Bố mẹ cần biết vùng kín của trẻ gái nhạy cảm, chưa có cơ chế bảo vệ hoàn thiện và dễ bị tổn thương bởi các kích thích từ bên ngoài. Vì vậy hiện tượng trẻ em bị ngứa vùng kín về đêm thường gặp và bố mẹ còn nhiều lúng túng hay lo lắng. IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bố mẹ cách nhận biết và chăm sóc trẻ khi ở trong tình trạng này trong bài viết dưới đây.
1. Biểu hiện trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm
Trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm có thể thường ngứa, khó chịu và nặng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.
Bố mẹ có thể phát hiện bệnh dựa vào các dấu hiệu sau đây để có thái độ xử trí tại nhà hiệu quả và kịp thời trước khi đưa đến cơ sở y tế.
-
Trẻ bị ngứa và sưng đỏ vùng kín khiến trẻ gãi nhiều, có thể kèm theo các vết lở loét hay mụn nhỏ li ti ở cơ quan sinh dục
-
Xuất hiện dịch bất thường màu trắng đục, xanh nhẹ hay màu nâu ở vùng kiến (có thể số lượng nhiều và mùi khó chịu)
-
Trẻ có hiện tượng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ngắt quãng khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng sinh hoạt.
-
Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu bất thường khác như đau đầu, mệt nhiều, hay quấy khóc hơn và có thể kèm theo sốt.
Hiện tượng trẻ ngứa vùng kín gây ngứa và khó chịu nhiều ở trẻ
2. Nguyên nhân trẻ bị ngứa vùng kín vào ban đêm
Nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm, bố mẹ có thể hay gặp các căn nguyên phổ biến dưới đây:
-
Khi trẻ bị bệnh lý tổn thương ngoài da như viêm da cơ địa, hắc lào, mề đay, vẩy nến hay dị ứng … có thể khiến trẻ ngứa vùng kín nhiều và nổi ban mẩn đỏ. Nặng hơn gây ra các vết loét và có thể gây bội nhiễm thêm vi khuẩn, virus. Nguyên nhân có thể do thói quen sinh hoạt hay việc quan hệ tình dục sớm ở trẻ gây viêm nhiễm
-
Trẻ vệ sinh vùng kín không hợp vệ sinh như bố mẹ không vệ sinh tay khi tắm rửa trẻ, thói quen không lau sạch sau khi đi vệ sinh xong hay dùng giấy vệ sinh kém chất lượng … sẽ làm khiến vùng kín khó chịu, gây ngứa.
-
Trẻ bị giun (đặc biệt là giun kim) sống kí sinh trong cơ thể và di chuyển sang bộ phận sinh dục nên vừa gây rối loạn tiêu hóa, ngứa vùng kín đặc biệt về đêm và tái đi tái lại nhiều lần. Bố mẹ có thể quan sát thấy nếp nhăn quanh hậu môn hay giun quanh rìa hậu môn (nếu có).
Nhiễm giun (giun kim) gây ngứa vùng kín tái lại nhiều lần ở trẻ
-
Trẻ mắc các dị vật tại âm đạo khiến vùng kín trẻ ngứa và thậm chí gây đau, chảy máu và tiết dịch bất thường. Bố mẹ cần phát hiện kịp thời để hạn chế biến chứng nặng tại vùng kín của trẻ (đặc biệt là màng trinh).
-
Trẻ mắc các bất thường sinh dục như trẻ gái tầm 1 đến 3 tuổi có thể bị dính môi nhỏ gây ứ đọng nước tiểu trong âm đạo. Điều này gây ngứa và kèm theo các biểu hiện như viêm vùng da môi nhỏ, nặng hơn khi gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ.
-
Bố mẹ xử lý quần áo trẻ không đúng cách như giặt chung quần áo của trẻ trong gia đình (kể cả đồ lót người lớn). Điều này dễ làm vi khuẩn hay các loại nấm lan từ bố mẹ sang trẻ.
3. 5 cách chữa trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm
Khi chăm sóc tại nhà trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm bố mẹ cần quan sát diễn biến trẻ tại nhà cẩn thận và đến bác sĩ để được khai thác các triệu chứng và điều trị toàn diện nhất có thể.
Bố mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo áp dụng một số phương pháp dưới đây:
Tránh tác động
Trẻ ngứa vùng kín, bố mẹ nên nhắc trẻ không được lấy tay gãi “vùng kín” (tác động vật lý quá mạnh). Có thể dùng khăn mềm xoa qua vùng kín để giảm ngứa. Bố mẹ rửa sạch tay trẻ với xà phòng thường xuyên để tránh trường hợp trẻ ngứa vùng kín và dùng tay gãi. Thay quần nhỏ thường xuyên 2 lần/ ngày và nên sát trùng quần với nước sôi.
Sử dụng lá trà xanh
Bố mẹ có thể sử dụng lá trà xanh để trị ngứa vùng kín vì chất trà xanh có tác dụng kích thích phát triển hai loại lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus Bifidobacterium bifidum và thành phần EGCG có trong trà xanh làm suy yếu nấm Candida (một nguyên nhân chính gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục nữ). Lấy một lượng vừa đủ trà xanh rửa sạch, vò nát với muối, sau đó đun sôi với nước trong vòng 10 phút và xông vùng kín khoảng 10 phút nữa (nhiệt độ nước từ 60 đến 70 độ C). Khi nước còn ấm, bố mẹ có thể dùng rửa sạch vùng kín trẻ.
Bố mẹ có thể sử dụng lá trà xanh để trị ngứa vùng kín
Sử dụng lá ngải cứu
Bố mẹ sử dụng lá ngải cứu để giảm ngứa vùng kín về đêm cho trẻ. Vì thành phần trong ngải cứu có tác dụng sát trùng, giảm viêm và tính ấm. Lấy một lượng vừa đủ lá ngải cứu rửa sạch, vò nát với muối, sau đó đun sôi với nước trong vòng 10 phút và cũng xông vùng kín trẻ khoảng 10 phút. Khi nước còn ấm, bố mẹ có thể dùng rửa sạch vùng kín trẻ và thực hiện đều 2 đến 3 lần một tuần.
Bố mẹ sử dụng lá ngải cứu để giảm ngứa vùng kín về đêm cho trẻ
Sử dụng lô hội
Bố mẹ sử dụng lô hội trị trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm vì lô hội có chứa polyphenol, axit amin giúp giảm viêm dưỡng ẩm và ức chế các loại nấm gây hại. Lấy phần thịt lô hội rửa sạch, đun sôi với nước và thêm ít muối, sau đó xông vùng kín trong vòng 10 phút (nước từ 60 - 70 độ)
Sử dụng nha đam
Sử dụng nha đam dưỡng ẩm và giảm ngứa vùng kín cho trẻ. Bố mẹ lấy phần thịt của nha đam, ngâm với nước muối trong 15 đến 20 phút để giảm nhựa và sau đó message nhẹ vùng kín, rửa lại với nước sạch, lau khô. Thực hiện phương pháp này đều từ 2 đến 3 lần trong tuần để thấy hiệu quả.
Sử dụng nha đam dưỡng ẩm và giảm ngứa vùng kín cho trẻ
Khám với bác sĩ
Nếu biểu hiện trẻ bị ngứa vùng kín về đêm ngày càng nặng, bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời và tránh dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn:
Tên Cơ sở y tế |
Địa chỉ |
Mức giá khám |
Lưu ý |
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn |
Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội |
400,000đ |
|
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS |
Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội |
350,000đ |
|
Bệnh viện An Việt |
Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội |
200,000đ |
|
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân |
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội |
200,000đ |
|
Phòng khám Nội CCare |
Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội |
350,000đ |
Có Bác sĩ khám tại nhà |
Phòng khám Đa khoa Đông Tây |
Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Hà Nội |
200,000đ |
|
Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…
Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
Ngoài ra, bố mẹ có thể đặt khám nhi online với bác sĩ giàu kinh nghiệm tại bệnh viện tuyến đầu để được giải đáp thắc mắc, chăm sóc hiệu quả trong thời gian theo dõi và điều trị trẻ tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:
Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ
Tải app
Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách
4. Cách chăm sóc trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm
Bố mẹ lưu ý chăm sóc trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm và dự phòng bệnh, giúp trẻ tăng sức đề kháng phát triển khỏe mạnh:
-
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trẻ: Rửa vùng kín từ trước đến hai bên, sau đó đến hậu môn tránh vi khuẩn lan ngược âm đạo. Bố mẹ nên cho trẻ tắm rửa sạch và lau khô vùng kín với vải mềm trước khi mặc quần áo.
-
Không để trẻ dùng tay gãi vùng kín (có thể giải thích trẻ hiểu tác hại của việc làm đó, khiến vùng kín tổn thương nặng hơn).
-
Chăm sóc trẻ đúng cách như đối với trẻ mặc bỉm, bố mẹ cần thay bỉm thường xuyên (3 đến 4 giờ một lần) và không nên đóng bỉm quá chặt. Để trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi và giặt riêng quần áo trẻ nhỏ với người lớn để hạn chế lây nhiễm.
-
Bố mẹ sử dụng các loại sữa tắm có thành phần tự nhiên lành tính tránh gây kích ứng trẻ.
-
Bố mẹ cần tạo môi trường xung quanh an toàn, sạch sẽ để trẻ vui chơi và tránh lây nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài. Ví dụ như nếu cho trẻ đi bơi, bố mẹ cần chọn bể bơi với nước sạch và không cho trẻ bơi quá lâu dễ bị cảm lạnh và gây viêm nhiễm vùng kín.
-
Chú ý tẩy giun định kỳ cho trẻ (>= 2 tuổi) 6 tháng một lần để không bị nhiễm giun từ hậu môn. Ngoài ra, bố mẹ không tự sử dụng thuốc bôi (kể cả thuốc bôi và thuốc uống) khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Cha mẹ tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần
Trẻ em bị ngứa vùng kín vào ban đêm do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm cả sinh lý và bệnh lý với những triệu chứng không hề giống nhau. Bố mẹ nên theo dõi sát tình trạng trẻ để chăm sóc tại nhà hợp lý và đưa đến cơ sở y tế kịp thời.