TG trước và sau phẫu thuật giúp đánh giá hiệu quả điều trị, đánh giá liệu phẫu thuật đã loại bỏ hết các khối u hay chưa. 
  • Kết hợp xét nghiệm TG và anti TG để theo dõi mức độ tái phát của ung thư. 
  • Nếu bệnh nhân ung thư tuyến giáp diễn biến phức tạp, cần kích thích TG bằng hormone kích thích tuyến giáp TSH người tái tổ hợp (RH TSH). Lúc này mới có thể phát hiện được mức độ tái phát của ung thư. 

Chỉ định xét nghiệm TG trước và sau phẫu thuật giúp đánh giá hiệu quả điều trị.

Chỉ định xét nghiệm TG trước và sau phẫu thuật giúp đánh giá hiệu quả điều trị.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm TG 

  • Ở người khoẻ mạnh, giá trị bình thường là từ 0.2 – 59 ng/mL. Tuy nhiên, giá trị này có thể thay đổi tùy theo điều kiện phòng xét nghiệm. 
  • Sau khi sinh 48 giờ, nồng độ TG có thể đạt 36 – 38 ng/mL. 
  • Chỉ có 9% người bình thường có giá trị TG thấp dưới 10ng/mL. 
  • Giá trị bình thường của anti TG dưới 4 IU/mL ở mọi độ tuổi 

Giá trị TG có thể tăng giảm trong các trường hợp sau 

a. Nồng độ TG tăng

Tăng trong các thể ung thư tuyến giáp biệt hoá chưa được điều trị hoặc ung thư đã đến giai đoạn di căn. Tuy nhiên, TG không tăng trong các thể ung thư tuyến giáp anaplastic (không biệt hoá) và ung thư tuyến giáp thể tuỷ cùng một số ung thư hiếm khác. 

Độ nhạy khi phát hiện TG ở giai đoạn sau phẫu thuật là kích thước khối u nhỏ hơn 2cm, cùng với đó là mức TG trước khi thực hiện phẫu thuật rất cao. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật mà chỉ số TG của bệnh nhân thuộc khoảng giá trị bình thường thì không được lấy kết quả xét nghiệm TG để đánh giá hiệu quả điều trị. 

Sau phẫu thuật hoặc hoá trị liệu, lượng TG sẽ tăng lên nếu có tình trạng tái phát bệnh. Trong 10 năm đầu tiên sau điều trị, có đến hơn 10% bệnh nhân tái phát và tỷ lệ này giảm còn 5% trong những năm tiếp theo. 

Xét nghiệm chỉ số TG có thể tăng trong một số bệnh tuyến giáp lành tính như: Basedow, u hạch lành tính, u giáp lành tính, viêm tuyến giáp cấp…

b. Nồng độ TG giảm

Lượng TG giảm ở một số trường hợp như: 

  • Hiện tượng suy giáp do bướu cổ ở trẻ em. 
  • Nhiễm độc tuyến giáp nhân tạo. 

4. Những lưu ý khi làm xét nghiệm TG 

Để có kết quả xét nghiệm chỉ số TG chính xác nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư tuyến giáp rất thấp và TG cũng còn tăng trong một số bệnh tuyến giáp lành tính khác. Vì vậy việc xét nghiệm TG huyết tương không thể dùng để xét nghiệm sàng lọc cho cộng đồng dân cư không có triệu chứng. 
  • Bệnh ung thư tuyến giáp phải được chẩn đoán bằng sinh thiết tuyến giáp với kim nhỏ và kiểm tra tế bào mô học bằng kính hiển vi. Không thể chẩn đoán bệnh bằng nồng độ TG cao. 
  • Một số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có khả năng tự sản xuất các tự kháng thể kháng TG là anti TG hoàn toàn vô hại. Nhưng khi kết hợp TG sẽ làm sai lệch giá trị thật của TG. Do đó cần làm thêm xét nghiệm anti TG. 

Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư tuyến giáp rất thấp và TG cũng còn tăng trong một số bệnh tuyến giáp lành tính khác.

Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư tuyến giáp rất thấp và TG cũng còn tăng trong một số bệnh tuyến giáp lành tính khác.

Hy vọng qua bài viết IVIE - Bác sĩ ơi, bạn đã phần nào hiểu thêm về xét nghiệm TG và ý nghĩa của nó trong việc phát hiện, điều trị bệnh ung thư tuyến giáp và các bệnh liên quan tuyến giáp khác. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường của sức khoẻ như nuốt khó, đau họng, khàn giọng không khỏi, sưng hạch bạch huyết ở cổ… hãy đi khám và xét nghiệm ngay để có chẩn đoán chính xác nhất.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư tuyến giáp không?

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh ung thư phổ biến, có tỷ lệ chữa khỏi cao lên tới 90% nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc chủ ...

Icon thời gian
24/04/2022
8093 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc
Xét nghiệm TG trong chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến giáp

Xét nghiệm TG trong chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến giáp

Xét nghiệm TG (Thyroglobulin) được sử dụng như một dấu ấn khối u nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý ung thư tuyến giaps và theo dõi sự tái phát của các...

Icon thời gian
16/04/2022
1833 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG