Sau khi sinh, cơ thể người mẹ bị thay đổi và có thể gặp nhiều vấn đề như: rụng tóc, dễ đau nhức cơ thể, nám…., một trong số đó là tình trạng da nổi mề đay. Vậy nổi mề đay sau sinh là gì và cần làm gì để điều trị? Trong bài viết hôm nay, các bác sĩ của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ hướng dẫn bạn 9 cách xử lý nổi mề đay sau sinh an toàn cho mẹ và bé
1. Nổi mề đay sau sinh là gì?
Theo thuật ngữ y tế, nổi mề đay (hay mày đay) là tình trạng da bị phát ban, đặc trưng bằng các nốt sần trên da và gây ngứa ngáy.
Nổi mề đay xuất hiện phổ biến, ở khoảng 10-20% dân số, và hay gặp ở phụ nữ sau sinh. Nổi mề đay sau sinh được cho là một dạng phản ứng viêm của da khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một tác nhân trung gian gây dị ứng là histamin.

Nổi mề đay sau sinh gây ngứa ngáy ở phụ nữ sau sinh
Nổi mề đay sau sinh thường xuất hiện ở những bà mẹ mới sinh được 1 – 3 tháng, nhất là ở những mẹ đẻ mổ.
Mề đay có thể nổi ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở bụng và đùi. Trong trường hợp nặng hơn, mề đay có thể nổi khắp người khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Nhiều trường hợp nặng, mẹ bầu còn gặp phải tình trạng Ngứa nổi mề đay toàn thân.
2. Dấu hiệu mẹ bị nổi mề đay sau sinh
Nổi mề đay sau sinh đôi khi bị nhầm lẫn với các tình trạng về da khác như: phát ban, nổi mẩn hay chàm. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết nổi mề đay sau sinh như sau:
- Da nổi nốt sần màu hồng đậm hoặc nhạt, nổi cao hơn vùng da xung quanh, bao quanh nốt sần là một viền mỏng màu đỏ nhạt, ranh giới tổn thương rõ ràng.
- Các nốt sần với các kích thước to nhỏ khác nhau
- Khi ấn vào, nốt sần sẽ chuyển sang màu trắng
- Các nốt có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc tập trung lại thành từng đám mề đay. Trong các trường hợp nặng, mề đay tập trung thành từng mảng sưng phù trên da
- Vùng da bị mề đay trông thô ráp.
- Ngứa ngáy khó chịu, gãi không đỡ ngứa mà càng ngứa thêm.

Nổi mề đay sau sinh thường xuất hiện nhiều ở bụng và đùi
3. Nguyên nhân gây ra nổi mề đay sau sinh
Nguyên nhân gây ra nổi mề đay sau sinh rất đa dạng và khó xác định chính xác vì nó thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Ở phụ nữ sau sinh, nội tiết tố có sự thay đổi, hệ miễn dịch yếu đi, cơ thể suy yếu vì vậy càng dễ gặp tình trạng nổi mề đay. Bài viết hôm nay của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn tổng hợp một số nguyên nhân chính như sau:
Stress sau sinh
Sau khi sinh con, người phụ nữ phải thay đổi ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Từ việc cơ thể yếu đi, cộng thêm những lo lắng trong quá trình chăm sóc con nhỏ dễ dẫn đến stress sau sinh. Stress sau sinh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay.

Stress sau sinh có thể gây nổi mề đay
Chế độ chăm sóc mẹ sau sinh
Sau khi sinh, các bà mẹ phải kiêng cữ nhiều thứ: không được tắm gội thường xuyên, mặc quần áo kín, nằm trong phòng bí… nó có thể gây bí, toát nhiều mồ hôi gây bít kín lỗ chân lông. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính gây ngứa ngáy, viêm da hay nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh.
Thói quen sinh hoạt bị đảo lộn
Trẻ sơ sinh có giờ sinh hoạt khác với người lớn, hay quấy khóc về đêm, đồng thời các bữa ăn của con cũng chia ra cách nhau khoảng 2-3 giờ, vì vậy việc người mẹ sau sinh phải thức khuya, dậy sớm hay mất ngủ là không thể tránh khỏi. Việc giờ giấc thất thường, thói quen sinh hoạt bị đảo lộn cũng là một trong những yếu tố gây khởi phát mề đay sau sinh.
Ảnh hưởng bởi các loại thuốc dùng trong lúc sinh
Khi sinh con, các bà mẹ sẽ phải sử dụng đến một số loại thuốc như gây mê, gây tê. Các loại thuốc này có thể có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ, một trong số đó là nổi mề đay.
Dị ứng
Khi nhắc đến nổi mề đay, người ta thường nghĩ đến nguyên nhân dị ứng, đặc biệt ở những bà mẹ có cơ địa nhạy cảm. Các yếu tố gây dị ứng cũng rất đa dạng và phụ thuộc vào cơ địa từng người, một số yếu tố thường gặp có thể kể ra là: phấn hoa, khói bụi, lông chó mèo…..Trong một số trường hợp, trước khi sinh không dị ứng nhưng sau khi sinh lại dị ứng và gây nổi mề đay.

Thú cưng của bạn có thể là nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay
4. Nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?
Nổi mề đay sau sinh thông thường đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vòng vài giờ đến vài ngày, tùy vào tình trạng bệnh và người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mề đay có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng đến mẹ
Sau sinh, người mẹ phải chịu nhiều áp lực đến từ việc sức khỏe yếu đi, chăm sóc con và cân bằng cuộc sống. Vì vậy, nổi mề đay khiến da bị ngứa dữ dội khiến người mẹ càng thêm căng thẳng, bức bối, từ đó dẫn đến bệnh càng lâu khỏi và nặng thêm sau khi gãi ngứa. Vốn đã thiếu ngủ, người mẹ có thể phải chịu đựng thêm những cơn ngứa về đêm khiến ngủ không ngon giấc, sức khỏe suy kiệt và hơn hết là ảnh hưởng lớn đến tinh thần.
Ảnh hưởng đến bé
Mẹ bị nổi mề đay, căng thẳng, mất ngủ khiến nội tiết trong cơ thể thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến cả số lượng và chất lượng sữa cho con. Việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến con, đặc biệt là ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn. Thời gian đầu sau sinh, việc bú sữa mẹ rất quan trọng trong việc hình thành sức đề kháng và khả năng miễn dịch ở trẻ. Vì vậy, từ việc mẹ nổi mề đay sau sinh có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bé, khi bé không đủ sữa còn trở nên quấy khóc, thất thường hơn.

Nổi mề đay ở mẹ có thể gây ảnh hưởng lên cả mẹ và bé
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Một câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc đó là bị nổi mề đay sau sinh thì khi nào nên đi khám bác sĩ. IVIE - Bác sĩ ơi khuyên các mẹ nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện ra triệu chứng của bệnh để có thể được điều trị tốt nhất, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh nên có thời gian kiêng cữ ở trong nhà, hạn chế ra ngoài nên bạn có thể chọn dịch vụ tư vấn online trên app IVIE - Bác sĩ ơi để được bác sĩ sản phụ khoa khám và chẩn đoán bệnh.
Tải app
Với dịch vụ này, bạn sẽ được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể với thời gian nhanh chóng, tiện lợi mà không phải ra ngoài trong thời gian kiêng cữ.
IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số Bệnh viện, Phòng khám Da liễu uy tín trên địa bàn Hà Nội bạn có thể tham khảo và đặt lịch khám dưới đây:
1900 3367
Tên Cơ sở y tế
|
Địa chỉ
|
Bệnh viện da liễu Trung ương
|
15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
|
Bệnh viện Quốc tế Dolife
|
Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
|
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc
|
286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
|
Bệnh viện E
|
89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
|
Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic
|
204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
|
Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS
|
99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
|
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2
|
52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, HN
|
Phòng khám Đa khoa Medelab
|
86 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
|
Giá khám da liễu khoảng từ 150.000đ – 450.000đ/ lượt khám tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn liên hệ tổng đài đặt khám 1900.3367 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
1900 3367
Ngoài ra, bạn có thể đặt lịch khám bênh online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi một cách tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn danh sách bác sĩ tư vấn da liễu từ xa uy tín dưới đây:
- Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
- Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt tư vấn da liễu từ xa;
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt tư vấn y tế từ xa;
- Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác khi tải App IVIE - Bác sĩ ơi ngay dưới đây:
Tải app

Tư vấn y tế từ xa với bác sĩ da liễu trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi ngay tại nhà
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online bác sĩ có thể nắm được tình trạng bệnh của bạn qua hình ảnh trên video, nắm được lối sống và tiểu sử bệnh qua các câu trả lời từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.
6. Cách xử lý khi bị nổi mề đay sau sinh
Khi bị nổi mề đay, chắc hẳn các bà mẹ sau sinh sẽ thấy lo lắng, bất an. Hiểu được tâm lý đó, IVIE - Bác sĩ ơi xin đưa ra các hướng dẫn giúp các mẹ chăm sóc và xử lý khi bị nổi mề đay sau sinh như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mề đay: Bạn cần tắm bằng nước ấm, tránh để vùng da nổi mề đay bị bẩn sẽ khiến tình trạng bệnh càng lâu khỏi.
- Giữ cho nhà thông thoáng, sạch sẽ
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: phấn hoa, khói bụi, lông chó mèo….
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi
- Có thể chườm mát để da đỡ ngứa hơn
- Tránh để bé tiếp xúc với vùng da bị nổi mề đay của mẹ vì da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải tỏa căng thẳng
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay các phương pháp dân gian để tự điều trị mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Đi khám bác sĩ hoặc khám với bác sĩ online.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của IVIE - Bác sĩ ơi về tình trạng nổi mề đay sau sinh cho các mẹ. IVIE - Bác sĩ ơi khuyên các mẹ không nên quá lo lắng để ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần mà hãy thực hiện theo những điều trên, hoặc tham khảo bác sĩ để bệnh nhanh khỏi. Ngoài ra, để nhận tư vấn bệnh da liễu online từ bác sĩ chuyên khoa trên App IVIE - Bác sĩ ơi, bạn tải ngay dưới đây:
Tải app
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.