Nội dung chính
  • 1. Cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi đúng cách
  • 2. Cách chăm sóc vết bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ
Nội dung chính
  • 1. Cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi đúng cách
  • 2. Cách chăm sóc vết bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

6 Bước xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi hiệu quả đúng cách

Bỏng nước sôi là tai nạn dễ gặp ở trẻ nhỏ, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy trong các tình huống, cha mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi cũng như cách chăm sóc vết thương cho trẻ để hạn chế tối đa những chuyển biến xấu cho trẻ.
Nội dung chính
  • 1. Cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi đúng cách
  • 2. Cách chăm sóc vết bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ

Trẻ bị bỏng nước sôi xử lý sao cho đúng cách?

Trẻ bị bỏng nước sôi xử lý sao cho đúng cách?

1. Cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi đúng cách

Để sơ cứu trẻ bị bỏng nước sôi cần thực hiện nhanh chóng khi vừa phát hiện trẻ bị bỏng. Nếu trẻ bị bỏng ở mức độ nặng thì cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để có thể đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Dưới đây là một số bước sơ cứu trẻ bị bỏng cơ bản:

  • Bước 1: Đưa trẻ ra khỏi tác nhân gây bỏng rồi đặt trẻ tại nơi an toàn thoáng khí, khô ráo. Tiếp theo cắt bỏ quần áo, đồ trang sức tại khu vực bị bỏng.
  • Bước 2: Kiểm tra sơ qua về mức độ bỏng và tình trạng của trẻ như trẻ còn tỉnh táo không, hô hấp của trẻ, vết bỏng có ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn hay các bộ phận khác hay không,... Từ đó cha mẹ sẽ lựa chọn phương pháp sơ cứu trẻ phù hợp. Nếu trẻ bất tỉnh thì thực hiện hô hấp nhân tạo cho trẻ.
  • Bước 3: Để vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát chạy nhẹ nhàng trong thời gian ít nhất là 1 phút hoặc dài hơn cho đến khi hết rát. Mẹ có thể dùng gạc để lau nhẹ vết bỏng nhằm làm trôi đi dị vật trên vết thương. Nước dùng để rửa vết bỏng phải là nước sạch. Các vùng còn lại không bị bỏng trên cơ thể cần giữ ấm cẩn thận.
  • Bước 4: Sau khi làm sạch vết thương thì mẹ nên dùng băng, gạc che phủ lại vết bỏng nhằm ngăn ngừa nhiễm bẩn. Sau đó dùng bằng vải hoặc bằng thun để băng ép vết bỏng.
  • Bước 5: Giữ ấm đồng thời bù nước và điện giải đã mất.
  • Bước 6: Đưa trẻ đi cấp cấp kịp thời.

Lưu ý: Các phụ huynh cần lưu ý là không nên sử dụng đá lạnh hoặc nước đá để ngâm hay rửa vết bỏng hay tự ý thoa kem dưỡng da hay những thực phẩm như lòng trắng trứng, bơ, kem đánh răng, khoai tây, nước mắm,....lên vết bỏng. Vì điều này có thể khiến vết bỏng nặng và nguy hiểm hơn. Đồng thời nếu vết bỏng có mụn nước thì không nên chọc vỡ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng.

Không nên chọc vỡ các mụn nước của vết bỏng

Không nên chọc vỡ các mụn nước của vết bỏng

2. Cách chăm sóc vết bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ

Tùy theo từng mức độ vết thương khác nhau mà sẽ có những cách chăm sóc phù hợp cho trẻ. Ở những mức độ nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, còn những mức độ nặng hơn thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Cụ thể:

  • Mức bỏng độ 1: Ở mức độ này vết thương chỉ ảnh hưởng đến lớp nông nhất bên ngoài của làn da và thường không gây ra các nốt phỏng rộp hay để lại sẹo. Bỏng độ 1 có đề điều trị khỏi tại nhà, sau 3 - 5 ngày vết thương sẽ có thể lành hoàn toàn.
  • Bỏng độ 2: Việc xử lý vết bỏng loại 2 còn tùy thuộc vào kích thước, độ sâu của vết bỏng cũng như độ tuổi và làn da của em bé. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn xử trí. Bên cạnh việc điều trị vết bỏng, bé còn cần được theo dõi và xử lý nhiễm trùng. Đặc biệt là khi vết bỏng sâu và rộng. Bỏng loại 2 sau khi chữa trị, sẹo có thể được loại bỏ.
  • Bỏng độ 3: Đây là tình trạng cần được cấp cứu, thẩm chí có thể gây tử vong đối với trẻ. Người nhà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xử lý cũng như hồi sức cho bé.

Những trường hợp nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay đó là: 

  • Trẻ bị bỏng trên diện rộng ở một phần cơ thể như bỏng toàn bộ ngực, lưng, mông, bụng hoặc một bên chi vì đây là tình trạng nguy hiểm, gây đau đớn và làm bé bị mất nước nhiều.
  • Bé bị bỏng ở vùng mặt.
  • Bé bị bỏng từ mức độ 2 trở lên.

Trẻ cần được đưa đến các cơ sở ý tế kịp thời khi bị bỏng từ mức độ 2

Trẻ cần được đưa đến các cơ sở ý tế kịp thời khi bị bỏng từ mức độ 2

Trong những tình huống khẩn cấp mà các bậc phụ huynh chưa biết phải xử trí như thế nào thì có thể sử dụng tính năng tư vấn trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa Nhi trên ứng dụng của IVIE - Bác sĩ ơi. Tính năng này sẽ hỗ trợ các giải pháp nhanh chóng cho các mẹ xử lý. Trên đây có các bác sĩ đầu ngành của chuyên khoa nhi như:

  • Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoài Chân hiện đang công tác tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn.
  • Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bạch Huệ hiện đang công tác tại bệnh viện Quốc tế City.
  • Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Trinh hiện đang công tác tại phòng khám O2O.

Khám nhi online tại nhà là dịch vụ y tế có nhiều ưu điểm, mang đến sự tiện nghi và chăm sóc cần thiết cho trẻ. IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng khám nhi online mọi lúc mọi nơi mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Thông qua cuộc gọi video call bác sĩ sẽ xem tình trạng cụ thể của trẻ và đưa ra chẩn đoán ban đầu cùng phác đồ điều trị cho trẻ.

Trên đây là cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi mà cha mẹ cần ghi nhớ để áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Để giải đáp các thắc mắc về nhi khoa, bạn đọc có thể đến với tính năng khám nhi trực tuyến hoặc tư vấn online trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời nhé.

Đặt lịch tư vấn trực tuyến cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi với bác sĩ nhi uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/07/2024 - Cập nhật 16/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
112 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
281 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
177 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
443 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG