Nấm da đầu ở trẻ em không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng căn bệnh này khiến cho da dầu của bé bị tổn thương, làm bé cảm thấy ngứa và khó chịu. Làm sao để nhận biết dấu hiệu nấm da đầu ở trẻ em? Điều trị như thế nào? Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tham khảo 10+ cách trị nấm da đầu ở trẻ em hiệu quả ngay sau đây.
1. Trị nấm da đầu trẻ em bằng phương pháp dân gian
Phụ huynh có thể trị nấm da đầu ở trẻ em bằng các phương pháp dân gian như sau:
Lá chè xanh
Lá chè xanh là một loại thảo dược tự nhiên nhẹ nhàng, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống với nhiều tác dụng có lợi. Ngoài việc giải độc và thanh nhiệt, lá chè xanh còn có thể giải quyết nhiều vấn đề về da, bao gồm cả việc trị nấm da đầu ở trẻ em.

Trị nấm da đầu ở trẻ em an toàn với lá trà xanh
Các hoạt chất như Polyphenol, Epicatechicalat, Epicatechin,... có trong lá chè xanh được biết đến với khả năng kháng khuẩn, sát trùng và chống nấm hiệu quả. Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa có trong lá chè cũng giúp giảm ngứa và thúc đẩy quá trình lành vết thương do nấm gây ra trên da đầu. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng cách trị nấm da đầu này cho bé một cách an toàn và hiệu quả. Để điều trị nấm da đầu cho bé bằng lá chè xanh, bạn có thể làm như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi.
- Ngâm lá chè xanh với nước muối để làm sạch bụi bẩn.
- Đun sôi 3 lít nước, sau đó cho lá chè xanh vào.
- Khi nước đã sôi, chắt lấy nước chè vào một thau, sau đó pha thêm nước ấm vào.
- Dùng dung dịch đã chuẩn bị để gội đầu cho bé.
Bồ kết
Bồ kết là nguyên liệu được các mẹ, các bà ưa chuộng để gội đầu, không chỉ vì khả năng loại bỏ gàu mà còn vì giảm ngứa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da đầu. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 5 – 7 quả bồ kết.
- Đun sôi bồ kết với 2 lít nước.
- Sử dụng nước bồ kết này để gội đầu cho bé. Áp dụng mỗi ngày trong 2 – 3 ngày liên tục để đạt hiệu quả cao.

Bồ kết giúp tóc mượt và có khả năng trị nấm da đầu hiệu quả
Vỏ bưởi
Mẹ có thể trị nấm da đầu ở trẻ em bằng vỏ bưởi. Trong vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu có dược tính cao, có khả năng ức chế và tiêu diệt các bào tử nấm gây hại. Đây là một phương pháp hiệu quả và an toàn, đặc biệt phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch vỏ bưởi, sau đó đem đi phơi khô.
- Đun vỏ bưởi với 3 lít nước trong khoảng 15 phút.
- Cho nước vỏ bưởi vào một chậu, đợi cho nước nguội rồi sử dụng nước này để gội đầu cho bé.
- Trong quá trình gội, mẹ nên massage nhẹ nhàng để giúp lớp vảy da được làm sạch.
- Nên gội đầu bằng nước vỏ bưởi cho bé 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Trị nấm da đầu cho bé bằng vỏ bưởi
Lá ổi
Trị nấm da đầu cho bé bằng lá ổi là phương pháp điều trị dân gian hiệu quả và an toàn tại nhà. Lá ổi có khả năng ức chế sự phát triển của nấm men và vi khuẩn, đồng thời giúp giảm ngứa, loại bỏ vảy sùng và tế bào chết trên da đầu, cũng như se lành vết thương. Hiệu quả này cũng có thể áp dụng trong điều trị nhiều vấn đề da khác ở trẻ. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch với nước muối loãng.
- Đun lá ổi với 3 lít nước sôi trong khoảng 5 phút.
- Đổ nước lá ổi ra một chậu, đợi cho nước nguội rồi sử dụng để gội đầu cho bé.

Lá ổi có tác dụng chống nấm hiệu quả
Tinh dầu tràm trà
Nếu mẹ cần cách trị nấm da đầu ở trẻ em, tinh dầu tràm trà là một gợi ý hữu ích để tham khảo. Tinh dầu này chứa hai hoạt chất chính là Terpinen-4-ol và Gamma-terpinene, có tác dụng kháng khuẩn và chống nấm mạnh mẽ. Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn ngừa ngứa da đầu, rụng tóc, làm sạch dầu thừa và bong vảy, đồng thời cung cấp độ ẩm cho da. Cách thực hiện như sau:
- Làm ướt tóc bé.
- Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà và thoa đều lên da đầu bé.
- Massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút để tinh dầu thẩm thấu vào da đầu.
- Gội lại đầu cho bé bằng nước sạch.
- Lau tóc bằng khăn mềm và để tóc tự nhiên khô.
Lá trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu không được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh như tiêu chảy, táo bón và các vấn đề phụ khoa. Lá trầu không chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, phospho và có khả năng kháng sinh mạnh mẽ, giúp ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của nấm gây ngứa và khó chịu.

Lá trầu không giúp kháng khuẩn, tiêu diệt nấm da đầu tốt
Cách đơn giản nhất để sử dụng lá trầu không trong trị nấm da đầu là sử dụng nước cốt lá tươi. Nước cốt này có thể được dùng như thuốc bôi ngoài da để tiêu diệt nấm và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Trị nấm da đầu ở trẻ em bằng lá trầu không như sau:
- Chuẩn bị 20 lá trầu không và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Ngâm lá trầu không trong nước muối loãng trong 10 phút và rửa sạch lại để loại bỏ vi khuẩn.
- Giã nát lá trầu không và vắt lấy nước cốt.
- Bảo quản nước cốt trong tủ lạnh để sử dụng dần.
- Sau khi gội sạch đầu, thoa nước cốt lá trầu lên vùng da bị nấm và tóc để khô tự nhiên.
- Có thể thực hiện từ 2 đến 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng nấm da đầu của bé.
Tìm hiểu: 8+ Cách trị trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người tại nhà
2. Trị nấm da đầu trẻ em bằng thuốc
Nấm da đầu ở trẻ em là một bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc nội khoa. Các loại thuốc thông thường được sử dụng để điều trị nấm da đầu ở trẻ gồm:
- Dầu gội chống nấm da đầu: Các sản phẩm dầu gội thường kết hợp với các thành phần như Ketoconazole, Selenium sulfide,... để tiêu diệt nấm. Chúng thường được sử dụng trong các trường hợp nấm da đầu nhẹ hoặc phối hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
- Griseofulvin: Đây là một loại kháng sinh có tác dụng kháng nấm, được uống trong 6 - 8 tuần. Thuốc này thường được dùng sau bữa ăn giàu chất béo để tăng khả năng hấp thụ. Tác dụng phụ thông thường của Griseofulvin ở trẻ là đau bụng và đau đầu.
- Thuốc Azole: Với hoạt chất như Ketoconazole, Itraconazole, Fluconazole,... nhóm thuốc này ức chế tổng hợp ergosterol và lipid trên tế bào nấm. Tuy nhiên, chúng có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, do đó cần sử dụng cẩn thận.
- Terbinafine: Thuốc này ức chế tổng hợp các sterol của nấm và có tác dụng tốt hơn đối với loại nấm Trichophyton.
Để điều trị nấm da đầu ở trẻ em, phụ huynh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Triệu chứng của nấm da đầu có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như chốc lở, á sừng do liên cầu, lupus ban đỏ, do đó cần phải chẩn đoán chính xác trước khi điều trị. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 1 đến vài tháng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Tham khảo: Sau khi hết sốt nổi mẩn đỏ ở trẻ em có sao không? Cách xử lý
3. Khi nào trẻ bị nấm da đầu nên đi khám bác sĩ
Mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nấm da đầu ở trẻ em như sau:
- Da đầu xuất hiện các mảng sưng đỏ, sần sùi hoặc nặng hơn là các mụn nước lấm tấm, lở loét. Khi những vết này vỡ, có thể gây ra mùi hôi khó chịu.
- Nếu trẻ có nhiều gàu và tóc rụng nhiều, có thể dẫn đến các khoảng trống trên da đầu do mất tóc.
- Trẻ thường xuyên bị ngứa và gãi đầu và khóc to.

Dấu hiệu nấm da đầu ở trẻ em như sưng đỏ, lở loét thì mẹ nên đưa bé đi khám
Để đảm bảo nhất, bạn nên đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. IVIE - Bác sĩ ơi là một trong những ứng dụng đặt lịch khám tại cơ sở y tế hàng đầu hiện nay, được nhiều bệnh nhân và người nhà lựa chọn.
IVIE - Bác sĩ ơi giúp người bệnh chủ động đặt lịch đúng chuyên khoa, với bác sĩ mong muốn, theo yêu cầu. Đồng thời, trên IVIE bạn có thể đặt lịch tại nhiều bệnh viện Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện Thu Cúc, Xanh Pôn,...
Mọi thắc mắc cần hỗ trợ về đặt lịch khám, bạn liên hệ: 1900.3367 để được tư vấn.
1900 3367
Xem thêm: 7 Địa chỉ khám da liễu trẻ em có khám ngoài giờ tại Hà Nội
4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị nấm da đầu
Nấm da đầu ở trẻ em không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên trong quá trình chăm sóc cho bé, các bậc phụ huynh cần lưu ý một vài điều như sau:
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiếp tục sử dụng dầu gội dược liệu có tính sát khuẩn an toàn cho trẻ sau khi đã uống hết thuốc kháng nấm. Gội đầu cho trẻ từ 2 đến 3 lần mỗi tuần trong vòng 6 tuần có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.
- Không nên cho trẻ dùng chung khăn tắm, lược, mũ hoặc vỏ gối với bất kỳ ai, kể cả các thành viên trong gia đình hay bạn bè.
- Giặt các loại khăn, vỏ gối... mà trẻ sử dụng bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần sử dụng, sau đó phơi ở nơi khô ráo và sạch sẽ.
- Dạy trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và sau khi vuốt ve động vật.
- Làm sạch lược chải tóc mà trẻ dùng bằng cách ngâm lược trong dung dịch tẩy rửa pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 trong khoảng 1 giờ mỗi ngày. Áp dụng từ ngày đầu tiên cho đến sau 3 ngày khi trẻ bắt đầu uống thuốc và sử dụng dầu gội dược liệu. Sau đó, vệ sinh lược như bình thường.
- Hạn chế gội đầu vào ban đêm và không để tóc ướt thường xuyên.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng. Nếu tiếp xúc, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ ngay sau đó.

Phụ huynh nên chăm sóc bé thật kỹ khi bé bị nấm da đầu
Có nhiều cách điều trị nấm da đầu ở trẻ em, phụ huynh có thể tham khảo bài viết trên để chọn được cách điều trị phù hợp. Đối với việc dùng thuốc, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng để đảm bảo an toàn cho con em của mình.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.