Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp là bệnh lý
  • 2. Kiểm soát cân nặng
  • 3. Tập luyện thể dục thể thao
  • 4. Tập dưỡng sinh và luyện thở
  • 4. Tránh các chấn thương lên khớp
  • 5. Đảm bảo chế độ ăn uống
  • 6. Thăm khám định kỳ thường xuyên
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp là bệnh lý
  • 2. Kiểm soát cân nặng
  • 3. Tập luyện thể dục thể thao
  • 4. Tập dưỡng sinh và luyện thở
  • 4. Tránh các chấn thương lên khớp
  • 5. Đảm bảo chế độ ăn uống
  • 6. Thăm khám định kỳ thường xuyên
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

6+ biện pháp giúp phòng tránh bệnh lý thoái hóa khớp

Tình trạng thoái hóa khớp thường diễn ra phổ biến khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, đó không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Khi nghiên cứu về các nguyên nhân gây thoái hóa khớp, các nhà khoa học đã đưa ra một số lời khuyên giúp ngăn ngừa bệnh hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hieuer các biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp qua bài viết này.
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp là bệnh lý
  • 2. Kiểm soát cân nặng
  • 3. Tập luyện thể dục thể thao
  • 4. Tập dưỡng sinh và luyện thở
  • 4. Tránh các chấn thương lên khớp
  • 5. Đảm bảo chế độ ăn uống
  • 6. Thăm khám định kỳ thường xuyên

1. Thoái hóa khớp là bệnh lý

Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Sụn khớp được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản. Sụn khớp có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như một “bộ giảm xóc”.

2. Kiểm soát cân nặng

Nếu bạn đang ở mức cân nặng hợp lý, bạn cần duy trì trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh phát triển. Ngược lại, nếu bạn đang thừa cân, béo phì, bạn cần giảm cân để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp.

Theo thống kê cho thấy, phụ nữ béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp cao gấp 4 lần phụ nữ bình thường. Nam giới béo phì có nguy cơ thoái hóa cao gấp 5 lần so với nam giới bình thường. Việc giảm ít nhất 5% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm lực đè ép lên đầu gối, hông và lưng.

3. Tập luyện thể dục thể thao

Một chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học có thể làm cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao tính linh hoạt, dẻo dai cho các khớp. Để phòng tránh thoái hóa, người bệnh nên tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên và với kế hoạch hợp lý. Hạn chế các chấn thương, tập sai động tác có thể gây ảnh hưởng đến các khớp.

4. Tập dưỡng sinh và luyện thở

Tập dưỡng sinh có nhiều động tác tác động đến cột sống như ưỡn người, vặn cột sống, chào mặt trời… Thực hiện các động tác này kết hợp phương pháp hít thở sâu thì sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn, lưu thông khí huyết, tốt cho việc phòng bệnh và giảm đau do thoái hóa khớp.

Tập dưỡng sinh có nhiều động tác tác động đến cột sống như ưỡn người, vặn cột sống, chào mặt trời…

Tập dưỡng sinh có nhiều động tác tác động đến cột sống như ưỡn người, vặn cột sống, chào mặt trời…

4. Tránh các chấn thương lên khớp

Các chấn thương khớp có thể dẫn tới thoái hóa khớp cùng khớp khi lớn tuổi. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế tối đa các nguy cơ chấn thương khớp, đặc biệt khi chơi thể dục, thể thao, mang vác hoặc lao động. Những khuyến cáo của bác sĩ như:

  • Không uốn cong quá 90 độ khi thực hiện các động tác gập đầu gối.
  • Luôn giữ cho bàn chân bằng phẳng nhất có thể trong khi duỗi để tránh chấn thương ở đầu gối.
  • Khi nhảy, tiếp đất với đầu gối cong.
  • Trước khi tham gia các môn thể thao hoặc các hoạt động thể lực cần phải khởi động trước.
  • Nên mang giày đúng và vừa cỡ chân của mình.
  • Tập thể dục ở các bề mặt mềm, có ma sát. Tránh vận động ở các bề mặt cứng như đường nhựa, sân bê tông.
  • Hoạt động các khớp theo tầm vận động của khớp.
  • Nếu bị chấn thương khớp, cần phải điều trị y tế kịp thời và thực hiện các bước để tránh tổn thương thêm.

5. Đảm bảo chế độ ăn uống

Không có một thực đơn ăn uống cụ thể nào cho người thoái hóa khớp. Tuy nhiên, để ngăn ngừa bệnh và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu acid béo như omega-3, vitamin D, canxi,… Ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao. Đồng thời:

  • Bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…

Ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao.

6. Thăm khám định kỳ thường xuyên

Thoái hóa khớp hay các bệnh lý xương khớp nói chung cần được thăm khám định kỳ thường xuyên để phát hiện ra các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu bệnh lý ngay khi ở giai đoạn nhẹ. Bác sĩ sẽ cho những lời khuyên trong việc chăm sóc sức khỏe và xây dựng lối sống tốt nhất cho người bệnh.

Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Tuy nhiên, việc chủ động phòng ngừa bệnh luôn là biện pháp ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh và vui tươi nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích trong việc phòng ngừa thoái hóa khớp.

Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám với bác sĩ xương khớp, bệnh viện, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc tải App IVIE - Bác sĩ ơi để được hướng dẫn sử dụng. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/10/2021 - Cập nhật 25/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

7 bệnh viện có bác sĩ khám đau cổ vai gáy tốt nhất tại Hà...

7 bệnh viện có bác sĩ khám đau cổ vai gáy tốt nhất tại Hà...

Những căn bệnh đau xương khớp thường gặp đa số ở mọi người, nhất là giới trẻ hoặc người làm văn phòng. Một trong những căn bệnh đau xương khớp là bệnh đau cổ...

26/04/2024

16 Lượt xem

8 Phút đọc

Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau

Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau

Các vấn đề về đau chân thường gặp bao gồm đau ngón chân, đau lòng bàn chân, đau gót chân và đau mu bàn chân gây. Bệnh lý này thường gây khó khăn trong việc di...

25/04/2024

13 Lượt xem

11 Phút đọc

Đau xương quai xanh là bị làm sao? Cách giảm đau dứt điểm

Đau xương quai xanh là bị làm sao? Cách giảm đau dứt điểm

Đau xương quai xanh là một vấn đề thường gặp và có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng bạn có biết tại sao lại xuất hiện vấn đề này...

25/04/2024

17 Lượt xem

6 Phút đọc

Cách trị đau xương mu khi mang thai

Cách trị đau xương mu khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẹ bầu. Tình trạng đau xương mu trong quá trình mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra....

25/04/2024

14 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG